Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Nhổ răng khôn hàm dưới có đau không? Những lưu ý cần biết

Nhổ răng khôn hàm dưới là quy trình tiểu phẫu đòi hỏi nhiều kỹ thuật khá phức tạp. Vì răng khôn mọc sát vách hàm và gần với dây thần kinh chữ V. Do đó, có nhiều người thắc mắc rằng nhổ răng khôn hàm dưới có đau không? Cùng tìm hiểu vấn đề này nhé!

1. Khi nào nên và không nên nhổ răng khôn hàm dưới?

Thực tế, nhổ răng khôn hàm dưới không gây nguy hiểm như nhiều người vẫn thường nghĩ. Nhổ răng khôn hàm dưới rất cần thiết trong các trường hợp sau:

– Răng khôn mọc ngầm gây đau nhức và viêm nhiễm.

– Răng khôn mọc lệch, tạo khe giắt thức ăn, đâm vào các răng bên cạnh làm cung hàm xô lệch.

– Răng khôn không có răng đối diện ăn khớp, ảnh hưởng tới hàm đối diện.

– Răng khôn mọc có hình dáng bất thường.

Răng khôn bị sâu hoặc viêm nhiễm, viêm nướu và viêm nha chu.

Bên cạnh đó, không nên nhổ răng khôn hàm dưới trong các trường hợp sau:

– Răng khôn không ảnh hưởng đến các răng còn lại, không gây các vấn đề răng miệng.

– Răng khôn hàm dưới nằm dưới xương hàm không có dấu hiệu phát triển thêm.

– Người mắc các bệnh lý như huyết áp, tim mạch, tiểu đường,…

– Phụ nữ mang thai, cho con bú hoặc đang trong thời kỳ nguyệt san.

Trường hợp nên nhổ răng khôn hàm dưới

Trường hợp nên nhổ răng khôn hàm dưới

2. Nhổ răng khôn hàm dưới có bị đau không?

Theo Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng – Nha Khoa Paris Thái Thịnh, quá trình nhổ răng khôn hàm dưới sẽ được gây tê nên không gây cảm giác đau đớn.

Các kỹ thuật nha khoa hiện nay rất phát triển, thiết bị hiện đại, tay nghề bác sĩ cao nên sẽ giảm thiểu tình trạng đau khi nhổ răng.

Thông thường, bạn sẽ bị đau răng khoảng 2 – 3 ngày sau khi nhổ rồi chuyển sang trạng thái ê buốt. Các bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau, kháng sinh và hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng phù hợp.

Tình trạng đau sau khi nhổ răng còn tùy theo cơ địa của mỗi người. Hãy lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để đảm bảo an toàn và chất lượng trong quá trình thực hiện.

Tình trạng đau sau khi nhổ răng tùy theo cơ địa mỗi người

Tình trạng đau sau khi nhổ răng tùy theo cơ địa mỗi người

3. Biến chứng có thể gặp khi nhổ răng khôn hàm dưới

Việc nhổ răng khôn khá phổ biến và ngày nay cũng ít xảy ra biến chứng nhờ công nghệ đã hiện đại hơn. Tuy nhiên, nhổ răng khôn vẫn tiềm ẩn các nguy cơ như sau:

– Nhiễm trùng và viêm ổ răng: Viêm nhiễm khiến hàm và lợi bị đau nhức, bốc mùi hôi, xuất hiện dịch mủ trắng hoặc vàng tiết ra từ ổ răng, sốt cao, đau sưng kéo dài. Điều này xảy ra là do sau khi nhổ răng không biết cách chăm sóc răng miệng hợp lý.

– Nhiễm khuẩn huyết: Ổ răng bị nhiễm khuẩn nếu không được điều trị triệt để sẽ dẫn đến nhiễm trùng máu với các biểu hiện như sốt cao, rét run, mạch nhanh,…

– Tổn thương dây thần kinh liên quan: Triệu chứng nhận biết dây thần kinh tổn thương do nhổ răng khôn đó là tê và ngứa vùng lưỡi, môi dưới, răng, và nướu.

Biến chứng khi nhổ răng khôn hàm dưới

Biến chứng khi nhổ răng khôn hàm dưới

4. Phòng ngừa biến chứng sau khi nhổ răng khôn như thế nào?

4.1. Khám răng miệng định kỳ

Khám răng miệng định kỳ giúp kiểm soát các vấn đề về răng miệng. Các bác sĩ sẽ khám tổng quát để tìm ra các dấu hiệu của bệnh lý, hay có sự hình thành của mảng bám để loại bỏ trước khi chúng gây hại cho răng.

Trước khi nhổ răng khôn, bạn cần chụp phim X-quang và thăm khám để xác định tình trạng răng. Để đảm bảo an toàn, nhổ răng khôn sẽ được thực hiện khi cơ thể khỏe mạnh và không mắc các bệnh về huyết áp, máu. Với phụ nữ cần tránh khi mang thai hoặc các kì kinh nguyệt. Do đó, để tránh phòng tránh biến chứng sau khi nhổ răng, hãy trao đổi rõ với bác sĩ về tình trạng sức khỏe và các tiền sử bệnh lý.

Khám răng miệng định kỳ

Khám răng miệng định kỳ

4.2. Lựa chọn nha khoa uy tín

Lựa chọn nha khoa uy tín, có bác sĩ giỏi trực tiếp thực hiện sẽ giúp bạn hạn chế cơn đau và nhiễm trùng khi nhổ răng. Địa chỉ nhổ răng uy tín cần đáp ứng các tiêu chí như:

– Bác sĩ có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm chuyên khoa.

– Trang thiết bị tân tiến, áp dụng phương pháp nhổ răng hiện đại.

– Thực hiện xét nghiệm, chẩn đoán đầy đủ trước khi nhổ răng.

– Môi trường khám chữa bệnh vô khuẩn, vô trùng.

4.3. Phương pháp nhổ răng an toàn

Hiện nay có 2 phương pháp nhổ răng phổ biến là phương pháp truyền thống (dùng các dụng cụ nha khoa) và phương pháp hiện đại (dùng máy siêu âm). Lựa chọn phương pháp nhổ răng nào sẽ phụ thuộc vào răng khôn và sự tư vấn của bác sĩ.

Nhưng phương pháp nhổ răng bằng máy siêu âm sẽ đem lại hiệu quả hơn vì có thể xử lý các trường hợp răng khôn, từ đơn giản đến phức tạp một cách đơn giản hơn.

5. Lưu ý sau khi nhổ răng khôn hàm dưới

Để hạn chế những biến chứng sau khi nhổ răng khôn, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

– Cắn chặt miếng gạc để cầm máu và tránh nhiễm khuẩn trong khoảng 20 – 30 phút.

– Sau nhổ răng nếu bị sưng thì thường kéo dài 2 – 4 ngày. Bạn có thể chườm lạnh ngoài miệng ngay vùng nhổ răng để giảm sưng đau. Chườm trong 3 – 4 giờ đầu: chườm 15 phút rồi nghỉ 15 phút.

– Không sờ tay, dùng vật nhọn hay bất cứ vật gì chạm vào vết thương mới nhổ.

– Không súc miệng, khạc nhổ mạnh, không mút, việc này sẽ dễ làm bong nút cầm máu tại vết thương.

– Sau vài ngày có thể vệ sinh răng miệng, kết hợp với nước súc miệng theo hướng dẫn của bác sĩ.

– Ăn những đồ ăn mềm, lỏng, thực phẩm dễ nuốt như cháo, sinh tố, súp,… Hạn chế nhai mạnh, đặc biệt là ở vùng vừa nhổ răng.

– Hạn chế ăn thực phẩm có nhiều axit, đồ ăn cay, nóng hoặc lạnh, quá cứng vì dễ làm đau, gây kích ứng và khiến vết thương lâu lành.

– Không hút thuốc lá và uống bia, rượu, đồ uống có ga.

– Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý mua và sử dụng thuốc để phòng tránh những tác hại không đáng có.

Chườm lạnh ngoài miệng ngay vùng nhổ răng để giảm sưng đau

Chườm lạnh ngoài miệng ngay vùng nhổ răng để giảm sưng đau

Trên đây là những thông tin giải đáp về nhổ răng khôn hàm dưới có đau không. Hy vọng bạn đã hiểu thêm về những trường hợp nên nhổ răng và lưu ý sau khi nhổ. Đặc biệt là cần lựa chọn nha khoa uy tín để tránh những biến chứng có thể xảy ra.

Hiển thị nguồn

Hello Bác sĩ: “Nhổ răng khôn có đau không? Nhổ răng khôn đau mấy ngày?”

Nhà thuốc Long Châu: “Nhổ răng khôn hàm dưới và những điều nên biết”

Sức khỏe 123: “Nhổ răng khôn xong có đau lắm không?”

Top Doctors: “Wisdom tooth removal: How painful is it?”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề câu hỏi nhổ răng khôn
Đau nhức sau khi nhổ răng khôn: Nguyên nhân và cách khắc phục

Đau nhức sau khi nhổ răng khôn: Nguyên nhân và cách khắc phục

Đau nhức sau khi nhổ răng khôn là biểu hiện thường gặp ở nhiều người. Bởi cơ thể vừa chịu tác động do thao tác loại bỏ răng. Tùy vào cơ

Ngày 04/03/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Giải đáp từ chuyên gia: Có bầu nhổ răng khôn được không

Giải đáp từ chuyên gia: Có bầu nhổ răng khôn được không

Mang thai là giai đoạn rất nhạy cảm với phụ nữ về cả tâm sinh lý và sức khỏe. Cùng với đó răng miệng cũng dễ gặp các bệnh lý hơn khi

Ngày 04/03/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
7 biến chứng nhổ răng khôn hàm dưới có thể xảy ra

7 biến chứng nhổ răng khôn hàm dưới có thể xảy ra

Nhổ răng khôn thường được chỉ định trong trường hợp răng mọc lệch, mọc ngầm, gây nhiễm trùng dai dẳng… Tuy nhiên, thực tế rất nhiều

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Khoảng cách giữa 2 lần nhổ răng khôn tối thiểu là bao lâu

Khoảng cách giữa 2 lần nhổ răng khôn tối thiểu là bao lâu

Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm nếu không nhổ sớm có thể gây nhiều biến chứng đến sức khỏe sau này. Đặc biệt là có thể mọc 2 răng khôn

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Bỏ túi kinh nghiệm nhổ răng khôn cực “đắt giá”

Bỏ túi kinh nghiệm nhổ răng khôn cực “đắt giá”

Kinh nghiệm nhổ răng khôn cả trước và sau khi thực hiện sẽ giúp bạn tránh được những rủi ro, biến chứng nguy hiểm khiến sức khỏe răng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Nhổ răng khôn khi mang thai có sao không, Thời điểm nào nên nhổ

Nhổ răng khôn khi mang thai có sao không, Thời điểm nào nên nhổ

Trong giai đoạn mang thai, rất nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng mọc răng khôn. Răng khôn mọc sai lệch sẽ gây ra những cơn đau nhức dai

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải