Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Giải đáp từ chuyên gia: Có bầu nhổ răng khôn được không

Mang thai là giai đoạn rất nhạy cảm với phụ nữ về cả tâm sinh lý và sức khỏe. Cùng với đó răng miệng cũng dễ gặp các bệnh lý hơn khi nội tiết tố trong cơ thể mẹ bầu thay đổi. Mẹ bầu thường gặp các vấn đề bệnh lý răng miệng như viêm lợi, chảy máu chân răng và đặc biệt là đau nếu có răng khôn. Vậy có bầu nhổ răng khôn được không? Cùng theo dõi nhé.

1. Vì sao bà bầu thường mắc bệnh lý về răng

Phụ nữ có thai thường dễ mắc bệnh răng miệng bởi những lý do sau:

1.1. Thay đổi nội tiết tố

Khi mang thai, hormone trong cơ thể đột ngột thay đổi khiến khả năng chống lại vi khuẩn của cơ thể giảm đi và dễ xuất hiện dấu hiệu viêm lợi, chảy máu và ê buốt chân răng.

1.2. Thiếu canxi

Thai nhi trong tuần thứ 8 – 9 phát triển mạnh mẽ về hệ xương. Lượng canxi cần cho sự hình thành xương lấy từ cơ thể của người mẹ. Do đó, nếu canxi từ chế độ ăn uống không đảm bảo, cơ thể sẽ chuyển hóa lượng canxi từ xương của mẹ sang bé. Mô xương ở hàm trên và hàm dưới ảnh hưởng nhiều nhất. Vì thế, răng bị yếu đi, dễ tổn thương và mắc bệnh lý răng miệng.

Nguyên nhân bà bầu thường mắc bệnh lý về răng

Nguyên nhân bà bầu thường mắc bệnh lý về răng

1.3. Chế độ ăn uống

Phụ nữ có thai thường nhanh đói và ăn nhiều đồ ngọt, tinh bột dễ hình thành mảng bám trên răng. Qua đó dẫn đến nguy cơ cao mắc bệnh về răng miệng, đặc biệt là sâu răng (1).

1.4. Giảm tiết nước bọt

Khi mang thai, tuyến nước bọt trong cơ thể người mẹ trải qua nhiều thay đổi. Nước bọt giúp bảo vệ men răng và ngăn ngừa sâu răng. Do vậy, lượng nước bọt tiết ra giảm đồng nghĩa với việc bà bầu luôn bị khô miệng và tăng nguy cơ mắc sâu răng hơn bình thường.

2. Sức khỏe răng miệng của mẹ ảnh hưởng gì đến thai nhi

Các vấn đề răng miệng khi mang bầu ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Mắc bệnh răng miệng khi mang thai khiến mẹ đau nhức, ê buốt răng, khó khăn khi ăn uống. Điều này ảnh hưởng tới quá trình bổ sung dưỡng chất cho cơ thể mẹ và thai nhi.

Hệ lụy là cơ thể bà bầu bị suy nhược, con sinh ra nhẹ cân, hệ miễn dịch kém,… Hơn nữa, triệu chứng đau nhức răng, viêm nướu, chảy máu chân răng (2), răng nhạy cảm,… xuất hiện cũng khiến mẹ bầu mệt mỏi, tâm lý căng thẳng sinh ra chất prostaglandin, gây kích ứng và dễ gây sinh non.

3. Có bầu nhổ răng khôn được không

Bà bầu có thể nhổ răng khôn trong trường hợp răng hư hỏng quá nặng do sâu răng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng.

Tuy nhiên, nhổ răng khôn khi mang thai (3) không được khuyến khích, bởi có thể làm nhiễm trùng huyết. Đồng thời quy trình nhổ răng khôn cần chụp X quang, tiểu phẫu, dùng thuốc gây tê và kháng sinh,… có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Vì thế, thông thường bác sĩ sẽ cố gắng điều trị và hoãn can thiệp đến sau sinh.

Đặc biệt, 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ là giai đoạn rất nhạy cảm. Trong trường hợp buộc phải nhổ răng khôn khi mang thai, bác sĩ sẽ cân nhắc nhiều yếu tố và chọn thời điểm an toàn.

Bà bầu không khuyến khích nhổ răng khôn

Bà bầu không khuyến khích nhổ răng khôn

4. Thời điểm nào có thể nhổ răng khôn cho bà bầu

Hầu hết bác sĩ không thực hiện nhổ răng khôn khi mang thai trừ khi là trường hợp khẩn cấp.

4.1. Trong 3 tháng đầu

Trong 3 tháng đầu là thời điểm quan trọng với sự phát triển của thai nhi. Vì thế không nên thực hiện bất kì thủ thuật nha khoa ở thời điểm này. Trong trường hợp răng tổn thương nghiêm trọng, cách tốt nhất là thực hiện biện pháp khắc phục tại nhà và tránh phải dùng thuốc.

4.2. Thời kỳ 3 tháng giữa

Tam cá nguyệt thứ hai hay 3 tháng giữa được cho là thời điểm an toàn nhất để lựa chọn nhổ răng. Bởi hầu hết các cơ quan của bé đã phát triển. Tuy nhiên cần hạn chế thủ thuật phức tạp. Bạn có thể bị tụt huyết áp khi ngồi tư thế ngả lưng do áp lực của thai nhi lên tĩnh mạch lớn. Khi đó, bác sĩ sẽ nâng hông lên khoảng 10 – 12 cm trên ghế nha.

4.3. Ở 3 tháng cuối

Ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3, bạn có thể thấy khó ngồi ở vị trí cố định trong thời gian dài, nên thủ thuật nha khoa không khuyến khích. Căng thẳng do cơn đau cũng có thể gây sinh non. Nếu bị đau nhức dữ dội khiến việc nhổ răng là cần thiết, thì tháng đầu tiên của tam cá nguyệt thứ 3 thường được coi là an toàn. Nếu không, tốt hơn hết là đợi đến sau sinh.

5. Biện pháp giảm đau khi mọc răng khôn cho bà bầu

Mẹ bầu mọc răng khôn (4) có thể thực hiện 1 số cách giảm đau tại nhà để hỗ trợ cho quá trình điều trị như:

– Súc miệng với nước muối ấm: nước muối có công dụng kháng khuẩn, giảm sưng viêm. Mẹ bầu có thể sử dụng nước muối để súc miệng 2 – 3 lần trong ngày, mỗi lần 3 – 5 phút sau ăn hoặc sau khi chải răng

– Chườm lạnh: lấy đá lạnh để chườm lên vùng má ngoài có răng khôn sẽ giúp thai phụ cải thiện tình trạng đau nhức

– Dùng tỏi tươi: thành phần có trong tỏi có công dụng chống viêm, kháng khuẩn và sát trùng hiệu quả. Mẹ bầu có thể đập dập tỏi và trộn cùng muối trắng sau đó đắp vào răng khôn đau trong 3 – 5 phút. Thực hiện 2 – 3 lần/ ngày để giảm đau răng khôn

– Súc miệng với nước lá ổi: chọn lá ổi non và rửa sạch, mẹ bầu có thể lấy nhai trực tiếp hoặc đun lấy nước súc miệng. Với nhiều thành phần kháng khuẩn, lá ổi giúp cải thiện cơn đau răng khôn

– Súc miệng với nước lá lốt: tinh dầu và Alkaloid trong lá lốt giúp kháng khuẩn, có công dụng giảm đau cho mẹ bầu mọc răng khôn. Bà bầu có thể dùng nước lá lốt để ngậm, cơn đau thuyên giảm sau 3 – 4 ngày

Súc miệng với nước lá ổi

Súc miệng với nước lá ổi

6. Dinh dưỡng cho mẹ bầu mọc răng khôn

Mọc răng khôn là giai đoạn khó chịu trong thai kỳ. Bà bầu mọc răng khôn thường có nhiều triệu chứng như sưng tấy, đau nhức, khó khăn khi ăn uống. Để giảm triệu chứng này, bà bầu cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng:

– Rau củ quả: đây là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể mỗi người. Bà bầu mọc răng khôn cần ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để tăng sức đề kháng, giúp vết thương nhanh lành. Các loại rau củ quả tốt cho mẹ bầu mọc răng khôn như súp lơ xanh, cà rốt, bắp cải, dâu tây, cam, chuối, bưởi,…

– Thực phẩm giàu protein: protein giúp sửa chữa các mô trong cơ thể, gồm cả răng và nướu. Mẹ bầu mọc răng khôn nên ăn nhiều thực phẩm giàu protein như cá, thịt, trứng, sữa, các loại đậu,…

– Thực phẩm giàu canxi: canxi là khoáng chất quan trọng giúp xương và răng khỏe mạnh. Bà bầu nên ăn nhiều thực phẩm giàu canxi như phô mai, sữa, sữa chua, rau xanh lá đậm,…

– Thực phẩm giàu vitamin C: vitamin C hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy quá trình liền vết thương. Bà bầu nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C như bưởi, cam, kiwi, ổi,…

Mẹ bầu nên bổ sung dinh dưỡng đều đặn, phân bổ thực phẩm khoa học trong các bữa ăn. Nên chia nhỏ đồ ăn thành nhiều bữa tránh đầy bụng gây khó chịu. Hơn nữa, không ăn 1 loại thức ăn quá nhiều mà dùng đa dạng thực phẩm để đảm bảo đầy đủ dưỡng chất.

Bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu

Bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu

7. Lưu ý khác cho bà bầu mọc răng khôn

Ngoài chế độ ăn uống, vệ sinh răng và giữ cơ thể cân bằng trong giai đoạn mọc răng khôn của mẹ bầu cũng giúp quá trình này diễn ra nhẹ nhàng hơn:

– Vệ sinh răng miệng: bà bầu nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, dùng kết hợp nước súc miệng để đảm bảo hơi thở tươi mát, thơm tho. Mẹ bầu cũng nên dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn bám vào kẽ răng thường xuyên

– Uống đủ nước: uống đủ nước giúp cơ thể thanh lọc, đồng thời tốt cho sự phát triển của em bé. Mẹ bầu nên uống đủ 2 lít nước/ ngày

– Nghỉ ngơi khoa học: nghỉ ngơi đầy đủ cũng giúp cơ thể phục hồi sức khỏe, giảm căng thẳng. Bà bầu nên ngủ ít nhất 7 – 8 tiếng mỗi đêm, nghỉ trưa thêm 30 – 90 phút để cơ thể khỏe khoắn

Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc có bầu nhổ răng khôn được không? Nhổ răng khôn được xem như là giải pháp cuối cùng, trong trường hợp răng sâu đến tủy hoặc mọc răng khôn quá đau, sức khỏe răng miệng gặp nguy hiểm nếu không loại bỏ sớm. Bạn cần lựa chọn nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao để hạn chế nguy cơ ảnh hưởng đến mẹ và bé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề câu hỏi nhổ răng khôn
Đau nhức sau khi nhổ răng khôn: Nguyên nhân và cách khắc phục

Đau nhức sau khi nhổ răng khôn: Nguyên nhân và cách khắc phục

Đau nhức sau khi nhổ răng khôn là biểu hiện thường gặp ở nhiều người. Bởi cơ thể vừa chịu tác động do thao tác loại bỏ răng. Tùy vào cơ

Ngày 04/03/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Góc tư vấn: Vệ sinh như thế nào sau khi nhổ răng khôn

Góc tư vấn: Vệ sinh như thế nào sau khi nhổ răng khôn

Vệ sinh răng miệng sau khi nhổ răng khôn cần chú ý trong ngày đầu tiên không nên súc miệng nước muối hay chải răng. Những ngày sau khi

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Hình ảnh sau khi nhổ răng khôn , Cách chăm sóc sau nhổ răng

Hình ảnh sau khi nhổ răng khôn , Cách chăm sóc sau nhổ răng

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Giải đáp: Tại sao sau nhổ răng không được ngậm nước muối

Giải đáp: Tại sao sau nhổ răng không được ngậm nước muối

Các bác sĩ nha khoa luôn khuyến cáo không nên ngậm nước muối sau khi nhổ răng bởi nước muối có tính sát khuẩn cao và có thể loại bỏ các

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Nhổ răng khôn hàm dưới có đau không? Những lưu ý cần biết

Nhổ răng khôn hàm dưới có đau không? Những lưu ý cần biết

Nhổ răng khôn hàm dưới là quy trình tiểu phẫu đòi hỏi nhiều kỹ thuật khá phức tạp. Vì răng khôn mọc sát vách hàm và gần với dây thần

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền
Góc giải đáp thắc mắc: Nên nhổ răng khôn trước tết bao lâu

Góc giải đáp thắc mắc: Nên nhổ răng khôn trước tết bao lâu

Bạn cần nhổ răng khôn trước tết càng sớm càng tốt để vết thương có đủ thời gian hồi phục cũng như không phải kiêng khem quá nhiều thứ

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy