Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Nhổ răng khôn khi mang thai có sao không, Thời điểm nào nên nhổ

Trong giai đoạn mang thai, rất nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng mọc răng khôn. Răng khôn mọc sai lệch sẽ gây ra những cơn đau nhức dai dẳng kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy nhổ răng khôn khi mang thai có sao không? Thời điểm nào trong giai đoạn mang thai nhổ răng là hợp lý nhất?

1. Nhổ răng khôn khi đang mang thai có sao không

Về bản chất, nhổ răng khôn trong quá trình mang bầu có thể tiềm ẩn những rủi ro gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ và bé. Bởi nếu nhổ răng khôn, mẹ bầu sẽ phải tiến hành chụp phim X-quang, tiêm thuốc gây tê, uống nhiều thuốc giảm đau, kháng sinh… Mặc dù liều lượng tia X và loại thuốc luôn được các bác sĩ cân nhắc cẩn thận nhưng vẫn có thể gây ra rủi ro, nhất là với phụ nữ mang thai ở 3 tháng đầu.

Ngoài ra, lượng thuốc cần uống sau khi nhổ răng cũng nhiều hơn so với các răng khác. Điều đó có nguy cơ tác động tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi.

Nếu nhổ răng khôn đang bị sâu, nguy cơ mẹ bị nhiễm trùng huyết là rất cao do vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào máu qua vết thương. Khi đó, tính mạng của cả mẹ và bé đều có thể bị nguy hiểm.

Chính vì vậy, các bác sĩ nha khoa luôn khuyến cáo nên nhổ răng khôn trước khi mang thai để loại bỏ cơn đau nhức, ngăn chặn những ảnh hưởng xấu do răng khôn mọc lệch. Việc nhổ răng khôn sớm chính là sự chuẩn bị tốt nhất cho hành trình mang thai sắp tới, giúp đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Trong trường hợp phát hiện răng khôn mọc ở giai đoạn mang bầu, bác sĩ chỉ tiến hành nhổ bỏ khi chúng gây biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe. Còn nếu như răng không gây ảnh hưởng tới việc ăn uống hay sức khỏe thì bác sĩ sẽ không chỉ định nhổ.

Nhổ bỏ răng khôn khi mang thai có sao không

Nhổ răng khôn khi mang thai có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe

2. Những thủ thuật trong nhổ răng khôn khi mang thai có an toàn không

Thuốc gây tê và chụp phim X-quang khi nhổ bỏ răng khôn có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ hoặc sử dụng quá nhiều.

2.1. Thuốc tê nhổ răng có ảnh hưởng đến thai nhi hay không

Về bản chất, loại thuốc gây tê Lidocaine được sử dụng để giảm đau khi nhổ răng khôn thường không gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Do các thành phần của thuốc chỉ có tác dụng tại chỗ, ít gây ảnh hưởng đến toàn thân.

Tuy nhiên, nếu như mẹ bầu nhổ răng trong 3 tháng đầu tiên hoặc bác sĩ tiêm quá liều lượng cho phép thì có thể gây ra các tác dụng phụ cho mẹ như chóng mặt, buồn nôn, hạ huyết áp, loạn nhịp tim… Khi đó, sức khỏe của thai nhi chắc chắn cũng bị ảnh hưởng không tốt.

2.2. Tác dụng phụ của tia X khi nhổ răng khôn cho bà bầu

Trên thực tế, tia X rất ít khi gây tác dụng phụ đối với bà bầu. Bởi chúng có lượng phóng xạ cực thấp. Đồng thời, tia X cũng không tác động trực tiếp với phần bụng dưới nên không ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi.

Tuy nhiên, nếu như mẹ bầu phải tiếp xúc với tia X nhiều lần, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thì vẫn có nguy cơ khiến cho trẻ chậm phát triển, nhẹ cân… Chính vì vậy, các bác sĩ luôn khuyến cáo nên hạn chế tối đa việc tiếp xúc với tia X trong suốt thai kỳ.

Chụp X-quang răng

Chụp X-quang răng có thể gây tác dụng phụ trong 3 tháng đầu thai kỳ

3. Trường hợp cần nhổ răng khôn cho phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai chỉ nên tiến hành nhổ bỏ răng khôn khi:

– Răng khôn mọc lệch, gây viêm nhiễm lặp đi lặp lại.

Răng khôn mọc ngầm dưới nướu, có nguy cơ gây ra những biến chứng nguy hiểm như u nang, ảnh hưởng dây thần kinh…

– Răng khôn làm tổn thương tới chân răng hàm số 7.

Răng khôn chỉ nên nhổ khi làm tổn thương răng số 7

Răng khôn chỉ nên nhổ khi làm tổn thương răng số 7

4. Thời điểm nhổ răng lý tưởng nhất khi mang thai

Phụ nữ mang thai chỉ nên nhổ răng khôn ở giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ hay còn gọi là tam cá nguyệt thứ hai. Bởi 3 tháng đầu tiên của thai kỳ là giai đoạn phát triển quan trọng nhất của thai nhi. Việc nhổ bỏ răng khôn khi đó rất dễ gây ra hiện tượng động thai và ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

Còn ở giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ, bụng đã to hơn khá nhiều nên mẹ bầu rất dễ gặp phải tình trạng khó chịu khi phải nằm ngửa trong khoảng thời gian dài lúc nhổ răng. Do đó, nhổ răng vào 3 tháng giữa của thai kỳ là thời điểm tốt nhất.

5. Những lưu ý quan trọng khi nhổ răng khôn cho phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai khi nhổ răng khôn cần phải lưu ý những vấn đề dưới đây:

– Thực hiện tại địa chỉ nha khoa uy tín, có bác sĩ giỏi và thiết bị hiện đại để đảm bảo an toàn.

– Báo với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bản thân để có phương án nhổ răng tốt nhất.

– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi nhổ răng khôn nhằm tránh tình trạng nhiễm khuẩn.

– Ưu tiên ăn những loại thực phẩm mềm trong những ngày đầu sau khi nhổ răng để tránh đau nhức.

– Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, bổ sung nhiều thực phẩm dinh dưỡng như rau xanh, thịt, cá, hoa quả… nhằm tăng cường sức đề kháng, giúp vết nhổ mau lành.

– Tới nha khoa tái khám ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường như sưng tấy, chảy máu kéo dài…

Mẹ bầu nên ăn uống khoa học sau khi nhổ răng

Mẹ bầu nên ăn uống khoa học sau khi nhổ răng

Bài viết trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến vấn đề “nhổ răng khôn khi mang thai có sao không”. Nhìn chung, việc nhổ răng khi mang bầu vẫn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Trong trường hợp bắt buộc phải nhổ, mẹ bầu nên lựa chọn địa chỉ uy tín để đảm bảo an toàn..

Hiển thị nguồn

Nhà Thuốc Long Châu: “Nhổ răng khôn khi mang thai có nguy hiểm không?”
Orasurgery: “Can I have my wisdom teeth removed if I’m pregnant?”
Richmond Oral and Maxillofacial Surgery: “Is Wisdom Teeth Removal During Pregnancy Safe?”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề câu hỏi nhổ răng khôn
Nhổ răng khôn mọc lệch bao nhiêu tiền, các yếu tố ảnh hưởng

Nhổ răng khôn mọc lệch bao nhiêu tiền, các yếu tố ảnh hưởng

Với những chiếc răng khôn mọc sai lệch, bác sĩ nha khoa luôn khuyến cáo nên nhổ bỏ càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng nguy

Nhổ răng khôn có cần khâu không? lưu ý để viết thương nhanh lành

Nhổ răng khôn có cần khâu không? lưu ý để viết thương nhanh lành

Răng khôn là chiếc răng mọc ở vị trí trong cùng trên cung hàm, không có nhiều vai trò trong khả năng ăn nhai và thẩm mỹ. Ngược lại, khi

Răng khôn mọc ở độ tuổi nào, có phải ai cũng mọc không

Răng khôn mọc ở độ tuổi nào, có phải ai cũng mọc không

Răng khôn gây ra những cơn đau nhức dữ dội nên đã trở thành nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Tuy nhiên, hiện vẫn có rất nhiều người thắc

Khoảng cách giữa 2 lần nhổ răng khôn tối thiểu là bao lâu

Khoảng cách giữa 2 lần nhổ răng khôn tối thiểu là bao lâu

Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm nếu không nhổ sớm có thể gây nhiều biến chứng đến sức khỏe sau này. Đặc biệt là có thể mọc 2 răng khôn

Nhổ răng khôn xong bị đau răng bên cạnh phải làm gì?

Nhổ răng khôn xong bị đau răng bên cạnh phải làm gì?

Nhổ răng khôn là chỉ định bắt buộc trong nhiều trường hợp răng khôn mọc ngầm, mọc lệch để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm. Sau nhổ

Hỏi đáp: Sau khi nhổ răng khôn có ăn cơm được không

Hỏi đáp: Sau khi nhổ răng khôn có ăn cơm được không

Những chiếc răng khôn mọc ngầm, mọc lệch không những không có tác dụng đối với ăn nhai mà còn gây đau nhức, khó chịu và ảnh hưởng đến

Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map