Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Chảy máu khi đánh răng là bị gì, các biện pháp khắc phục

Chảy máu chân răng là hiện tượng mà rất nhiều người gặp phải khi chải răng hàng ngày. Hiện tượng trên diễn ra thường xuyên có thể là dấu hiệu của các bệnh lý răng miệng hoặc bệnh toàn thân. Vậy chảy máu khi đánh răng là bị gì? Làm như thế nào để khắc phục và ngăn chặn?

1. Chảy máu khi đánh răng là bị gì

Hiện tượng chảy máu chân răng xảy ra thường xuyên là do bị bệnh viêm nướu, viêm nha chu, áp xe răng, ung thư khoang miệng, ung thư máu, tiểu đường, sốt xuất huyết, thiếu hụt vitamin, chấn thương răng hoặc von Willebrand.

1.1. Viêm nướu

Viêm nướu là bệnh lý nha khoa xảy ra khi các mô mềm ở xung quanh răng bị vi khuẩn gây hại tấn công và viêm nhiễm. Khi các mô nướu quanh răng bị tổn thương, hiện tượng chảy máu chân răng rất dễ xảy ra, đặc biệt là khi có tác động trong quá trình chải răng.

Bên cạnh đó, bệnh viêm nướu còn gây ra các triệu chứng khác đau nhức, sưng tấy nướu… Các tổn thương do bệnh lý gây ra chỉ vùng nướu, không ảnh hưởng đến các vùng khác ở xung quanh răng.

Chảy máu khi đánh răng là bị gì

Chảy máu chân răng là dấu hiệu của viêm nướu

1.2. Viêm nha chu

Bệnh viêm nha chu xảy ra khi viêm nướu không được điều trị sớm. Khi đó, các tổ chức quanh răng như xương ổ răng, dây chằng nha chu, nướu… đều đã bị viêm nhiễm. Tương tự như viêm nướu, khi bạn bị bệnh nha chu, các mô nướu bao bọc quanh chân răng sẽ trở nên rất nhạy cảm. Do đó, chúng rất dễ bị chảy máu khi bạn đánh răng hàng ngày hoặc nhai thức ăn.

Đặc biệt, bệnh viêm nha chu còn làm cho răng dần mất liên kết với các cấu trúc nâng đỡ. Nếu như bạn không khắc phục sớm, răng còn bị lung lay và dần rụng ra khỏi xương ổ răng.

1.3. Áp xe răng

Về bản chất, áp xe răng là một bệnh nhiễm trùng khoang miệng, xảy ra do vi khuẩn gây hại. Khi bạn mắc bệnh lý trên, các túi mủ ở vùng chân răng sẽ hình thành, gây ra hiện tượng sưng, đau.

Dưới tác động của lực chải răng hàng ngày, ổ mủ có thể bị vỡ ra và kèm theo chảy máu. Chưa kể, bạn còn bị đau nhức dai dẳng. Đây chính là lý do các bác sĩ nha khoa luôn khuyến cáo nên vệ sinh răng nhẹ nhàng khi bị bệnh áp xe răng.

Áp xe răng

Áp xe răng

1.4. Ung thư khoang miệng

Ung thư khoang miệng là một tổn thương dạng ác tính, có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào trong miệng, điển hình là lợi. Khi các khối u phát triển, chúng sẽ chèn ép vào các bộ phận lân cận, ảnh hưởng đến mạch máu ở nướu và gây chảy máu chân răng khi đánh răng.

Ở giai đoạn đầu, biểu hiện của bệnh lý trên khá giống các bệnh lý về lợi như hôi miệng, sưng nướu… Điều đó khiến cho nhiều người chủ quan, không điều trị sớm. Khi ung thư khoang miệng đã chuyển nặng, bệnh rất khó có thể chữa trị dứt điểm. Thậm chí, các khối u ác tính còn có thể di căn đến những bộ phận khác trong cơ thể, gây nguy hiểm tới tính mạng.

1.5. Ung thư máu

Chảy máu chân răng xảy ra thường xuyên cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý ung thư máu. Đây là một căn bệnh ác tính, ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thống tạo máu của cơ thể.

Bệnh xảy ra khi lượng bạch cầu trong cơ thể tăng quá nhanh và quá nhiều chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Khi đó, lượng tiểu cầu trong cơ thể bị giảm nhanh chóng, làm giảm khả năng cầm máu và dẫn đến hiện tượng chảy máu chân răng khi đánh răng.

Ngoài ra, bệnh ung thư máu còn có thể đi kèm với nhiều triệu chứng khác như: sốt, ớn lạnh, nhiễm trùng thường xuyên, dễ bị bầm tím, chảy máu cam…

1.6. Tiểu đường

Bên cạnh những bệnh lý trên, chảy máu chân răng khi đánh răng còn có thể do bệnh lý tiểu đường. Đây là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa với đặc trưng là lượng đường trong máu luôn ở mức cao hơn so với bình thường.

Bệnh tiểu đường sẽ làm tổn thương và co hẹp các mạch máu. Từ đó dẫn tới tình trạng giảm lưu lượng máu đến nuôi dưỡng các mô nướu quanh răng, khiến cho nướu trở nên suy yếu, dễ bị viêm nhiễm và chảy máu khi chảy răng.

Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường

1.7. Sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là một bệnh lý ở thể cấp tính do siêu vi trùng Dengue gây ra. Chảy máu chân răng khi bị bệnh lý trên là một dấu hiệu đáng báo động bởi bệnh đã tiến triển nặng với hiện tượng xuất huyết niêm mạc.

Nguyên nhân là do sự tác động tiêu cực của Dengue làm rối loạn chức năng tiểu cầu, khiến tiểu cầu bị suy giảm đi đáng kể. Điều đó sẽ gây ra những tổn thương ở mạch máu, mạch bạch huyết, khiến cho mao mạch giãn mỏng và dễ chảy máu chân răng. Khi bệnh sốt xuất huyết đã ở giai đoạn trên, nếu không được xử lý sớm còn có thể dẫn tới nhiều biến chứng nặng như suy đa tạng, xuất huyết não… thậm chí tử vong.

1.8. Thiếu hụt vitamin

Chảy máu chân răng cũng có thể xảy ra do cơ thể bị thiếu hụt các chất như vitamin C, vitamin D và vitamin K.

– Vitamin C: Vitamin C là một dưỡng chất quan trọng, giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Khi bị bệnh lý trên, sức đề kháng sẽ suy giảm đi đáng kể, không thể chống chọi được với các vi khuẩn gây hại. Chưa kể, quá trình sản sinh collagen ở mao mạch, mô xương và mô liên kết cũng bị ảnh hưởng, khiến cho nướu kém săn chắc và dễ chảy máu.

– Vitamin D: Vitamin D giúp cho răng, nướu thêm chắc khỏe. Nếu như cơ thể của bạn thiếu hụt dưỡng chất trên, răng, nướu cũng bị suy yếu là làm tăng nguy cơ chảy máu khi chải răng.

– Vitamin K: Vitamin K giữ vai trò cực kỳ quan trọng, thúc đẩy quá trình đông máu của cơ thể. Vì vậy, việc cơ thể bị thiếu hụt vitamin K sẽ khiến cho máu loãng hơn. Khi đó, chỉ cần một tác động nhỏ trong quá trình chải răng hàng ngày cũng có thể khiến cho chân răng bị chảy máu.

Thiếu vitamin K gây chảy máu chân răng

Thiếu vitamin K gây chảy máu chân răng

1.9. Chấn thương răng

Những lực tác động mạnh xảy ra do tai nạn, va chạm khi chơi thể thao… đều có thể ảnh hưởng trực tiếp tới cấu trúc răng, nướu. Khi răng, nướu bị tổn thương, tình trạng chảy máu chân răng là điều khó tránh khỏi, nhất là khi bạn vệ sinh răng miệng hàng ngày.

1.10. Bệnh von Willebrand

Bệnh lý von Willebrand xảy ra do bất thường về số lượng và chất lượng của yếu tố đông máu. Đây là hiện tượng rối loạn đông máu, khiến cho sự gắn kết giữa tiểu cầu với thành mạch bị suy yếu. Khi mắc bệnh lý trên, khả năng cầm máu của cơ thể sẽ bị suy giảm, làm tăng nguy cơ chảy máu nướu khi chải răng.

2. Biện pháp khắc phục chảy máu khi đánh răng

Khi bị chảy máu chân răng, bạn có thể khắc phục bằng những phương pháp sau: dùng gạc cầm máu, chườm lạnh và sử dụng túi lọc trà.

– Dùng gạc cầm máu: Bạn hãy lấy một miếng gạc sạch, đã được sát khuẩn áp vào vùng đang bị tổn thương và ấn nhẹ cho đến khi máu đã ngừng chảy.

– Chườm lạnh: Hơi lạnh sẽ giúp cho mạch máu co lại nên cũng được áp dụng để cầm máu khi bị chảy máu chân răng. Bạn hãy chuẩn bị vài viên đá lạnh, bọc trong túi chườm rồi áp nhẹ nhàng lên vùng má bên ngoài vị trí chảy máu trong khoảng 10 – 15 phút. Bạn không nên chườm quá lâu vì sẽ làm tổn thương tới da, thậm chí gây bỏng lạnh.

– Dùng túi lọc trà: Hoạt chất tanin trong túi trà có khả năng làm se các niêm mạc bị tổn thương rất hiệu quả nên cũng có tác dụng đối với trường hợp chảy máu chân răng. Bạn hãy nhúng túi trà vào nước và đặt trực tiếp lên vùng nướu răng bị chảy máu. Sau đó, bạn ấn nhẹ để tạo áp lực lên nướu cho đến khi máu ngưng chảy.

Tuy nhiên, những biện pháp trên chỉ có tác dụng cầm máu tạm thời. Để hiện tượng chảy máu khi đánh răng không tiếp tục xảy ra, bạn cần xử lý dứt điểm nguyên nhân như điều trị bệnh lý, bổ sung dưỡng chất cho cơ thể…

Chườm lạnh giảm chảy máu chân răng

Chườm lạnh giảm chảy máu chân răng

3. Làm thế nào để ngăn ngừa chảy máu khi đánh răng

Để ngăn chặn chảy máu chân răng khi chải răng, bạn nên:

– Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng, không dùng lực tác động mạnh.

– Không sử dụng tăm tre truyền thống để xỉa răng.

– Dùng tăm nước/chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng.

– Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, đặc biệt là vitamin C, D, K…

– Điều trị bệnh lý viêm nướu, viêm nha chu, sốt xuất huyết, tiểu đường… theo đúng phác đồ của bác sĩ.

Súc miệng bằng nước muối sinh lý để ngăn chặn vi khuẩn gây hại phát triển trong khoang miệng.

– Tới nha khoa lấy cao răng và kiểm tra răng, nướu tổng quát định kỳ 6 tháng một lần.

Ở bài viết trên đây, Nha Khoa Paris đã giải đáp chi tiết vấn đề “chảy máu khi đánh răng là bị gì” và biện pháp khắc phục. Nhìn chung, hiện tượng trên có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, điều quan trọng là bạn cần biết chính xác nguyên nhân thì mới có thể khắc phục dứt điểm. Nếu như bạn còn thắc mắc nào khác liên quan tới vấn đề trên thì hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ..

Hiển thị nguồn

Báo Sức Khỏe và Đời Sống: “Chảy máu chân răng khi đánh răng – không thể chủ quan”
Premier Periodontics: “Four Reasons Why Your Teeth Are Bleeding After Brushing”
Richardson Dentistry: “My Gums Bleed When I Brush: Should I be Concerned?”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề chảy máu chân răng
Đánh răng bị buồn nôn: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Đánh răng bị buồn nôn: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Đánh răng bị buồn nôn chắc chắn sẽ gây ra rất nhiều cảm giác khó chịu. Chưa kể, đây còn là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc phải nhiều

Ngày 27/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Bé 1 tuổi chảy máu chân răng có sao không? Nguyên nhân do đâu

Bé 1 tuổi chảy máu chân răng có sao không? Nguyên nhân do đâu

Chảy máu chân răng là hiện tượng thường gặp ở cả người lớn và trẻ em khi ăn uống hoặc đánh răng. Điều này tưởng chừng không nguy hiểm

Ngày 23/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Hỏi đáp: “Đánh răng bị chảy máu thường xuyên có nguy hiểm không”

Hỏi đáp: “Đánh răng bị chảy máu thường xuyên có nguy hiểm không”

Đánh răng bị chảy máu là tình trạng nhiều người gặp phải nhưng không quan tâm vì cho rằng không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu tình trạng

Ngày 23/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Hay chảy máu chân răng: Nguyên nhân và biện pháp điều trị

Hay chảy máu chân răng: Nguyên nhân và biện pháp điều trị

Chảy máu chân răng xảy ra rất phổ biến, nguyên nhân chủ yếu là do viêm lợi và nhiều vấn đề nha khoa khác. Tình trạng kéo dài sẽ ảnh

Ngày 01/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phan Thị Hồng Tiến
Đánh răng nhiều có bị làm sao không? Nên đánh răng mấy lần

Đánh răng nhiều có bị làm sao không? Nên đánh răng mấy lần

Thời gian và số lần đánh răng mỗi ngày là yếu tố quyết định bạn có duy trì được hàm răng sạch sẽ và khỏe mạnh hay không. Vậy đánh răng

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền
Giải đáp: Chảy máu chân răng súc miệng nước muối được không

Giải đáp: Chảy máu chân răng súc miệng nước muối được không

Súc miệng bằng nước muối không chỉ có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn mà còn giúp bạn cầm máu rất tốt. Vì vậy, chảy máu chân răng súc

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền