Bệnh viêm họng mãn tính không chỉ gây ra nhiều triệu chứng khó chịu mà còn có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm với sức khỏe. Tuy nhiên, thực tế không phải ai cũng hiểu rõ nguyên nhân gây viêm họng mãn tính cũng như cách phòng ngừa hiệu quả. Bài viết sau đây sẽ cung cấp tới các bạn những thông tin chi tiết về vấn đề trên.
Bệnh viêm họng mãn tính có thể xảy ra do những nguyên nhân sau: ngạt mũi, phải thở bằng miệng, dị hình vách ngăn, polyp mũi, viêm xoang, sử dụng đồ có chứa chất kích thích, môi trường ô nhiễm, trào ngược dạ dày, cơ địa dị ứng, không điều trị viêm họng đúng cách và mắc phải các bệnh lý nền.
Đa số những người bị bệnh viêm họng cấp tính đều gặp phải triệu chứng ngạt mũi và dẫn tới tình trạng thở bằng miệng thường xuyên. Tuy nhiên, khác với mũi, miệng không có chức năng giữ lại và loại bỏ những hạt bụi nhỏ trong không khí trước khi chúng đi vào cổ họng. Chính vì vậy, khi thở bằng miệng, những vi khuẩn, virus gây bệnh sẽ dễ dàng xâm nhập vào niêm mạc họng.
Chúng sẽ tiếp tục tấn công vào các mô trong họng và gây ra viêm nhiễm kéo dài. Khi đó, viêm họng cấp tính đã chuyển thành viêm họng mãn tính.
Thở bằng miệng gây viêm họng mãn tính
Dị hình vách ngăn là hiện tượng vách ngăn ở mũi có cấu trúc bất thường như lệch vách ngăn, gai vách ngăn, dày vách ngăn mũi… Những bất thường ở vách ngăn sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý về đường hô hấp, trong đó có viêm họng mãn tính.
Bởi vách ngăn mũi bị dị hình sẽ ngăn cản dịch đờm từ mũi chảy ra bên ngoài. Khi đó, dịch mũi với nhiều vi khuẩn gây bệnh sẽ dễ dàng chảy xuống họng.
Chưa kể, hầu hết những người bị dị hình vách ngăn đều rất dễ ngạt mũi. Khi đó, cơ thể phải huy động đường thở khác là miệng. Tất cả những yếu tố trên đều khiến cho vi khuẩn gây hại dễ dàng xâm nhập vào niêm mạc họng và gây viêm nhiễm kéo dài.
Polyp mũi là sự phát triển viêm và tăng sản lành tính của những niêm mạc xoang mũi. Tuy nhiên, chúng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe, điển hình là làm tăng khả năng mắc bệnh viêm họng mãn tính.
Bởi theo thời gian, các polyp mũi vẫn tiếp tục phát triển về kích thước. Chúng sẽ gây khó thở và làm tắc nghẽn đường dẫn lưu của xoang cạnh mũi. Từ đó tạo điều kiện hình thành các u nhầy. Ngoài ra, dịch ở xoang mũi còn có thể chảy xuống cổ họng và gây viêm nhiễm dai dẳng.
Polyp mũi là nguyên nhân gây bệnh viêm họng mãn tính
Nguyên nhân tiếp theo gây ra bệnh lý viêm họng mãn tính là viêm xoang. Đây là một bệnh lý phổ biến về tai mũi họng, khi các xoang cạnh mũi bị viêm nhiễm do sự tấn công của virus, vi khuẩn hoặc nấm.
Viêm xoang làm cho dịch tiết hô hấp tăng lên kéo theo tình trạng phù nề niêm mạc xoang. Điều đó khiến dịch tích tụ rất nhiều trong khoang xoang và khoang mũi.
Dịch viêm tích tụ lâu ngày sẽ chảy xuống cổ họng. Chúng chứa rất nhiều vi khuẩn và bụi bẩn nên cổ họng dễ bị kích ứng, đồng thời, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nhanh chóng. Đây chính là yếu tố thuận lợi để bệnh lý viêm họng mãn tính phát sinh.
Những người thường xuyên sử dụng đồ có chứa chất kích thích như thuốc lá, bia, rượu… cũng có nguy cơ cao bị viêm họng mãn tính. Bởi chất kích thích sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ miễn dịch, khiến cho vi khuẩn gây bệnh dễ dàng tấn công vào cơ thể và gây kích ứng niêm mạc họng.
Môi trường sống xung quanh cũng có một mối liên quan mật thiết đối với bệnh lý viêm họng mãn tính. Nếu như môi trường xung quanh không sạch sẽ, nhiều khói bụi, khí thải, chất đốt… thì cổ họng sẽ dễ bị kích ứng và nhiễm khuẩn trong thời gian dài.
Thực tế có đến gần 70% những người trào ngược dạ dày mắc phải bệnh viêm họng. Trong đó phần lớn là viêm họng mãn tính.
Ở những người bình thường, sau khi thức ăn được đưa xuống đến thực quản, các cơ thắt thực quản sẽ giãn ra để chúng đi vào dạ dày rồi lại đóng lại. Tuy nhiên, khi mắc bệnh trào ngược dạ dày, dịch vị dạ dày gồm axit, thức ăn… sẽ bị trào ngược lên vùng thực quản và hầu họng. Nếu như niêm mạc họng tiếp xúc với dịch axit trong dạ dày thường xuyên thì sẽ bị kích ứng, sưng tấy và viêm nhiễm dai dẳng.
Trào ngược dạ dày
Đối với những người có cơ địa dị ứng, vùng họng sẽ rất dễ bị kích ứng và tác động với các yếu tố như nấm mốc, lông động vật, khói bụi, phấn hoa… Điều đó khiến cho niêm mạc họng trở nên tấy đỏ và viêm nhiễm. Nếu như các tác nhân làm họng bị kích ứng không được loại bỏ hoàn toàn thì viêm họng sẽ kéo dài dai dẳng và chuyển sang thể mãn tính.
Trên thực tế, viêm họng là một bệnh lý rất phổ biến mà nhiều người gặp phải. Chỉ cần điều trị đúng cách, bệnh sẽ nhanh chóng khỏi mà không để lại di chứng nguy hiểm đối với sức khỏe.
Tuy nhiên, chính điều đó lại khiến nhiều người chủ quan, không điều trị sớm hoặc chăm sóc không cẩn thận tại nhà. Đây chính là lý do khiến bệnh viêm họng ngày càng trở nên nghiêm trọng, chuyển sang giai đoạn mãn tính và viêm nhiễm kéo dài dai dẳng.
Bên cạnh những nguyên nhân mà chúng tôi kể đến ở trong phần trên, các bệnh lý như suy gan, đái tháo đường, tim mạch… cũng làm tăng khả năng mắc phải bệnh viêm họng mãn tính. Bởi những bệnh lý nền sẽ khiến hệ miễn dịch bị suy giảm đi đáng kể. Điều đó làm cho cơ thể khó chống chọi được với tác nhân gây hại. Nhờ vậy, vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập và khiến cho niêm mạc họng bị viêm nhiễm kéo dài.
Để phòng tránh bệnh viêm họng mãn tính xảy ra, bạn nên:
– Sử dụng thuốc xông mũi dạng xịt nếu như bị ngạt mũi.
– Điều trị các bệnh lý như viêm xoang, trào ngược dạ dày, đái tháo đường… theo đúng phác đồ của bác sĩ.
– Không hút thuốc lá và hạn chế dùng đồ có chứa chất kích thích như rượu, bia…
– Luôn đeo khẩu trang nếu như ra ngoài đường để ngăn chặn khói bụi, vi khuẩn xâm nhập vào họng.
– Mặc đầy đủ đồ bảo hộ trong trường hợp phải làm việc ở môi trường hóa chất.
– Điều trị viêm họng cấp tính đúng cách để ngăn chặn bệnh lý tiến triển thành thể mãn tính.
– Chải răng 2 lần/ngày kết hợp với sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng chuyên dụng để loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng, ngăn chặn chúng lan xuống cổ họng.
– Bổ sung vitamin và các dưỡng chất cần thiết khác cho cơ thể như protein, khoáng chất…
– Đi ngủ sớm, tăng cường luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể chống chọi với tác nhân gây bệnh.
– Giữ khoảng cách với những người đang bị viêm họng bởi bệnh có thể lây lan.
– Thường xuyên lau dọn nhà cửa để giữ môi trường sống trong lành.
– Giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là vùng cổ họng khi trời trở lạnh.
Bạn nên đeo khẩu trang khi ra ngoài
Chắc hẳn với những thông tin mà chúng tôi đề cập trong bài viết trên, các bạn đã hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây viêm họng mãn tính và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào khác về bệnh lý trên thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới: “Các nguyên nhân dẫn đến viêm họng mạn tính”
Cleveland Clinic: “Persistent Sore Throat (Chronic Pharyngitis)”
Viêm amidan mãn tính có gây ung thư không là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm. Đây là tình trạng amidan bị viêm nhiễm kéo dài. Bệnh
Trẻ bị viêm họng có tự khỏi được không là vấn đề được nhiều cha mẹ quan tâm do bệnh lý trên xảy ra rất phổ biến. Về cơ bản, bệnh lý có
Viêm họng do liên cầu khuẩn là bệnh lý rất dễ xảy ra khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Bệnh không chỉ gây ra tình trạng
Viêm họng có hạt trắng là tình trạng viêm niêm mạc họng kèm theo các hạt trắng tại ổ viêm nhiễm. Đây là bệnh lý tiềm ẩn nhiều nguy hiểm
Bệnh viêm amidan xảy ra khi có quá nhiều sự tấn công của các tác nhân gây hại, khiến cho amidan ngày một suy yếu và dẫn đến hiện tượng
Viêm họng cấp là bệnh lý đường hô hấp phổ biến ở trẻ, bệnh nếu để lâu ngày và không điều trị dứt điểm có thể dẫn đến nhiều biến chứng
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×