Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Siết răng khi niềng là gì? Lợi ích và quy trình của siết răng

Siết răng là quá trình điều chỉnh lực tác động vào răng trong quá trình niềng răng. Thời gian giữa mỗi lần siết răng khi niềng sẽ thay đổi tùy vào tình trạng cụ thể và được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ. Quá trình thực hiện có thể gây đau nhức và khó chịu. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình thực hiện và cách giảm đau sau khi siết răng.

1. Siết răng khi niềng là gì

Siết răng là thao tác siết mắc cài và dây cung được thực hiện với trường hợp niềng răng mắc cài. Mục đích là để răng dịch chuyển về đúng vị trí, điều chỉnh những sai lệch của răng tốt hơn.

Vì có sự tác động lực nên bạn sẽ cảm thấy đau khi siết răng và cảm giác giống như răng đang chạy. Điều này chứng tỏ răng đang trong giai đoạn sắp xếp và phục hình tốt.

Việc siết răng này sẽ được thực hiện theo đúng chu kì trong suốt quá trình niềng răng để có hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, thời gian siết răng còn tùy thuộc vào từng giai đoạn của răng và chỉ định của bác sĩ.

Siết răng khi chỉnh nha

Siết răng khi chỉnh nha

2. Tại sao cần phải thực hiện siết răng

Mục đích cuối cùng của việc niềng răng là đưa những chiếc răng lệch lạc về đúng vị trí, khắc phục các vấn đề răng chen chúc, răng hô móm, thưa, khấp khểnh,… Hệ thống dây cung, mắc cài hoặc khay niềng sẽ tạo áp lực lên răng, giúp chúng di chuyển về đúng vị trí trên cung hàm.

Quá trình di chuyển răng khá phức tạp và mất nhiều thời gian. Theo các chuyên gia hầu hết mọi trường hợp niềng răng cần đeo ít nhất trong 12 – 36 tháng mới đem lại hiệu quả.

Vì thế, kiên trì đeo niềng răng và tuân thủ lịch hẹn với bác sĩ hàng tháng là điều tất yếu nếu muốn hàm răng đi theo đúng phác đồ điều trị. Ở những lần tái khám, bác sĩ sẽ kiểm tra quá trình di chuyển của răng, điều chỉnh lực siết dây cung đảm bảo răng kéo đúng hướng.

Ngược lại, nếu không siết răng sẽ kéo dài thời gian niềng và khiến răng di chuyển sai hướng, tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng và ảnh hưởng đến kết quả chỉnh nha.

3. Bao lâu thì siết răng 1 lần

Theo các chuyên gia về niềng răng, để đảm bảo quá trình niềng răng liên tục và ổn định, khoảng 3 – 6 tuần bạn nên siết răng một lần với loại mắc cài thường. Còn với niềng răng mắc cài tự buộc thì cần siết răng từ 1 – 2 tháng/lần. Bởi các mắc cài tự buộc có thiết kế dạng nắp đóng, không cần dây chun nên dây cung có thể trượt trong rãnh mắc cài tự do. Qua đó tạo lực siết ổn định dịch chuyển răng và rút ngắn thời gian tái khám.

Việc tái khám định kỳ giúp bác sĩ kiểm tra tiến trình niềng răng và khắc phục các vấn đề như thay dây cung mới, thay thun, tăng lực siết răng,…

Thời gian đi siết răng

Thời gian đi siết răng

4. Quá trình siết răng có gây đau không

Sau khi siết răng, bạn sẽ có cảm giác đau nhức và khó chịu. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ chỉ xảy ra trong 3 – 5 ngày và sẽ thuyên giảm dần ở những ngày tiếp theo. Vì thế bạn không cần quá lo lắng mà có thể tìm hiểu một số cách để giảm đau sau khi kéo răng tại nhà.

Trong trường hợp tình trạng đau nhức kéo dài và khiến vùng má bị tổn thương thì hãy nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

5. Quy trình thực hiện siết răng khi niềng

Quá trình siết răng được thực hiện tại nhà khoa với các bước tiêu chuẩn như sau:

Bước 1: Bác sĩ sẽ kiểm tra và gỡ các dây thun giữa các mắc cài.

Bước 2: Gỡ vòm dây cung khỏi giá đỡ.

Bước 3: Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng di chuyển của răng và đánh giá xem có cần thay vòm dây cung mới hay không. Sau đó sẽ siết răng để dịch chuyển chúng về đúng nơi mong muốn. Lúc này bạn sẽ có cảm giác hơi ê do có lực tác động lên răng.

Bước 4: Sau khi siết răng bác sĩ sẽ đặt dây cung vào giá đỡ. Sau đó thêm các mối đàn hồi mới để giữ vòm dây cung và giá đỡ, kết thúc quá trình siết răng.

6. Các mẹo giảm đau khi siết răng

Những cơn đau nhức luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người khi thực hiện siết răng. Để giảm tình trạng này, bạn có thể áp dụng một số cách đơn giản như: chườm nóng, lạnh, massage nướu, ăn thức ăn mềm, súc miệng bằng nước muối và dùng sáp chỉnh nha.

6.1. Chườm nóng, lạnh

Chườm đá là biện pháp giảm đau hữu hiệu mà bạn có thể sử dụng ở mọi vị trí nào trên cơ thể. Sau khi siết răng, nếu cảm thấy đau thì bạn có thể đặt túi đá vào khu vực đó, hơi lạnh sẽ làm dịu đi những cơn đau khó chịu. Bạn có thể thực hiện nhiều lần trong ngày hoặc bất kỳ khi nào cơn đau buốt ập đến.

Ngoài cách chườm đá lạnh, bạn có thể đẩy lùi cơn đau nhức bằng chườm ấm. Bạn có thể sử dụng một chiếc khăn rồi nhúng vào nước ấm. Sau đó đặt lên vị trí cảm thấy đau. Lưu ý không được dùng nước nóng bởi có thể làm bỏng da, thậm chí còn khiến cơn đau trầm trọng hơn.

6.2. Massage nướu

Dùng các ngón tay xoa nhẹ vào nướu theo chiều kim đồng hồ trong 1 phút, rồi theo chiều ngược lại. Massage nướu giúp tăng cường lưu thông máu tới nướu. Qua đó làm giảm đau nhức do siết mắc cài, nhưng cần lưu ý phải thực hiện nhẹ nhàng.

6.3. Ăn thức ăn mềm

Tình trạng đau nhức sau siết răng có thể nghiêm trọng hơn khi bạn nhai đồ cứng, dai và giòn. Do đó, bạn nên sử dụng những thực phẩm mềm, lỏng để tránh tác động lực nhiều khi nhai. Điều này không chỉ giúp hạn chế đau nhức, mà mắc cài cũng được duy trì tốt hơn.

Ăn thức ăn mềm

Ăn thức ăn mềm

6.4. Súc miệng bằng nước muối

Không chỉ có công dụng diệt khuẩn, khử trùng cho răng miệng mà nước muối còn hỗ trợ giảm đau hiệu quả sau siết mắc cài. Hãy thêm vào cốc nước ấm một thìa muối để làm nước súc miệng và súc khoảng 2 – 3 lần/ngày sau khi thức dậy và sau khi ăn để giảm tình trạng đau nhức hiệu quả.

6.5. Dùng sáp chỉnh nha

Sáp nha khoa là loại sáp mềm, dễ uốn, có thành phần từ 40 – 60% parafin và các phụ gia an toàn. Sau khi siết răng, bạn có thể thoa sáp nha khoa lên mắc cài để giảm ma sát giữa lưỡi, má, nướu và mắc cài để giảm đau và ê buốt.

Bài viết trên đã cập nhật thông tin chi tiết về kỹ thuật siết răng khi niềng. Để đảm bảo kết quả chỉnh nha tốt nhất, bạn cần chú ý lịch tái khám để bác sĩ điều chỉnh lực siết hàm. Ngoài ra, bạn cũng phải lựa chọn địa chỉ nha khoa chất lượng để hạn chế các rủi ro xảy ra.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Dây cung niềng răng