Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Sưng lợi do đâu và biện pháp phòng ngừa hiệu quả

Sưng lợi không chỉ gây đau nhức, khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy sưng lợi do đâu? Bài viết sau đây sẽ chia sẻ chi tiết những lý do gây ra tình trạng sưng lợi, cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả.

1. Sưng lợi do đâu

Hiện tượng sưng lợi (1) thường xảy ra do những nguyên nhân sau: lợi bị viêm nhiễm, vệ sinh răng miệng sai cách, không chú ý đến chế độ ăn uống, mang thai, mọc răng, tác dụng phụ của thuốc, thủ thuật nha khoa, áp xe răng, chấn thương, răng giả kém chất lượng hoặc có dị vật mắc vào lợi.

1.1. Lợi bị viêm nhiễm

Viêm lợi là một trong những bệnh lý liên quan đến răng miệng rất phổ biến và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn gây hại trong khoang miệng tấn công vào các mô lợi ở xung quanh răng.

Chúng sẽ khiến cho lợi bị sưng tấy và có màu đỏ thẫm. Ngoài ra, bạn còn gặp phải các triệu chứng như chảy máu nướu, hôi miệng, đau nhức… Nếu như xử lý không đúng cách, viêm lợi sẽ chuyển sang viêm nha chu, làm răng bị lung lay, thậm chí mất răng vĩnh viễn.

Sưng lợi do đâu

Hiện tượng sưng lợi do viêm nhiễm

1.2. Sưng lợi do đâu – Vệ sinh răng miệng sai cách

Thói quen chải răng quá mạnh hay sử dụng tăm tre để làm sạch răng đều có thể khiến các mô lợi ở xung quanh răng bị tổn thương. Khi đó, tình trạng sưng tấy lợi cũng là điều rất khó tránh khỏi.

Bên cạnh đó, sưng lợi còn có thể xảy ra do bạn vệ sinh răng miệng không cẩn thận nên cặn thức ăn, mảng bám và cao răng bám nhiều trên răng. Đây chính là nơi trú ngụ vô cùng lý tưởng để vi khuẩn gây hại phát triển. Dần dần, chúng sẽ lan đến các mô nướu, gây viêm và sưng tấy.

1.3. Không chú ý đến chế độ ăn uống

Hiện tượng sưng lợi hay xảy ra với những người thường xuyên ăn thực phẩm cay, nóng hoặc quá lạnh. Bởi những thực phẩm trên rất dễ khiến cho mô lợi bị kích ứng kèm theo tình trạng sưng tấy.

Ngoài ra, chế độ ăn uống thiếu khoa học cũng làm cơ thể không được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết như chất xơ, vitamin C… Trong khi đó, những chất trên lại có vai trò rất quan trọng với nướu. Nếu cơ thể bị thiếu chất, các mô nướu cũng dần bị suy yếu và dễ viêm nhiễm.

1.4. Mang thai

Khi  mang thai, nồng độ estrogen và progesterone trong cơ thể của phụ nữ có sự gia tăng mạnh nhằm giúp thai nhi phát triển tốt. Tuy nhiên, chính sự thay đổi trên đã khiến cho lưu lượng máu tới các mô nướu tăng lên và làm nướu trở nên nhạy cảm hơn. Khi đó, nướu cũng rất dễ bị kích ứng và sưng tấy.

1.5. Mọc răng

Nguyên nhân tiếp theo khiến bạn bị sưng tấy lợi là do mọc răng. Bởi để có thể phát triển lên trên, răng bắt buộc phải đâm xuyên qua cấu trúc nướu. Chính điều đó đã khiến nướu bị sưng, nhô cao hơn so với vùng xung quanh và kèm theo những cơn đau nhức dai dẳng.

Nướu bị sưng do mọc răng khôn

Nướu bị sưng do mọc răng khôn

1.6. Tác dụng phụ của thuốc

Việc sử dụng một số loại thuốc như omeprazole, loratadin… có thể gây ra tác dụng phụ giảm tiết nước bọt và khô miệng. Trong khi đó, nước bọt lại có công dụng trung hòa độ acid và cuốn trôi vi khuẩn ở trong khoang miệng.

Nếu lượng nước bọt không đủ, các vi khuẩn gây hại sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển và làm cho nướu bị kích ứng, sưng tấy.

1.7. Sưng lợi do đâu – Thủ thuật nha khoa

Hiện tượng sưng lợi cũng có thể xảy ra khi bạn thực hiện các thủ thuật nha khoa, đặc biệt là nhổ răng. Bởi để nhổ bỏ răng, các bác sĩ phải tác động tới các mô nướu, dây chằng nha chu, xương ổ răng… nên sưng tấy là điều không thể tránh khỏi.

Sưng tấy sẽ xảy ra trong quá trình tái tạo tế bào xương mới. Khi đó, các mô mềm xung quanh răng có sự đàn hồi kết hợp với sung huyết động mạch làm mạch máu phình to hơn so với bình thường. Thậm chí, nhiều người nhổ răng khôn còn có thể biểu hiện rõ ra bên ngoài như sưng mặt, sưng má…

1.8. Áp xe răng

Áp xe răng là một dạng nhiễm trùng khá nguy hiểm trong khoang miệng. Bệnh thường xảy ra khi đường nướu bị tổn thương và xoang sâu phát triển nhưng không được chữa trị đúng cách.

Khi bị áp xe răng, các mô nướu sẽ bị sưng tấy kèm theo ổ mủ. Bệnh càng nặng thì ổ áp xe càng lớn và gây đau nhức dữ dội. Thậm chí, chúng còn có thể làm tổn thương tới dây thần kinh và cả các mô xung quanh.

Áp xe răng là một dạng nhiễm trùng

Áp xe răng là một dạng nhiễm trùng

1.9. Chấn thương

Những va chạm mạnh khi bị ngã, tai nạn giao thông, tai nạn lao động… cũng có thể khiến cho các mô lợi ở xung quanh răng bị tổn thương. Khi đó, ngoài hiện tượng sưng tấy, lợi còn dễ bị bầm tím và chảy máu.

1.10. Răng giả kém chất lượng

Răng giả được sử dụng với mục đích phục hồi tính thẩm mỹ của hàm răng và cải thiện chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, hiện trên thị trường có rất nhiều dòng răng giả trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ và chất lượng kém.

Những dòng răng trên thường được sử dụng tại nha khoa kém uy tín. Chúng không có khả năng tương thích cao với các mô nướu nên rất dễ đến hiện tượng sưng tấy và viêm nhiễm.

1.11. Dị vật mắc tại lợi

Bên cạnh những nguyên nhân mà chúng tôi đã chia sẻ ở trong phần trên, những dị vật mắc ở lợi như xương cá, lông bàn chải… cũng có thể dẫn đến hiện tượng sưng tấy lợi. Bởi nếu như bạn không lấy ra kịp thời, chúng sẽ làm cho nướu bị viêm.

2. Sưng lợi thường kèm triệu chứng nào

Thông thường, hiện tượng sưng lợi thường xảy ra kèm theo các triệu chứng sau:

– Đau nhức lợi, gây ra nhiều khó khăn trong quá trình ăn nhai hàng ngày.

– Nướu chuyển sang màu đỏ thẫm hoặc đỏ tím thay vì màu hồng nhạt như bình thường.

– Nướu dễ bị chảy máu, nhất là khi chải răng hoặc sử dụng chỉ nha khoa.

– Hôi miệng, làm ảnh hưởng nhiều đến quá trình giao tiếp.

– Nướu bị sưng có ổ mủ.

3. Sưng lợi điều trị như thế nào

Khi bị sưng lợi (2), bạn có thể áp dụng những phương pháp sau để khắc phục: chườm lạnh, dùng nha đam, lấy cao răng hoặc nạo ổ mủ tại nha khoa.

– Chườm lạnh: Nhiệt lạnh sẽ làm giảm tốc độ của dòng chảy, giúp cho các mạch máu bị co lại. Nhờ vậy, hiện tượng sưng cũng sẽ dần giảm bớt. Bạn chỉ cần cho vài viên đá lạnh và cho vào trong túi chườm chuyên dụng. Sau đó, bạn chườm nhẹ nhàng lên cùng má bên ngoài vị trí đang bị sưng lợi. Tuy nhiên, mỗi lần bạn chỉ nên chườm trong khoảng 10 – 15 phút để tránh gây bỏng lạnh.

– Dùng nha đam: Hợp chất Anthraquinon trong nha đam có công dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, giúp giảm sưng và đau nhức nướu. Đồng thời, các khoáng chất và vitamin trong nha đam còn làm dịu vết thương ở nướu hiệu quả. Bạn hãy lấy phần thịt bên trong lá nha đam, xay nhuyễn và chắt nước cốt. Mỗi ngày, bạn chỉ cần súc miệng bằng nước nha đam khoảng 2 phút rồi nhổ bỏ.

– Lấy cao răng: Nếu nướu chỉ bị sưng nhẹ do viêm, bác sĩ sẽ tiến hành lấy cao răng bằng máy siêu âm để loại bỏ hoàn toàn ổ vi khuẩn gây bệnh. Sau đó, bác sĩ có thể kê thuốc Minocycline, Amoxicillin… để triệu chứng bệnh nhanh thuyên giảm.

– Nạo bỏ ổ mủ: Nếu như vùng sưng tấy nướu có kèm theo ổ mủ, các bác sĩ nha khoa sẽ cần thực hiện tiểu phẫu để nạo ổ mủ. Đồng thời, bác sĩ cũng sử dụng công nghệ ánh sáng laser để làm săn chắc nướu.

Nha đam có thể trị sưng nướu

Nha đam có thể trị sưng nướu

4. Cách phòng ngừa sưng lợi

Để phòng ngừa hiện tượng sưng lợi, bạn nên:

– Chải răng 2 – 3 lần/ngày bằng bàn chải mềm để đảm bảo khoang miệng được làm sạch.

– Thay bàn chải đánh răng định kỳ 3 – 4 tháng/lần hoặc ngay khi có dấu hiệu bị sờn, tõe nhằm tránh làm tổn thương nướu.

– Dùng thêm chỉ nha khoa/máy tăm nướcnước súc miệng chuyên dụng để làm sạch khoang miệng.

– Khám tại nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để làm sạch cao răng và kiểm tra răng, nướu tổng quát.

– Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, ưu tiên những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như rau xanh, thịt, cá…

– Uống thuốc điều trị bệnh theo đúng thời gian và liều lượng mà bác sĩ đã hướng dẫn.

– Làm răng giả tại những địa chỉ nha khoa uy tín.

– Lấy những dị vật như xương cá, lông bàn chải… ngay khi chúng bị mắc ở nướu.

Bài viết trên đây là toàn bộ những thông tin về sưng lợi do đâu cũng như cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến sưng lợi chưa được giải đáp thì hãy liên hệ ngay với Nha Khoa Paris để được hướng dẫn chi tiết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề cách trị sưng lợi
Lợi sưng đau, ê buốt và nổi hạch có nguy hiểm không?

Lợi sưng đau, ê buốt và nổi hạch có nguy hiểm không?

Lợi sưng đau, ê buốt và nổi hạch là dấu hiệu viêm nhiễm của nướu khi bị vi khuẩn có hại tấn công. Người mắc phải sẽ thấy rất khó chịu

Ngày 01/04/2024 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Sưng lợi răng cửa: Dấu hiệu, nguyên nhân và biện pháp điều trị

Sưng lợi răng cửa: Dấu hiệu, nguyên nhân và biện pháp điều trị

Tình trạng sưng lợi răng cửa gây đau nhức khó chịu, khiến việc ăn uống và công việc hàng ngày khó khăn hơn. Khi bạn gặp những biểu hiện

Ngày 20/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền
TOP 5 Cách trị sưng lợi răng hàm đơn giản & Hiệu quả nhất

TOP 5 Cách trị sưng lợi răng hàm đơn giản & Hiệu quả nhất

Sưng lợi răng hàm thường rất hay gặp gần khu vực răng khôn số 8 hàm dưới. Cao răng được xem là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Sưng mộng răng: nguyên nhân và cách điều trị

Sưng mộng răng: nguyên nhân và cách điều trị

Sưng mộng răng thực sự là nỗi “ám ảnh kinh hoàng” trong tất cả những vấn đề về răng miệng. Lúc này, bạn sẽ cảm giác vô cùng khó chịu và

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Sưng lợi sau khi nhổ răng khôn: Nguyên nhân và cách khắc phục

Sưng lợi sau khi nhổ răng khôn: Nguyên nhân và cách khắc phục

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng sưng lợi sau khi nhổ răng khôn là do quá trình thực hiện đã tác động vào vùng nước và xương ô răng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Nổi cục cứng ở lợi: Các nguyên nhân và phương pháp điều trị

Nổi cục cứng ở lợi: Các nguyên nhân và phương pháp điều trị

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương