Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Lợi sưng đau, ê buốt và nổi hạch có nguy hiểm không?

Lợi sưng đau, ê buốt và nổi hạch là dấu hiệu viêm nhiễm của nướu khi bị vi khuẩn có hại tấn công. Người mắc phải sẽ thấy rất khó chịu và đau nhức trong sinh hoạt hàng ngày. Vậy lợi sưng đau, ê buốt và nổi hạch có nguy hiểm không? Bài viết sau đây sẽ phân tích các tác hại của việc sưng nướu răng, nổi hạch và cách xử lý khi mắc phải.

1. Nguyên nhân làm lợi sưng đau, ê buốt và nổi hạch

Nổi hạch là phản ứng của cơ thể chống lại vi khuẩn tấn công. Khi xuất hiện hạch tại vị trí nào trên cơ thể cũng cần cẩn trọng, bởi đây là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm.

Có nhiều nguyên nhân làm lợi bị sưng đau, ê buốt và nổi hạch như:

1.1. Viêm nướu

Nướu răng (1) là mô mềm quanh răng có vai trò bảo vệ, nâng đỡ giúp răng khỏe mạnh. Viêm nướu là tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra. Các hại khuẩn sẽ sinh sống và phát triển ở những mảng bám tích tụ ở dưới khe nướu.

Viêm nướu sẽ có biểu hiện như sưng tấy, nướu đỏ sẫm, ê buốt và thiếu săn chắc. Ngoài ra, người bệnh có khả năng bị sốt và nổi hạch ở quai hàm, má do sự lây lan của ổ nhiễm trùng tới các vùng khác xung quanh răng.

Tình trạng viêm nướu răng

Tình trạng viêm nướu răng

1.2. Viêm nha chu

Khi viêm lợi không điều trị dứt điểm sẽ phát triển nặng hơn gây viêm nha chu. Bệnh lý có những triệu chứng như: sưng nướu, nổi hạch, ê buốt, tụt lợi, chảy máu chân răng, lợi mưng mủ,… Nếu không điều trị kịp thời, thì có thể làm gãy răng, mất răng.

1.3. Sâu răng nặng

Răng sâu nặng (2) cũng là nguyên nhân dẫn đến sưng nướu răng và nổi hạch. Khi đó, vi khuẩn có thể tấn công vào tủy răng, gây ê buốt khó chịu, làm sưng nướu, sưng má, mưng mủ chân răng, nổi hạch.

Tình trạng này có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất là ở trẻ nhỏ. Do trẻ chưa ý thức được tầm quan trọng của vệ sinh răng miệng, kết hợp với bố mẹ không kiểm tra răng miệng trẻ thường xuyên.

1.4. Viêm tủy răng

Đây được xem là biến chứng của sâu răng nặng khi không được xử lý kịp thời. Vi khuẩn đã phá hủy mô cứng của răng gây nứt vỡ răng và tấn công vào mô mềm. Qua đó dẫn đến viêm tủy, sưng đỏ và ê nhức, nổi hạch.

1.5. Mọc răng khôn

Biểu hiện phổ biến nhất khi mọc răng khôn (3) là nứt lợi tại vị trí răng đang mọc và gây sưng đau. Nếu không vệ sinh sạch sẽ có thể gây viêm lợi trùm răng khôn với các triệu chứng như sốt, đau tức, nổi hạch,…

Mọc răng khôn chèn ép vùng lợi

Mọc răng khôn chèn ép vùng lợi

2. Lợi sưng đau, ê buốt và nổi hạch nguy hiểm không

Trường hợp viêm lợi nổi hạch và ê buốt do mọc răng khôn, triệu chứng có thể tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu khởi phát do viêm nướu, viêm nha chu, viêm tủy răng và sâu răng thì triệu chứng sẽ tiến triển tiêu cực và gây biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe như: làm mất răng, hoại tử, viêm nhiễm xương hàm, ảnh hưởng sức khỏe toàn thân và chất lượng cuộc sống.

2.1. Ảnh hưởng chất lượng cuộc sống

Khi bị viêm sưng nướu và nổi hạch, hoạt động ăn uống sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên. Cơ thể thấy khó chịu, đau nhức khiến bạn luôn trong trạng thái mệt mỏi, chán ăn. Tình trạng trên kéo dài sẽ khiến cơ thể suy nhược, sức khỏe và cuộc sống đều ảnh hưởng. Hơn nữa, lợi sưng đau, ê buốt và nổi hạch còn gây hôi miệng (4) nặng, làm người bệnh mất tự tin trong giao tiếp.

2.2. Làm mất răng

Khi mắc các bệnh lý về răng miệng, các mô nướu bị tổn thương, chân răng không được nâng đỡ, cùng với đó là sự tấn công của hại khuẩn, cấu trúc của răng sẽ bị ảnh hưởng. Cụ thể là làm răng lung lay và lâu dần sẽ gãy rụng.

2.3. Gây hoại tử

Khi viêm nhiễm kéo dài, vi khuẩn gây bệnh sẽ tiếp tục lan sang các vùng xung quanh gây ra nhiễm trùng. Từ đó dần hình thành ổ áp xe gây hoại tử ở mô nướu và chân răng.

2.4. Viêm nhiễm xương hàm

Vi khuẩn tấn công vào khoang miệng gây viêm nhiễm có thể lây lan rộng xuống các tổ chức xung quanh. Qua đó nhanh chóng phá hủy phần liên kết mô mềm khiến vùng xương hàm bị viêm nhiễm nghiêm trọng. Vì thế, người bị sưng lợi, mọc hạch cần chú ý điều trị sớm, tránh gặp phải biến chứng mà bệnh gây ra.

2.5. Ảnh hưởng sức khỏe toàn thân

Viêm nhiễm nếu để lâu sẽ gây ảnh hưởng lớn đến việc kiểm soát đường huyết và dẫn tới nguy cơ gặp phải biến chứng của bệnh tiểu đường. Hơn nữa vi khuẩn theo đường máu xâm nhập vào các bộ phận trong cơ thể, gây thêm các bệnh về phổi, tim mạch, đột quỵ,… nguy hiểm đến tính mạng.

Sưng nướu, nổi hạch ảnh hưởng đến sinh hoạt

Sưng nướu, nổi hạch ảnh hưởng đến sinh hoạt

3. Giải pháp khắc phục lợi sưng đau, ê buốt và nổi hạch

Sưng nướu răng, ê buốt và nổi hạch có thể có liên quan đến bệnh lý về răng miệng nguy hiểm. Nếu bạn không biết cần xử lý thế nào thì có thể tham khảo các gợi ý dưới đây:

3.1. Áp dụng mẹo dân gian

Đây là giải pháp đơn giản và an toàn mà ai cũng có thể áp dụng tại nhà để cải thiện tình trạng bệnh. Các mẹo đơn giản bạn có thể tham khảo như sau:

Mẹo dân gianNguyên liệuCách làm
Súc miệng với nước muối– 1 thìa muối hạt

– 1 cốc nước ấm

– Lấy 1 thìa cà phê muối hạt khuấy cho tan hết trong cốc nước ấm

– Dùng nước vừa pha ngậm súc miệng trong 1 – 2 phút

– Thực hiện 2 – 3 lần/ngày

– Nước muối hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn, tiêu viêm, sát khuẩn, ngăn ngừa rất tốt bệnh lý về răng miệng

Súc miệng với nha đam1 nhánh nha đam tươi– Lấy 1 nhanh nha đam tươi, rửa sạch, xay lấy nước cốt để súc miệng hoặc xoa trực tiếp vào nướu răng bị sưng

– Thực hiện 2 – 3 lần/ngày, súc lại miệng bằng nước sạch để giảm sưng nướu

Sử dụng gừng– 1 củ gừng

– nước ấm

– Gừng tính ấm, giúp giảm đau, sát khuẩn, kháng khuẩn, tiêu viêm

– Bạn lấy 1 củ gừng rửa sạch, cắt lát mỏng, hãm hoặc đun sôi với nước

– Lấy nước để súc miệng 2 – 3 lần/ngày giúp giảm sưng lợi

Mật ong– 1 ít mật ong– Sau khi đánh răng, lấy một lượng nhỏ mật ong rồi thoa vào phần nướu sưng

– Vết sưng sẽ dịu nhanh chóng và vùng nướu cũng được sát khuẩn, giúp bệnh thuyên giảm mau

3.2. Thăm khám tại nha khoa

Dựa theo từng tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra giải pháp phù hợp nhất. Khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, bạn không được chủ quan hoặc tự ý mua thuốc mà chưa có chỉ định. Các biện pháp thường áp dụng như sau:

– Cạo vôi răng: cao răng là nguyên nhân trực tiếp gây viêm nướu. Do đó, cạo vôi răng sẽ loại bỏ môi trường gây bệnh. Từ đó, nướu dần hồi phục và sớm trở lại trạng thái như ban đầu. Ê buốt và hạch cũng dần biến mất

– Điều trị tủy: nếu nguyên nhân gây sưng nướu, ê buốt và nổi hạch là do sâu răng lâu ngày làm tủy viêm, điều trị tủy sẽ là phương pháp được áp dụng. Bác sĩ sẽ rạch áp xe nướu rồi hút phần tủy chết và ổ viêm. Sau đó điều trị tủy và tái tạo phần răng hư hỏng bằng cách bọc răng sứ hoặc hàn trám răng

– Dùng thuốc điều trị: sử dụng thuốc điều trị, đặc biệt là thuốc kháng sinh, giảm đau được áp dụng trong trường hợp sưng nướu và nổi hạch có liên quan tới viêm nướu, viêm nha chu. Tùy vào mức độ viêm nhiễm mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp

– Nhổ răng: nếu sưng nướu răng, ê buốt và nổi hạch do mọc răng khôn, ảnh hưởng tới răng bên cạnh sẽ được xem xét loại bỏ

– Phương pháp khác: tình trạng sưng nướu kèm nổi hạch có thể được điều trị bằng phương pháp khác như ghép nướu, tạo hình răng, che tủy, cố định răng lung lay để tránh mất răng,…

Điều trị tủy răng bị viêm nhiễm

Điều trị tủy răng bị viêm nhiễm

4. Cách phòng ngừa lợi sưng đau và nổi hạch

Chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách, kết hợp chế độ ăn uống khoa học sẽ ngăn chặn nhiều vấn đề bệnh lý răng miệng, trong đó có đau lợi nổi hạch.

Chăm sóc răng miệng:

– Đánh răng ngày 2 – 3 lần với kem đánh răng chứa flour. Lựa chọn bàn chải có đầu lông mềm, nên thay mới định kỳ. Không quên kết hợp với chỉ nha khoa, dụng cụ chải và hoặc bàn chải điện để có hiệu quả tốt nhất

– Thăm khám nha khoa, lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần để làm sạch hết mảng bám, kịp thời phát hiện và điều trị vấn đề răng miệng

Chế độ ăn uống:

– Chế độ dinh dưỡng đa dạng, phong phú, đầy đủ nhóm dưỡng chất. Tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như rau xanh, đu đủ, khoai lang, bí đỏ, bông cải xanh, khoai tây, cà rốt, ổi, cá hồi, măng tây, cá ngừ, cần tây, sữa và sản phẩm từ sữa,…

– Chọn những thực phẩm mềm, dễ nhai, dễ nuốt, chế biến dạng luộc, hấp, nấu canh thay vì phải chiên, xào, rán,…

– Uống nhiều nước để giảm khô miệng, hạn chế thực phẩm dai, cay, nóng, lạnh, thực phẩm khô cứng để tránh kích thích đến nướu

– Hạn chế ăn nhiều tinh bột và đường vì chúng dễ tạo mảng bám, khiến vi khuẩn sinh sôi và phát triển

Có chế độ dinh dưỡng đa dạng

Có chế độ dinh dưỡng đa dạng

Bài viết đã giải đáp chi tiết tới bạn về lợi sưng đau, ê buốt và nổi hạch có nguy hiểm không. Viêm lợi nổi hạch là triệu chứng thường gặp và xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong trường hợp bệnh nặng, hãy đến ngay cơ sở nha khoa để được bác sĩ tư vấn và khắc phục triệt để.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề cách trị sưng lợi
Sưng lợi do đâu và biện pháp phòng ngừa hiệu quả

Sưng lợi do đâu và biện pháp phòng ngừa hiệu quả

Sưng lợi không chỉ gây đau nhức, khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy sưng lợi do đâu? Bài viết sau đây sẽ chia sẻ chi

Ngày 14/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Sưng lợi răng cửa: Dấu hiệu, nguyên nhân và biện pháp điều trị

Sưng lợi răng cửa: Dấu hiệu, nguyên nhân và biện pháp điều trị

Tình trạng sưng lợi răng cửa gây đau nhức khó chịu, khiến việc ăn uống và công việc hàng ngày khó khăn hơn. Khi bạn gặp những biểu hiện

Ngày 20/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền
Bị sưng lợi hàm dưới: Nguyên nhân và cách điều trị

Bị sưng lợi hàm dưới: Nguyên nhân và cách điều trị

Bị sưng lợi hàm dưới là một trong những bệnh lý thường gặp ở răng hàm. Khi mô nướu sưng đau sẽ gây khó khăn trong việc ăn uống và vệ

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
TOP 5 Cách trị sưng lợi răng hàm đơn giản & Hiệu quả nhất

TOP 5 Cách trị sưng lợi răng hàm đơn giản & Hiệu quả nhất

Sưng lợi răng hàm thường rất hay gặp gần khu vực răng khôn số 8 hàm dưới. Cao răng được xem là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Sưng mộng răng: nguyên nhân và cách điều trị

Sưng mộng răng: nguyên nhân và cách điều trị

Sưng mộng răng thực sự là nỗi “ám ảnh kinh hoàng” trong tất cả những vấn đề về răng miệng. Lúc này, bạn sẽ cảm giác vô cùng khó chịu và

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Sưng lợi sau khi nhổ răng khôn: Nguyên nhân và cách khắc phục

Sưng lợi sau khi nhổ răng khôn: Nguyên nhân và cách khắc phục

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng sưng lợi sau khi nhổ răng khôn là do quá trình thực hiện đã tác động vào vùng nước và xương ô răng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công