Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Cách trị sưng nướu răng trong cùng an toàn và hiệu quả

Sưng nướu răng trong cùng hay viêm nướu răng là bệnh lý răng miệng khá phổ biến. Sưng nướu răng trong cùng do nhiều nguyên nhân gây nên, chủ yếu là do mọc răng khôn. Tình trạng để lâu có thể dẫn đến biến chứng như có dịch mủ, mất răng hoặc nhiễm trùng máu nếu không điều trị kịp thời. Cùng tìm hiểu các cách trị sưng nướu răng trong cùng ngay sau đây.

1. Cách trị sưng nướu răng trong cùng đơn giản tại nhà

Ngay khi xuất hiện những biểu hiện sưng nướu răng trong cùng thì bạn có thể áp dụng các cách sau đây để khắc phục tình trạng đau và khó chịu nhanh chóng.

1.1. Súc miệng bằng nước muối

Theo nghiên cứu, muối biển có chứa đầy đủ các khoáng chất vi lượng cần thiết để bảo vệ răng nướu. Đồng thời muối còn có công dụng sát khuẩn và chống viêm mạnh, giúp đẩy lùi các triệu chứng khi nướu răng trong cùng bị viêm. Bạn có thể tự pha nước muối tại nhà hoặc mua nước muối sinh lý để sử dụng.

Cách thực hiện:

– Ngậm khoảng 10 đến 20ml nước muối vào trong miệng

– Súc miệng mỗi bên má trong 30 giây, súc miệng nhiều hơn tại vị trí nướu trong cùng bị viêm, sau đó nhổ ra

– Tiếp tục súc miệng lần thứ 2 tương tự. Thời gian súc miệng lần 2 là 60 giây, rồi nhổ ra

– Súc miệng lại bằng nước sạch

– Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần

1.2. Tỏi trị sưng nướu răng

Trong tỏi có chứa hàm lượng allin lớn, chất này bị oxy hóa sẽ chuyển thành allicin có tác dụng kháng khuẩn mạnh. Hơn nữa, trong tỏi còn chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hóa và khoáng chất tốt cho cơ thể.

Vì thế, tỏi có công dụng sát khuẩn, giảm đau nhức, kháng viêm và giảm viêm hiệu quả, có thể dùng để trị viêm nướu răng.

Bạn có thể dùng tỏi trị sưng nướu răng trong cùng bằng cách sau:

– Tỏi bóc sạch vỏ, đập dập hoặc thái thành lát mỏng

– Sau đó đắp vào vị trí nướu trong cùng bị viêm nhiễm

– Sau khoảng 5 đến 10 phút thì nhổ ra và súc miệng lại bằng nước sạch

– Thực hiện mỗi ngày 2 lần

1.3. Trị sưng nướu răng trong cùng với gừng

Theo y học cổ truyền, gừng là dược liệu có tính ấm, vị cay, giúp kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau hiệu quả. Trong củ gừng còn chứa thành phần zingibain, giúp tiêu diệt vi khuẩn và kiểm soát viêm tốt.

Một số cách trị sưng nướu bằng gừng:

– Cách 1: Đập dập củ gừng tươi, đắp vào vùng nướu bị sưng trong khoảng 15 – 20 phút rồi súc miệng lại với nước sạch

– Cách 2: Súc miệng với nước gừng 3 lần/ngày, mỗi lần 2 – 3 phút

– Cách 3: Uống trà gừng bằng cách hãm gừng tươi với một ly nước ấm khoảng 5 – 10 phút để uống trực tiếp

Gừng tươi trị sưng nướu răng trong cùng

Gừng tươi trị sưng nướu răng trong cùng

1.4. Sử dụng mật ong

Mật ong có tính sát khuẩn, ngừa viêm và làm lành các niêm mạc bị tổn thương. Do vậy, mật ong là dược liệu được dùng phổ biến để điều trị các bệnh viêm nhiễm, trong đó có sưng nướu răng.

Hoạt chất Hydrogen peroxide trong mật ong có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn, virus và nấm men. Nhờ đó, mật ong giúp ngăn ngừa vi sinh vật có hại và kiểm soát tình trạng viêm nhiễm. Thoa mật ong nguyên chất lên vị trí bị sưng đau là cách đơn giản nhất để cải thiện sưng nướu.

Bạn thực hiện như sau:

– Vệ sinh răng miệng và dùng khăn sạch thấm khô vùng nướu bị sưng

– Dùng tăm bông nhúng vào mật ong, sau đó thoa vào vùng nướu bị sưng

– Sau khoảng 5 đến 10 phút thì súc miệng lại với nước ấm

– Thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày hoặc dùng nhiều hơn nếu tình trạng sưng đau gây khó chịu

1.5. Sử dụng nha đam tươi

Nha đam chứa đến 75 thành phần dinh dưỡng có lợi cho cơ thể gồm các vitamin, khoáng chất và nhiều chất chống oxy hóa. Trong đó, hoạt chất acid salicylic, saponin, anthraquinone, sterol,… có công dụng sát khuẩn, giảm đau, chống viêm, ức chế hoạt động của vi sinh vật có hại và chống lại gốc tự do gây hại cho cơ thể.

Do đó, nha đam có tác dụng đẩy lùi các biểu hiện của viêm nướu gồm đau nhức nướu, sưng nướu, hôi miệng,…

Cách thực hiện:

– Rửa lá nha đam và lau khô bằng khăn sạch

– Dùng dao cắt bỏ lớp vỏ bên ngoài của nha đam để lấy phần gel bên trong

– Dùng một đoạn nhỏ của gel nha đam, đặt lên vùng nướu bị sưng

– Nhẹ nhàng massage nướu bằng gel nha đam trong 2 – 3 phút

– Để gel thẩm thấu vào nướu trong 10 – 15 phút

– Sau đó rửa sạch lại miệng nhẹ nhàng bằng nước ấm

1.6. Chữa sưng nướu răng bằng túi trà xanh

Dùng trà xanh để trị viêm nướu răng là khá phổ biến bởi thành phần axit tannic trong trà xanh có tác dụng làm giảm viêm nhanh chóng.

Người bị sưng nướu răng cần chuẩn bị túi trà xanh pha sẵn, ấm hoặc ly pha trà và nước sôi. Ngâm túi trà xanh trong nước sôi để được nước trà xanh, sau đó để nguội. Nước trà thì dùng để uống và còn túi trà sẽ đặt vào phần nướu bị sưng trong 5 – 10 phút.

1.7. Lá ổi chữa sưng nướu

Các hợp chất tự nhiên trong lá ổi như isoflavonoid, kaempferol, axit galic, catechin,… có thể thẩm thấu vào sâu bên trong mô nướu giúp loại bỏ vi khuẩn và giảm viêm.

Lá ổi còn chứa flavonoid có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm rất tốt. Với dược tính và công dụng đa dạng, lá ổi có thể đẩy lùi phần nào triệu chứng sưng nướu và hỗ trợ bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Cách sắc nước lá ổi chữa sưng nướu răng trong cùng:

– Chuẩn bị nắm lá ổi tươi, rửa sạch và để ráo nước

– Cho lá ổi vào nồi đun cùng 300 – 350ml nước và đun nhỏ lửa trong 3 phút

– Đợi nước nguội và chia thành 2 phần bằng nhau

– Mỗi lần dùng nước lá ổi ngậm hoặc súc miệng để giảm đau, sưng nướu

Lá ổi chữa sưng nướu răng

Lá ổi chữa sưng nướu răng

2. Cách trị sưng nướu triệt để tại nha khoa

Tùy vào nguyên nhân và mức độ sưng nướu mà bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp khác nhau. Điều trị sớm bệnh lý sẽ giúp người bệnh phòng ngừa được nhiều rủi ro nguy hiểm khác.

Các biện pháp điều trị sưng nướu răng trong cùng hiện nay bao gồm:

2.1. Cạo vôi răng

Nếu chân răng bị kích ứng do mảng bám và vi khuẩn hình thành lâu ngày trên răng thì cần lấy cao răng. Cạo vôi răng bằng các dụng cụ chuyên dụng sẽ làm sạch, làm mịn bề mặt răng mà không gây ảnh hưởng tới răng. Qua đó ngăn ngừa tích tụ mảng bám khi ăn uống hàng ngày.

Ngay cả khi không bị sưng nướu răng, bạn cũng nên đến nha khoa để cạo vôi răng định kỳ mỗi 6 tháng/lần để ngăn ngừa bệnh lý về răng miệng.

2.2. Dùng thuốc điều trị sưng nướu

Bác sĩ chỉ định các loại thuốc giảm đau, kháng viêm đối với những người bị sưng nướu, viêm nha chu hoặc áp xe răng. Sử dụng thuốc kháng sinh để loại bỏ vi khuẩn có hại.

Với trường hợp viêm nha chu, áp xe răng nặng hơn sẽ cần thực hiện các biện pháp nha khoa như chích rạch khối áp xe, chích ổ mủ, ghép vạt lợi,… Đồng thời có thể cần điều trị kháng sinh qua đường tĩnh mạch để có hiệu quả cao, tránh rủi ro không đáng có.

2.3. Lấy tủy răng

Nếu răng bị sưng do nhiễm trùng nghiêm trọng và có hiện tượng chết tủy răng thì cần làm sạch tủy, loại bỏ vi khuẩn gây viêm nhiễm từ chân răng. Sau khi điều trị tủy triệt để bác sĩ sẽ chỉ định hàn răng hoặc bọc răng sứ để bảo vệ và phục hồi răng về cả mặt thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.

2.4. Nhổ răng khôn

Sưng nướu răng trong cùng xuất phát từ nguyên mọc răng khôn sẽ phải nhổ răng. Đặc biệt là các trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm hay đã có biến chứng.

Nhổ răng khôn giảm sưng nướu

Nhổ răng khôn giảm sưng nướu

Qua những thông tin trên, hy vọng bạn đã biết được các cách trị sưng nướu răng trong cùng. Nếu tình trạng sưng đau kéo dài sau 2 – 3 ngày thì bạn nên thăm khám và xử lý điều trị kịp thời tại các cơ sở nha khoa uy tín. Nếu chủ quan có thể làm bệnh lý trở nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Sưng nướu răng
Sưng nướu răng có mủ: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Sưng nướu răng có mủ: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Sưng nướu răng có mủ là tình trạng mà không ít người gặp phải. Bệnh có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng đều gây ra không

Ngày 31/01/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Tại sao nướu răng bị sưng? Biện pháp phòng ngừa hiệu quả

Tại sao nướu răng bị sưng? Biện pháp phòng ngừa hiệu quả

Sưng nướu răng là tình trạng phần mô nướu quanh chân răng tổn thương, làm sưng tấy và đau nhức. Đây là bệnh về nướu phổ biến ở mọi lứa

Ngày 20/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Sưng nướu răng: Nguyên nhân, tác hại và cách điều trị

Sưng nướu răng: Nguyên nhân, tác hại và cách điều trị

Sưng nướu răng là tình trạng nướu tấy đỏ, sưng phù khiến người bệnh đau nhức, khó chịu, khó ăn uống… Để phòng ngừa nướu bị sưng chúng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Nướu bị sưng là dấu hiệu của bệnh gì, Tìm hiểu nguyên nhân

Nướu bị sưng là dấu hiệu của bệnh gì, Tìm hiểu nguyên nhân

Được giải đáp bởi Bác sĩ Nha khoa Phạm Thị Hạnh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia niềng răng, bọc răng sứ  – Nha

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phạm Thị Hạnh
Sưng nướu răng trong cùng hàm dưới có tự hết không?

Sưng nướu răng trong cùng hàm dưới có tự hết không?

Sưng nướu răng trong cùng hàm dưới hay viêm nướu răng là bệnh lý về răng phổ biến nhiều người mắc phải. Sưng nướu răng có thể do nhiều

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phạm Thị Hạnh
Sưng rộp nướu răng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục

Sưng rộp nướu răng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục

Mô nướu là nơi có độ mềm tự nhiên và rất nhạy cảm nên có nhiều tác nhân dễ gây sưng rộp nướu. Sưng nướu sẽ gây cảm giác đau răng hoặc

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh