Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Tăm xỉa răng nha khoa là gì? Cách dùng tăm nha khoa đúng kỹ thuật

Tăm xỉa răng nha khoa là dụng cụ làm sạch răng được nhiều người sử dụng để loại bỏ mảng bám trong kẽ răng. Hơn nữa, mọi đối tượng đều có thể sử dụng tăm nha khoa. Song, bất kỳ sản phẩm nào cũng có ưu điểm và hạn chế, bạn cần biết cách dùng để đảm bảo hiệu quả tốt nhất. Bài viết sau sẽ nêu những thông tin chi tiết về chỉ nha khoa. Cùng tham khảo ngay!

1. Tăm chỉ nha khoa là gì

Tăm xỉa nha khoa (1) hay chỉ nha khoa là loại chỉ đặc biệt dùng riêng trong lĩnh nha khoa. Thay vì làm từ vải, loại chỉ này làm từ sợi nylon hoặc polymer polytetrafluoroethylene có kích thước nhỏ, mảnh, sử dụng để làm sạch kẽ răng. Chỉ nha khoa được ra đời với mục đích tăng hiệu quả làm sạch răng miệng bởi bàn chải không làm sạch mảng bám và thức ăn thừa trong các kẽ.

Chỉ nha khoa là phát minh của bác sĩ Levi Spear Palmy. Ông đã khuyên mọi người nên làm sạch răng bằng chỉ tơ tằm vào năm 1815. Vào năm 1898, chỉ nha khoa được sản xuất. Tập đoàn Johnson & Johnson là đơn vị cấp bằng sáng chế.

Trước đây, thuật ngữ chỉ nha khoa còn khá mới mẻ với người Việt. Tuy nhiên những năm gần đây, vật dụng này đã sử dụng phổ biến hơn. Với sự hỗ trợ của tăm nha khoa, việc chăm sóc răng miệng dễ dàng và mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt, tăm nha khoa cần thiết với người niềng răng và mắc bệnh lý như viêm nha chu, viêm quanh chân răng, viêm lợi,…

Chỉ nha khoa có màu trắng nhưng một số thương hiệu có thể sản xuất thêm nhiều màu sắc khác, phủ thêm sáp, hương liệu để tạo mùi hương. Hiện nay, có rất nhiều hãng sản xuất tăm nha khoa và bạn có thể dễ dàng chọn được sản phẩm thích hợp với nhu cầu.

Tìm hiểu về tăm xỉa răng nha khoa

Tìm hiểu về tăm xỉa răng nha khoa

2. Công dụng của tăm xỉa nha khoa

Tăm nha khoa (2) được đánh giá là dụng cụ làm sạch răng miệng hiệu quả. Không chỉ loại bỏ mảng bám, sử dụng chỉ nha khoa còn hạn chế vôi hóa trên răng và phòng ngừa nhiều vấn đề răng miệng thường gặp. Đây là vật dụng an toàn có tác dụng cao hơn hẳn tăm tre.

2.1. Giảm viêm nướu và chảy máu chân răng

Theo nhiều nghiên cứu, người dùng chỉ nha khoa thường xuyên và đúng cách ít bị viêm lợi, chảy máu chân răng. Khi bị cũng ít nghiêm trọng hơn với người không dùng. Nguyên nhân là do công dụng làm sạch hiệu quả của chỉ nha khoa với vị trí kẽ răng, điểm tiếp xúc giữa nướu và chân răng.

Vị trí khe ở giữa nướu và chân răng dễ bị tổn thương khi đánh răng, thức ăn thừa mắc kẹt hoặc vôi răng lắng đọng. Càng để lâu, mảng bám càng dày và nhiều hơn, lâu dài dẫn đến viêm nướu.

2.2. Giúp răng khỏe mạnh

Ở cả người lớn tuổi và trẻ tuổi, nếu mắc nhiều bệnh lý răng miệng sẽ khiến sức khỏe răng suy giảm. Chăm sóc, bảo vệ răng kém khiến răng dễ lung lay và rụng hơn. Vệ sinh răng miệng với chỉ nha khoa giúp nướu răng khỏe mạnh, tăng tuổi thọ của răng.

2.2. Giúp hơi thở thơm tho

Cấu tạo của răng gồm 5 mặt trên, nếu chỉ dùng bàn chải đánh răng sẽ không thể làm sạch răng toàn diện. Các mảng bám cứng đầu sẽ bám dính trên răng. Về lâu dài, thức ăn kẹt ở kẽ răng sẽ lên men và sản sinh vi khuẩn khiến hơi thở có mùi. Do đó, dùng chỉ nha khoa hàng ngày giúp ngăn chặn những hậu quả xấu này.

2.3. Nụ cười trắng sáng hơn

Dùng chỉ tơ nha khoa góp phần loại bỏ mảng bám cứng đầu trên răng. Từ đó loại bỏ tác nhân gây vàng răng. Bàn chải khó làm sạch cặn kẽ tuy nhiên nếu dùng tăm nha khoa thường xuyên, hàm răng của bạn sẽ trắng lên trông thấy.

Công dụng của tăm xỉa nha khoa

Công dụng của tăm xỉa nha khoa

2.4. Phòng ngừa tiểu đường

Nguyên nhân gây tiểu đường có thể xuất phát từ vi khuẩn trong khoang miệng. Khi không vệ sinh răng miệng sạch sẽ, vi khuẩn phát triển mạnh và gây biến chứng khó lường, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Do đó, bạn nên dùng chỉ nha khoa thường xuyên để giảm nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm này.

2.5. Hạn chế bệnh đường hô hấp

Trong quá trình ăn uống, các mảng bám thức ăn còn sót lại trên răng không được vệ sinh kỹ sẽ phát triển thành vi khuẩn. Các loại đồ ăn, thức uống mới sẽ cuốn theo vi khuẩn trôi xuống cổ họng và đi tới đường hô hấp.

Những loại vi khuẩn gây biến chứng và phát triển thành viêm phổi, viêm phế quản, viêm đường hô hấp cấp,… Dùng tăm xỉa răng nha khoa để làm sạch mảng bám thức ăn, vi khuẩn là biện pháp cần thiết để ngăn ngừa bệnh lý nguy hiểm.

3. Tăm chỉ nha khoa có mấy loại

Dựa vào hình thức, tăm chỉ nha khoa có 2 loại (3) là chỉ nha khoa dạng cuộn và tăm chỉ kẽ răng.

– Chỉ nha khoa dạng cuộn: chỉ nha khoa dạng cuộn được cuộn tròn theo chiều dài cố định khoảng 40 – 50m. Khi sử dụng, bạn cần cắt một đoạn vừa đủ để làm sạch kẽ răng và cất phần chỉ còn lại dùng dần. Ưu điểm của chỉ dạng cuộn là nhỏ gọn, dễ dàng mang theo bên mình và tiết kiệm khi dùng.

– Tăm chỉ nha khoa: tăm chỉ nha khoa còn được là chỉ nha khoa có cán. Loại này bao gồm phần cán nhựa dài, phía đầu hình chữ C và sợi chỉ nối giữa 2 đầu. Với tăm chỉ nha khoa, bạn dễ dàng sử dụng để làm sạch kẽ răng ở các răng nằm sâu bên trong. Loại này thường khuyên dùng cho những người mới bắt đầu dùng chỉ nha khoa. Hạn chế của tăm chỉ nha khoa là khá cồng kềnh và dùng được cho người đang niềng răng.

Cả hai loại chỉ nha khoa đều có hiệu quả tương tự trong việc làm sạch. Nếu mới bắt đầu sử dụng, bạn nên dùng tăm chỉ nha khoa để việc sử dụng dễ dàng hơn.

4. Cách dùng tăm nha khoa hiệu quả

Để đạt được hiệu quả cao nhất, làm sạch khoang miệng chuyên sâu thì bạn cần dùng chỉ nha khoa theo hướng dẫn. Cách dùng cũng đơn giản và tuỳ thuộc vào loại chỉ bạn sử dụng.

4.1. Với chỉ nha khoa dạng cuộn

Đối với chỉ dạng cuộn, bạn có thể cắt chiều dài như ý muốn, các bước cụ thể như sau:

– Bước 1: cắt một đoạn chỉ dài 45 – 60cm, ở 2 đầu quấn vào hai ngón tay giữa và chừa lại 3 – 5 cm để vệ sinh răng

– Bước 2: giữ cho sợi chỉ chắc bằng ngón cái và ngón trỏ

– Bước 3: đặt chỉ vào khe ở giữa hai răng, lướt lên xuống nhẹ nhàng, chà xát vào cả 2 mặt của kẽ răng để loại bỏ hết mảng bám và thức ăn thừa. Cần lưu ý tránh lướt chỉ vào nướu, bởi có thể gây xước hoặc bầm tím nướu. Khi chỉ đã chạm vào nướu thì cần uốn cong sợi chỉ tại chân răng để tạo hình chữ C, như vậy sẽ làm sạch hiệu quả hơn

– Bước 4: lặp lại các bước như trên với răng khác, mỗi khẽ răng bạn nên tịnh tiến 1 đoạn chỉ nha khoa mới và sạch

– Bước 5: nhấc nhẹ sợi chỉ ra khỏi kẽ răng, dùng nước sạch hoặc nước súc miệng để làm sạch miệng

Đối với người đang niềng răng, việc dùng chỉ nha khoa sẽ khó khăn và mất nhiều thời gian hơn. Do đó, bạn nên chọn loại chỉ được làm bằng sáp, chúng ít bị rách và kẹt lại giữa các mắc cài. Các bước thực hiện:

– Bước 1: cắt đoạn khoảng 45 – 60cm chỉ sáp nha khoa

– Bước 2: đứng trước gương để quan sát dễ dàng và đảm bảo rằng chỉ nha khoa đi đến đúng các kẽ răng.

– Bước 3: bắt đầu bằng cách luồn chỉ vào giữa răng và dây chính, cuộn xoắn 2 đầu của chỉ quanh ngón trỏ để giúp di chuyển chỉ dễ dàng hơn

– Bước 4: lấy tay đưa chỉ vào giữa hai răng nhẹ nhàng trước khi di chuyển lên – xuống theo các mặt của răng. Khi vệ sinh răng trên, bạn tạo hình chữ U ngược bằng chỉ để vệ sinh các góc khuất. Tiếp theo là lướt xuống dưới để làm sạch bề mặt bên của răng còn lại

– Bước 5: nhẹ nhàng lấy chỉ nha khoa ra và tháo từ phía sau dây, tránh bật chỉ ra khỏi răng, như vậy rất dễ đứt

– Bước 6: làm tương tự với hàm răng tiếp theo cho đến khi vệ sinh sạch toàn bộ hàm

4.2. Với chỉ nha khoa dạng tăm

Đối với chỉ dạng tăm, bạn thực hiện theo các bước sau đây:

– Bước 1: dùng ngón tay giữ chắc thân tăm và đưa đầu tăm vào kẽ răng cần làm sạch

– Bước 2: quay đầu tăm lại, dùng đầu nhọn để xỉa các kẽ răng, loại bỏ mảng bám, thức ăn

– Bước 3: súc miệng lại với nước sạch hoặc nước súc miệng để loại bỏ vi khuẩn và vôi răng còn đọng lại

Cách dùng chỉ nha khoa dạng tăm

Cách dùng chỉ nha khoa dạng tăm

5. Sai lầm khi sử dụng chỉ nha khoa

Có nhiều người dù dùng thường xuyên nhưng vẫn chưa thực sự hiểu rõ công dụng và cách dùng của chỉ nha khoa. Qua đó dẫn tới việc vệ sinh răng miệng sai cách, chẳng hạn như:

– Dùng quá mạnh tay: nhiều người do chưa quen nên dùng lực mạnh quá đà, khiến sợi chỉ cắt vào nướu, làm tổn thương tới các mô mềm, gây chảy máu hoặc tách chân bám của nướu và răng

– Dùng quá tiết kiệm: một đoạn chỉ ngắn nên dùng để vệ sinh từng kẽ răng. Thế nhưng vì tiết kiệm mà nhiều người dùng chung 1 đoạn cho tất cả kẽ răng. Điều này ô tình giúp cho vi khuẩn lây lan trên diện rộng, gây ra hôi miệng. Độ dài sợi chỉ nên dài hơn 30cm để cố định và kiểm soát dễ dàng

– Dùng chỉ quá to và xơ cứng: sợi chỉ to, xơ cứng không khác gì với tăm xỉa răng truyền thống. Nếu dùng lâu ngày sẽ làm thưa răng, khiến mảng bám càng dễ mắc kẹt hơn. Do đó, nên dùng loại chỉ mềm, mịn để tránh gây tổn thương cho men răng và mô răng.

– Không dùng cho trẻ em: nhiều người thường nghĩ, chỉ nha khoa chỉ phù hợp với người lớn, còn trẻ em là không cần thiết, điều này là hoàn toàn sai lầm. Bởi trẻ nhỏ từ 5 – 6 tuổi biết cách làm sạch răng với chỉ nha khoa là vô cùng cần thiết, giúp bé có được hàm răng chắc khỏe sau này

– Dùng nhiều lần: tuy chỉ nha khoa có nhiều công dụng vượt trội. Nhưng nếu sử dụng quá nhiều có thể gây ra những tổn thương cho nướu, niêm mạc răng, nhất là khi sử dụng không đúng cách. Do đó, cách tốt nhất là sử dụng chỉ nha khoa một lần một ngày để có hiệu quả tối ưu nhất

Trên đây là những thông tin về tăm xỉa răng nha khoa mà bạn cần nắm rõ. Đây là dụng cụ làm sạch khoang miệng chuyên sâu, phòng ngừa nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Tuy nhiên, để phát huy hết tác dụng, bạn cần biết cách sử dụng chỉ nha khoa đúng, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề cách dùng chỉ nha khoa
Giải đáp: Dùng chỉ nha khoa có làm thưa răng hay không?

Giải đáp: Dùng chỉ nha khoa có làm thưa răng hay không?

Chỉ nha khoa được rất nhiều bác sĩ trong lĩnh vực nha khoa khuyến cáo sử dụng để làm sạch răng miệng hàng ngày. Tuy nhiên, không ít

Ngày 28/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng chỉ nha khoa chuẩn nhất

Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng chỉ nha khoa chuẩn nhất

Chỉ nha khoa có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe răng, nướu. Tuy nhiên, nếu như bạn dùng sai cách thì sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho răng

Ngày 28/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Hướng dẫn chi tiết cách dùng tăm chỉ nha khoa tại nhà

Hướng dẫn chi tiết cách dùng tăm chỉ nha khoa tại nhà

Tăm chỉ nha khoa là một dụng cụ vệ sinh răng miệng được rất nhiều người sử dụng để làm sạch răng, nướu hàng ngày. Tuy nhiên, không phải

Ngày 31/01/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Sáp nha khoa: Tác dụng và hướng dẫn sử dụng chi tiết

Sáp nha khoa: Tác dụng và hướng dẫn sử dụng chi tiết

Sáp nha khoa (Dental Wax) là sản phẩm được sử dụng được sử dụng trong lĩnh vực nha khoa. Sản phẩm có tính mềm, dễ uốn nhưng không trong

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Tác dụng của chỉ nha khoa | Cách dùng chỉ nha khoa đúng cách

Tác dụng của chỉ nha khoa | Cách dùng chỉ nha khoa đúng cách

Bạn đang nản lòng khi không biết cách dùng chỉ nha khoa đúng cách? Bạn đang thắc mắc tác dụng của chỉ nha khoa là gì mà tất cả các nha

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Bật mí 3 cách dùng chỉ nha khoa “chuẩn không cần chỉnh”

Bật mí 3 cách dùng chỉ nha khoa “chuẩn không cần chỉnh”

3 cách dùng chỉ nha khoa sẽ được phân chia thành các kiểu dạng cuộn thông thường, đối với người niềng răng và dạng có cán cầm tay. Khi

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam