Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì để nhanh khỏi? Lưu ý quan trọng

Nhiệt miệng là tình trạng xuất hiện phổ biến ở trẻ nhỏ, thường tái phát nhiều lần và làm bé khó chịu. Để điều trị tình trạng này, ngoài việc chăm sóc thì bố mẹ cũng cần chú ý đến dinh dưỡng của trẻ, nhất là tìm hiểu trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì để đưa vào thực đơn hàng ngày.

1. Trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì để nhanh khỏi?

Để vết nhiệt miệng mau khỏi, một giải pháp hữu hiệu mà bố mẹ có thể tham khảo và áp dụng đó là xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh cho trẻ như:

1.1. Nước củ cải

Củ cải trắng là thực phẩm quen thuộc trong nhiều bữa ăn hàng ngày của người Việt. Trong củ cải trắng có 92% là nước, lá và ngọn chứa tinh dầu, vitamin A, C giúp thanh lọc cơ thể, giải nhiệt, làm lành vết lở nhanh chóng. Theo Đông Y, củ cải trắng có vị cay, tính mát, làm mát cơ thể và điều trị nhiệt miệng hiệu quả.

Cách điều trị nhiệt miệng cho bé bằng củ cải trắng như sau:

– Dùng 300gr củ cải trắng, rửa sạch, gọt vỏ.

– Cắt củ cải thành miếng nhỏ rồi cho vào máy xay.

– Vắt lấy nước cốt từ củ cải đã xay nhuyễn.

– Sau khi lấy hết nước cốt củ cải, pha thêm với nước sôi để nguội để làm giảm độ cay của củ cải.

– Dùng nước súc miệng củ cải mỗi ngày 3 lần cho đến khi giảm nhiệt miệng hẳn.

Nước củ cải trị nhiệt miệng

Nước củ cải trị nhiệt miệng

1.2. Nước ép cà chua

Trong cà chua có chứa các chất chống viêm giúp ngăn ngừa viêm nhiễm, hỗ trợ làm lành các vết loét do nhiệt miệng gây ra như Carotenoid, Bioflavonoid. Cà chua có vị chua thanh, không có quá nhiều axit nên sẽ không làm vết nhiệt miệng trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, cà chua cũng có nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe như Vitamin C, Vitamin A, Vitamin B6, Vitamin K, Magie, Canxi, Photpho, Mangan,…

Cách làm nước ép cà chua trị nhiệt miệng cho bé:

– Lấy 1 quả cà chua và 1 củ cà rốt rửa sạch, cắt nhỏ rồi cho vào máy ép lấy nước.

– Cho hỗn hợp ra ly, có thể thêm đá và đường rồi thưởng thức.

– Uống nước ép cà chua sau khi ăn, không dùng cho người gặp vấn đề về tiêu hóa hoặc mắc các bệnh về dạ dày.

Nước ép cà chua

Nước ép cà chua

1.3. Rau diếp cá

Theo y học hiện đại, rau diếp cá có chứa chất kháng sinh Decanoyl-Acetaldehyd, có tác dụng kháng khuẩn, thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Diếp cá thường được sử dụng làm loại nước uống trị nhiệt miệng an toàn và dễ thực hiện.

Cách làm nước ép diếp cá giải nhiệt:

– Lấy khoảng 300g lá diếp cá bỏ lá non, ngâm với nước muối pha loãng, rửa sạch, để ráo nước.

– Cho diếp cá vào máy xay, ép lấy nước cốt.

– Lọc lại nước qua rây, bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần trong ngày.

Nước rau diếp cá

Nước rau diếp cá

1.4. Rau ngót

Theo Đông Y, rau ngót có tác dụng giải độc, mát huyết, lợi tiểu, viêm phổi, dùng chữa ho, sốt cao. Lá rau ngót có chứa nhiều Photpho, Canxi và Vitamin C và nhiều Axit Amin giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Rau ngót còn có hiệu quả cao đối với những người bị nhiệt miệng.

Cách chữa nhiệt miệng bằng rau ngót đơn giản như sau:

– Chuẩn bị lá rau ngót sạch.

– Rửa sạch và giã nát, bỏ bã, lấy nước cốt.

– Thêm một chút mật ong vào cùng nước cốt rau ngót.

– Lấy tăm bông chấm hỗn hợp bôi chỗ nhiệt miệng.

– Sau ngày 2 – 3 lần sẽ thấy vết loét giảm đi đáng kể.

Nước rau ngót điều trị nhiệt miệng hiệu quả

Nước rau ngót điều trị nhiệt miệng hiệu quả

1.5. Nước khế chua

Quả khế chua có tính bình, vị chua, có công dụng kháng viêm. Với Y học hiện đại, khế chua chứa vitamin C, B1, B2, A, Acid Oxalic và các khoáng chất: Na, Calci, Fe, K nên giúp thanh nhiệt cơ thể.

Cách sử dụng nước khế chua chữa nhiệt miệng cho bé:

– Đun 3 quả khế đã rửa sạch, cắt miếng cùng 500ml nước.

– Khi sôi thì chỉnh lửa nhỏ, đun thêm khoảng 5 phút.

– Lọc lấy nước hỗn hợp đã đun, cho vào chai để súc miệng hàng ngày.

– Thực hiện vào khi sau ăn và trước khi đi ngủ trong 3 – 4 ngày để có hiệu quả.

Nước khế chua

Nước khế chua

1.6. Nước nha đam

Trong nha đam chứa nhiều nguyên tố vi lượng, Acid Amin, Vitamin và các Polisaccarit, Monosaccarit như Glucose, Xylose, Xenlulo, Acemannan, Aldopentose, Rhamnose,… có công dụng kháng khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ làm lành vết thương.

Cách nấu nước nha đam giảm nhiệt miệng:

– Rửa sạch nha đam, gọt vỏ, lấy phần gel cắt hạt lựu, ngâm với nước muối pha loãng.

– Sau 5 đến 10 phút thì vớt ra, nhúng qua nước sôi khoảng 30 giây, rồi cho vào đá lạnh ngâm khoảng 10 phút rồi vớt ra để ráo nước.

– Cho khoảng 2 lít nước vào nồi, nấu với một ít lá dứa, đường phèn. Khi lá dứa đổi màu thì vớt ra, cho nha đam vào đun 1 đến 2 phút thì tắt bếp.

– Chờ nước nguội thì có thể bảo quản trong tủ lạnh hoặc thêm ít đá để uống.

Trong nha đam hỗ trợ làm lành vết thương

Trong nha đam hỗ trợ làm lành vết thương

1.7. Sữa chua

Sữa chua chứa men vi sinh sống, lợi khuẩn như lactobacillus tốt cho cơ thể. Nếu nhiệt miệng xảy ra do vi khuẩn HP hoặc viêm ruột, ăn sữa chua giúp tiêu diệt vi khuẩn HP hiệu quả. Hơn nữa, ăn sữa chua mỗi ngày còn giúp ngăn chặn sự hình thành các vết loét mới ở nướu và khoang miệng.

Sữa chua có kết cấu mềm, mịn và mát giúp các vết loét bớt đau rát. Trong thời gian bị nhiệt miệng, nên cho bé ăn 2 – 3 hộp sữa chua mỗi ngày. Điều này không chỉ tốt cho vết loét miệng mà còn giúp quá trình tiêu hoá được thuận lợi hơn.

1.8. Bổ sung Vitamin

Tăng cường sức đề kháng để loại bỏ vi khuẩn là cách điều trị nhiệt miệng an toàn và khoa học. Bạn có thể bổ sung cho trẻ các thực phẩm giàu Vitamin như:

– Vitamin B: Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B như sữa gạo, sữa đậu nành, gà, trứng cá, thịt bò, nước dừa,…

– Sắt: Thực phẩm giàu sắt như: ngũ cốc, gan gà, trứng, động vật có vỏ như ốc, trai, hàu,…

– Axit folic: Chất này có nhiều trong các loại rau xanh đậm như rau chân vịt, măng tây, cải xanh,…

2. Trẻ bị nhiệt miệng nên kiêng ăn gì để nhanh lành?

Ngoài những thực phẩm nên ăn khi bị nhiệt miệng, trẻ cũng nên tránh các món ăn sau có thể làm tăng giảm giác đau rát, làm bệnh nghiêm trọng hơn:

– Đồ ăn và các trái cây chứa nhiều axit: đây là nhóm thực phẩm cần tránh do axit sẽ làm vết viêm loét miệng lâu lành hơn, thậm chí xuất hiện nhiều hơn. Vì thế, hãy tránh xa loại quả nhiều axit như mận xanh, chanh, dứa,…

– Đồ ăn cay nóng: Vị cay từ ớt hoặc nhiệt độ cao sẽ làm kích ứng khiến nhiệt miệng nặng hơn. Ngoài ra, khi chế biến thực phẩm ăn cho trẻ cũng cần tránh dùng nhiều gia vị kể cả vị cay hay mặn để vết nhiệt miệng mau lành hơn.

– Thực phẩm chứa nhiều đường: Không nên cho trẻ ăn nhiều bánh kẹo, đồ ăn nhiều đường. Vì đây là nguyên nhân hàng đầu gây sâu răng và nhiều bệnh răng miệng khác. Khi đó vi khuẩn sẽ tích tụ nhiều khiến cho vết loét khó hồi phục.

– Đồ ăn chiên rán, dầu mỡ: Đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ gây nóng trong người. Đồng thời chúng khá cứng và giòn nên dễ gây thêm các tổn thương mô mềm trong khoang miệng khiến các vết loét lan rộng hơn. Nếu muốn trị nhiệt miệng nhanh, tốt nhất cần phải hạn chế tối đa việc cho trẻ ăn các món này.

Trẻ bị nhiệt miệng nên kiêng ăn gì để nhanh lành

Trẻ bị nhiệt miệng nên kiêng ăn gì để nhanh lành

3. Cách chăm sóc và phòng ngừa trẻ bị nhiệt miệng

Nhiệt miệng khiến bé cảm thấy khó chịu. Ngoài việc áp dụng các cách chữa trị cho trẻ thì bố mẹ cần lưu ý khi chăm sóc và ngăn ngừa trẻ bị nhiệt miệng như sau:

– Chia nhỏ bữa ăn và cho trẻ ăn từng ít một. Không ăn thức ăn quá nóng. Mẹ cần tránh cho nhiều gia vị, nhất là vị cay và chua.

– Tăng cường các loại rau và trái cây có tính mát và hàm lượng vitamin A, C cao như cà chua, cam, cà rốt,…

– Cho bé nghỉ ngơi đúng giờ và đủ giấc.

– Giữ gìn vệ sinh răng miệng cho trẻ, đánh răng nhẹ nhàng cho trẻ để không làm tổn thương niêm mạc miệng. Súc miệng bằng nước muối ấm hàng ngày để sát trùng và làm sạch miệng, họng.

– Thường xuyên đưa trẻ đi khám nha khoa định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề bệnh lý răng miệng, tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm.

Cách chăm sóc và phòng ngừa trẻ bị nhiệt miệng

Cách chăm sóc và phòng ngừa trẻ bị nhiệt miệng

Thông thường, trẻ bị nhiệt miệng sẽ khỏi trong 1 đến 2 tuần. Nếu tình trạng này kéo dài ảnh hưởng đến ăn uống và sinh hoạt của trẻ thường ngày, bố mẹ nên đưa trẻ thăm khám bác sĩ.

Hy vọng qua bài viết trên đã giúp bố mẹ biết thêm về trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì, kiêng gì và cách chăm sóc tại nhà phù hợp. Nếu tình trạng nghiêm trọng, phụ huynh nên cho bé đi khám để luôn đảm bảo an toàn cho con nhé.

Hiển thị nguồn

Hello Bác sĩ: “Bị nhiệt miệng nên ăn gì và kiêng ăn gì để nhanh khỏi?”

Báo sức khỏe và đời sống: “Cách chăm sóc đúng khi trẻ bị nhiệt miệng”

Kiến thức nha khoa: “Khi Bị Nhiệt Miệng Nên Kiêng Ăn Gì?”

Nurofen: “What foods can you give your child with a sore throat?”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Bệnh nhiệt miệng
Bật mí 10 loại thuốc chấm nhiệt miệng an toàn và hiệu quả nhất

Bật mí 10 loại thuốc chấm nhiệt miệng an toàn và hiệu quả nhất

Nhiệt miệng là tình trạng niêm mạc miệng bị tổn thương, dẫn đến hình thành vết loét trong khoang miệng. Để vết loét nhanh chóng thuyên

Ngày 20/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang
Điểm danh top 15 loại thuốc sức nhiệt miệng được tin dùng

Điểm danh top 15 loại thuốc sức nhiệt miệng được tin dùng

Nhiệt miệng không chỉ xuất hiện ở người lớn mà còn gặp ở trẻ em. Có nhiều cách trị nhiệt miệng, trong đó sử dụng các loại thuốc sức

Ngày 19/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Giải đáp: Thuốc bôi nhiệt miệng nuốt có sao không

Giải đáp: Thuốc bôi nhiệt miệng nuốt có sao không

Nhiệt miệng là tình trạng các niêm mạc miệng bị tổn thương, dẫn đến viêm nhiễm, hình thành các vết loét ở trong miệng và kèm theo các

Ngày 06/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Top 12 loại thuốc chữa nhiệt miệng an toàn, hiệu quả nhanh

Top 12 loại thuốc chữa nhiệt miệng an toàn, hiệu quả nhanh

Nhiệt miệng là bệnh lý phổ biến có thể xảy ra với mọi độ tuổi và mọi đối tượng. Mặc dù không nguy hiểm tới sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng

Ngày 01/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Cách chữa nhiệt miệng dân gian an toàn và hiệu quả nhanh

Cách chữa nhiệt miệng dân gian an toàn và hiệu quả nhanh

Nhiệt miệng là bệnh lý thường gặp về răng miệng mà ai cũng từng mắc phải. Dù không quá nguy hiểm nhưng các vết loét do nhiệt miệng lại

Ngày 01/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Tại sao bị nhiệt miệng liên tục? Cách phòng tránh hiệu quả

Tại sao bị nhiệt miệng liên tục? Cách phòng tránh hiệu quả

Nhiệt miệng là tình trạng phổ biến và dễ gặp ở mọi lứa tuổi. Tại các vùng mô mềm trong miệng như má trong, môi, nướu xuất hiện các vết

Ngày 28/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam