Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Bật mí cách đánh răng đúng cách chỉ với 6 bước đơn giản

Bạn nên áp dụng cách đánh răng đúng cách để bảo vệ sức khỏe răng miệng bằng việc đánh răng nhẹ nhàng, tránh tổn thương cho răng và nướu, chải răng trong ít nhất 2 phút để bàn chải có đủ thời gian làm sạch toàn bộ khoang miệng. Đồng thời, hãy đợi ít nhất 30 phút sau khi ăn mới đánh răng để men răng của bạn có thể hấp thu khoáng chất và tránh bị ảnh hưởng bởi axit trong thức ăn. Cuối cùng hãy lưu ý làm sạch răng hàm và mặt trong của răng.

1. Những quy tắc vàng để đánh răng đúng cách

Đánh răng hàng ngày là một trong những cách phổ biến giúp giữ một hàm răng khỏe, đẹp. Có 5 quy tắc vàng để đánh răng đúng cách mà bạn nên áp dụng bao gồm: đánh răng tới mọi vị trí khác nhau, nhẹ nhàng khi đánh răng, đánh răng tối thiểu 2 phút mỗi lần, sau khi ăn 30 phút, cuối cùng là hãy lưu ý tới hàm và phía trong răng.

1.1. Đánh răng tới mọi vị trí khác nhau

Cách tốt nhất khi đánh răng là nên chải răng tới mọi vị trí để răng được chăm sóc một cách toàn diện. 

Bởi trên thực tế, không ít người mắc sai lầm khi vệ sinh hàm răng là chỉ đánh răng ở cùng một vị trí. Như vậy có thể bỏ sót nhiều điểm, dẫn tới vi khuẩn tích tụ gây hại cho răng miệng. 

Làm sạch toàn bộ các răng

Làm sạch toàn bộ các răng

1.2. Nhẹ nhàng khi đánh răng

Cách đánh răng đúng cách là cần thực hiện nhẹ nhàng để không xảy ra tình trạng chảy máu nướu. Nhẹ nhàng vệ sinh từ kẽ răng tới bề mặt răng giúp đạt hiệu quả tốt và tránh làm tổn thương đến mô nướu. 

Bên cạnh đó, bạn nên lựa chọn bàn chải lông mềm, nhẹ nhàng với răng và nướu, khi đánh nên chải theo chiều dọc của răng để tăng hiệu quả làm sạch cũng như hạn chế tổn thương răng, nướu. 

1.3. Đánh răng tối thiểu 2 phút

Để đạt được sức khỏe răng miệng tốt nhất, Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ khuyên rằng bạn nên đánh răng ít nhất 2 phút mỗi lần và đảm bảo chải qua từng kẽ răng. Có như vậy bàn chải mới phát huy tác dụng làm sạch, đồng thời không bỏ sót bất cứ vị trí nào.

1.4. Đánh răng sau khi ăn 30 phút

Theo lời khuyên của các chuyên gia nha khoa, bạn nên chờ ít nhất 30 phút sau khi ăn mới đánh răng để độ pH trong khoang miệng được cân bằng, tránh tình trạng men răng bị tổn thương hoặc xói mòn do lượng axit trong miệng tăng cao.

Khoảng thời gian chờ đợi này cho phép nước bọt được tiết ra để trung hòa axit, giúp răng hấp thụ canxi tốt hơn và trở nên chắc khỏe hơn, đồng thời giúp cung cấp lớp bảo vệ tốt nhất cho men răng.

1.5. Lưu ý tới răng hàm và phía trong răng

Không ít người có thói quen đánh răng phía ngoài hoặc chỉ lướt qua phần đầu răng. Trong khi đó, răng hàm là phần nhai nghiền chính dễ tích tụ mảng bám lại không được vệ sinh kỹ càng.

Người dùng cần chú ý tới phía trong răng và phía răng hàm để tăng hiệu quả làm sạch, từ đó có hàm răng chắc khỏe.

2. Dùng bàn chải đánh răng thế nào mới là đúng?

Dùng bàn chải đánh răng đúng cách bao gồm việc giữ bàn chải sạch sẽ và đổi bàn chải định kỳ 3 – 4 tháng/lần để đảm bảo hiệu quả làm sạch tốt nhất, ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ.

2.1. Giữ bàn chải sạch sẽ

Đảm bảo bàn chải sạch sẽ chính là cách ngăn ngừa vi khuẩn, tránh gây hôi miệng sâu răng. Trước và sau khi đánh răng cần rửa sạch bàn chải để hạn chế vi khuẩn tích tụ, lây nhiễm chéo trong khoang miệng. 

Đặc biệt, nên để bàn chải vào cốc hoặc giá đựng riêng, có nắp đậy và diệt khuẩn thường xuyên, tránh chạm bàn chải vào bồn rửa mặt hay bất kỳ vật dụng nào trong phòng tắm. 

2.2. Thay bàn chải định kỳ khoảng 3 đến 4 tháng một lần

Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nha khoa Hoa Kỳ vào năm 2018 chỉ rõ, thời gian tối ưu để thay đổi bàn chải đánh răng là từ 3 đến 4 tháng một lần. Bởi sử dụng bàn chải đánh răng quá lâu có thể khiến vi khuẩn tích tụ và dẫn đến nhiều vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm nha chu…

Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyên bạn nên đổi bàn chải đánh răng sớm hơn nếu bàn chải bị hư hỏng hoặc nếu bạn đang bị bệnh lý về răng miệng.

3. Chăm sóc nướu răng hàng ngày

Bên cạnh việc thường xuyên đánh răng, người dùng nên chú ý tới việc chăm sóc nướu răng bằng cách làm sạch kẽ răng thường xuyên bằng chỉ nha khoa hoặc trái cây tự nhiên.

3.1. Làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa

Người dùng nên kết hợp sử dụng chỉ nha khoa đánh bật thức ăn còn mắc kẹt giữa các kẽ răng. Vì vị trí kẽ răng khá khó để lấy sạch mảng bám, đây là khu vực vụn thức ăn rất dễ tích tụ phát triển thành cao răng. Đôi khi lông bàn chải không thể chạm tới toàn bộ kẽ răng. 

Cách làm: đặt chỉ vào giữa 2 răng, giữ sợi chỉ nha khoa bằng ngón tay cái và ngón trỏ, sau đó lướt sợi chỉ lên xuống một cách nhẹ nhàng, cọ xát vào bề mặt và kẽ mỗi răng. 

3.2. Làm sạch nướu tự nhiên bằng cách ăn trái cây

Các loại trái cây tươi giàu vitamin C như áo, dâu tây, cam quýt, cần tây… có thể nhẹ nhàng massage nướu, làm sạch răng và tăng cường quá trình sản xuất nước bọt trong miệng để trung hòa các axit malic và citric.

Bên cạnh đó, trái cây và rau quả chứa nhiều chất xơ có công dụng mài mòn và loại bỏ các mảng bám một cách nhẹ nhàng.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý việc ăn trái cây không thể thay thế hoàn toàn việc vệ sinh răng miệng đầy đủ. Vì vậy, để duy trì sức khỏe miệng tốt, bạn cần tiếp tục đánh răng ít nhất hai lần một ngày, sử dụng chỉ nha khoa và súc miệng đầy đủ.

Táo giúp tăng hiệu quả làm sạch khoang miệng

Táo giúp tăng hiệu quả làm sạch khoang miệng

4. Hướng dẫn cách đánh răng đúng cách đem đến hiệu quả vượt trội

Đánh răng là bước đầu tiên góp phần duy trì sức khỏe răng miệng, bảo vệ răng, nướu. Hạn chế bị vi khuẩn tấn công, tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh về nha khoa. 

Dù ai cũng biết đánh răng từ khi còn nhỏ, nhưng đa số mọi người thường bỏ qua quy trình vệ sinh răng đúng cách. Dưới đây là 6 bước vệ sinh răng sạch, hiệu quả:

Bước 1: Dùng chỉ tơ nha khoa

Các nha sĩ khuyên bạn nên xỉa răng ít nhất một lần một ngày, nhất là trong giai đoạn đang bị sâu răng. Tuy nhiên không sử dụng tăm tre mà thay vào đó nên dùng chỉ nha khoa.

Chỉ tơ nha khoa sẽ giúp loại bỏ mảng bám, làm sạch kỹ thức ăn nằm giữa các kẽ răng mà bàn chải không chạm tới được, đồng thời chà xát nhẹ nhàng mỗi răng, không hại tới phần nướu, lợi. 

Bước 2: Làm sạch khoang miệng

Bạn hãy súc miệng khoảng 30 giây bằng nước lọc nhằm loại bỏ mảng bám dính trong miệng.

Bước 3: Chuẩn bị bàn chải, kem đánh răng phù hợp 

Rửa sạch bàn chải dưới vòi nước mạnh nhằm rũ bỏ vi khuẩn còn bám trong bàn chải. Lấy một lượng kem đánh răng vừa đủ, có thể 1/2 hoặc 1/3 so với chiều dài đầu bàn chải.

Lời khuyên dành cho bạn là nên chọn loại bàn chải lông mềm để không gây chảy máu nướu và kem đánh răng phù hợp với tình trạng răng. 

Bước 4: Chải răng

Đặt bàn chải nằm ngang và hơi nghiêng xuống phần nướu sao cho đầu lông bàn chải tiếp xúc cả răng lẫn nướu.

Chải nhẹ mặt ngoài của răng 2 tới 3 răng theo chiều từ trên xuống dưới và xoay tròn. Thực hiện tương tự với nhóm răng kế tiếp và lặp lại với cả mặt trong và mặt ngoài. 

Đối với phần răng hàm, bạn hãy chải dọc lên mặt nhai theo hướng từ trong ra ngoài. Tuyệt đối không di chuyển bàn chải theo chiều ngang với lực đánh quá mạnh để tránh làm tổn thương nướu. 

Bước 5: Chải mặt lưỡi

Đưa bàn chải vào vị trí lưỡi để làm sạch và loại bỏ vi khuẩn gây hôi miệng. Đây là bước không thể thiếu trong quy trình đánh răng đúng cách.

Bạn có thể dùng dụng cụ chải lưỡi chuyên dụng để tăng hiệu quả làm sạch lưỡi, loại bỏ vi khuẩn, virus, mảng bám tối đa.

Bước 6: Làm sạch răng và toàn bộ khoang miệng

Hoàn thành bước làm sạch khoang miệng với nước súc miệng và chải răng một lần nữa với nước sạch.

Sau đó, làm sạch bàn chải đánh răng, tuyệt đối không để bàn chải còn dính mảng bám và kem đánh răng.

Để có răng hàm khỏe mạnh, người dùng cần thực hiện 6 bước vệ sinh kể trên và theo sự hướng dẫn của nha sĩ. Việc vệ sinh khoang miệng vừa giúp hàm răng chắc khỏe, hơi thở thơm mát, ngăn ngừa vi khuẩn tấn công.

Dùng chỉ nha khoa loại bỏ mảng bám tại kẽ răng

Dùng chỉ nha khoa loại bỏ mảng bám tại kẽ răng

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

tư vấn bọc răng sứ trả góp

5. Những sai lầm đánh răng thường mắc phải khi đang chỉnh nha

Các sai lầm khi vệ sinh răng lợi dễ gặp phải trong giai đoạn niềng răng như:

– Nhiều người cho rằng cần dùng lực mạnh để vệ sinh trong lúc đeo niềng. Điều này khiến không ít trường hợp bị bung, gãy mắc cài. Bởi, khi bàn chải lông cứng rất dễ tác động tới các chốt cài gây ra tình trạng trên. 

– Chải răng đối với răng thường và răng có mắc cài hoàn hoàn khác nhau. Thay vì xoay tròn bàn chải, người dùng chỉ được chải theo chiều dọc. Chú ý chải răng kỹ tại kẽ răng, mặt trong và mặt nhai vì đây là những điểm dễ tích tụ vi khuẩn.

– Bàn chải điện chỉ phát huy tác dụng với hàm răng thường, trong quá trình đeo niềng tuyệt đối không dùng bàn chải điện. Bởi sử dụng lực quá lớn, dễ bị tuột mắc cài, thậm chí có nguy cơ khiến răng dịch chuyển lệch.

– Một sai lầm tiếp theo khi vệ sinh cho răng chỉnh nha là chải răng quá nhiều lần trong ngày. Trên thực tế chỉ nên thực hiện từ 2 – 3 lần, nếu hơn có thể khiến men răng suy yếu. Với các bữa ăn phụ nên dùng chỉ nha khoa thay vì dùng bàn chải để loại bỏ mảng bám.

Chăm sóc răng miệng mỗi ngày là việc làm cần thiết giúp răng luôn cứng chắc, khỏe mạnh. Đối với trường hợp đang đeo niềng, quy trình này càng phải thực hiện sát sao và cẩn thận hơn. 

Qua đây, người đã biết cách đánh răng đúng cách đem tới hiệu quả vệ sinh khoang miệng tốt nhất. Việc không chải răng đúng cách tiềm ẩn nguy cơ gây sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu,… Chính vì vậy, mỗi người nên nâng cao ý thức tự bảo vệ, tránh ảnh hưởng tới khả năng ăn nhai và chất lượng cuộc sống. 

Nếu thấy thông tin hữu ích, hãy chia sẻ tới người thân và bạn bè để mọi người cùng có một sức khỏe răng miệng tốt nhất. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề cách đánh răng đúng cách
Đánh răng bị buồn nôn: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Đánh răng bị buồn nôn: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Đánh răng bị buồn nôn chắc chắn sẽ gây ra rất nhiều cảm giác khó chịu. Chưa kể, đây còn là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc phải nhiều

Ngày 27/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Đánh răng nhiều có bị làm sao không? Nên đánh răng mấy lần

Đánh răng nhiều có bị làm sao không? Nên đánh răng mấy lần

Thời gian và số lần đánh răng mỗi ngày là yếu tố quyết định bạn có duy trì được hàm răng sạch sẽ và khỏe mạnh hay không. Vậy đánh răng

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền
Các bước đánh răng của trẻ mầm non và Những lưu ý khi vệ sinh răng miệng

Các bước đánh răng của trẻ mầm non và Những lưu ý khi vệ sinh răng miệng

Đánh răng hàng ngày là thói quen giúp các bé bảo vệ răng miệng của mình, tránh các bệnh lý về răng. Tuy nhiên, nếu đánh răng sai cách

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền
Đánh răng bằng muối có tốt không? Tìm hiểu 5 cách đánh răng với muối

Đánh răng bằng muối có tốt không? Tìm hiểu 5 cách đánh răng với muối

Sử dụng muối đánh răng sẽ giúp giảm sưng, viêm, làm sạch khoang miệng hơn, ngăn ngừa tình trạng sâu răng… nếu như bạn tiến hành đúng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
8 Bước Đánh răng đúng cách cho Người Lớn & Trẻ Em

8 Bước Đánh răng đúng cách cho Người Lớn & Trẻ Em

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia niềng răng,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Thời gian đánh răng đúng cách bao lâu, thời điểm nào là hợp lý?

Thời gian đánh răng đúng cách bao lâu, thời điểm nào là hợp lý?

Thời gian đánh răng đúng cách theo các chuyên gia là khoảng 2 – 3 phút/lần, 2 lần/ngày sau khi ăn sáng và trước khi đi ngủ. Bạn

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương