Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Bé 5 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao? Cách điều trị hiệu quả

Trẻ 5 tuổi bị sâu răng không phải là tình trạng hiếm gặp tuy nhiên lại có không ít bố mẹ gặp khó khăn trong việc tìm biện pháp xử lý. Vậy khi bé 5 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao? Nha Khoa Paris sẽ chia sẻ các cách khắc phục sâu răng ở trẻ 5 tuổi và các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

1. Bé 5 tuổi sâu răng hàm phải làm sao

Bé 5 tuổi bị sâu răng hàm cần đến nha khoa sớm để được điều trị hiệu quả. Bác sĩ sẽ thăm khám và đưa tư vấn biện pháp điều trị cụ thể. Có 3 cách phổ biến để khắc phục sâu răng hàm ở trẻ 5 tuổi là tái khoáng, trám răng sâu, nhổ răng.

1.1. Tái khoáng

Tái khoáng răng là phương pháp chữa sâu răng khi bệnh mới chớm và chưa quá nặng. Quá trình điều trị sẽ không gây đau đớn cho trẻ nhỏ. Khi tái khoáng răng sâu, bác sĩ sẽ dùng các vật liệu chứa Phosphate, Calcium và Flour để phủ lên vị trí răng bị sâu. Nhờ đó, phần men răng bị mất sẽ được phục hồi và ngăn chặn vi khuẩn tác động đến cấu trúc răng.

Phương pháp tái khoáng giúp bảo vệ răng sữa và giữ cho răng không bị mất sớm. Việc giữ được răng sữa là cực kỳ quan trọng bởi chúng đảm nhận vai trò ăn nhai và phát âm cho trẻ.

1.2. Trám răng sâu cho bé 5 tuổi

Trám răng được chỉ định với trường hợp bé 5 tuổi bị sâu răng hàm chưa quá nghiêm trọng, lỗ sâu còn nhỏ và chưa ảnh hưởng đến cấu trúc răng.

Quá trình thực hiện rất đơn giản và đảm bảo an toàn tuyệt đối. Bác sĩ sẽ vệ sinh khoang miệng, loại bỏ mô răng bị sâu cùng vi khuẩn gây viêm nhiễm và làm sạch vùng sâu. Sau đó sẽ dùng vật liệu trám bịt kín lỗ sâu để bảo vệ mô răng khỏi các tác nhân gây hại. Cuối cùng chiếu đèn hóa cứng miếng hàn và hoàn thành trám răng.

Đảm bảo sau khi hàn trám răng bé sẽ không còn cảm giác đau nhức, khó chịu do sâu răng gây ra.

Trám răng sữa cho trẻ

Trám răng sữa cho trẻ

1.3. Nhổ răng sữa sâu nặng

Răng sữa bị sâu nặng với các dấu hiệu sau đây thì sẽ được chỉ định nhổ răng để tránh các biến chứng nghiêm trọng:

– Răng bị nhiễm trùng chân răng, có nguy cơ làm thiếu sản men răng và áp xe răng ổ răng

– Răng sữa bị chết tủy, viêm tủy răng có mủ dễ gây nhiễm khuẩn xuống mầm răng vĩnh viễn bên dưới

– Răng bị sâu nặng, đã điều trị nhiều lần nhưng không thuyên giảm

Quá trình nhổ răng ở trẻ nhỏ được thực hiện ở môi trường vô trùng để đảm bảo an toàn tuyệt đối. Bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp hiện đại để giảm thiểu đau đớn cho bé. Sau khi nhổ răng sữa sẽ giúp loại bỏ tình trạng viêm nhiễm trong khoang miệng và ngăn chặn sâu răng lây lan.

2. Trẻ 5 tuổi bị sâu răng hàm có ảnh hưởng gì

Bé 5 tuổi bị sâu răng hàm không chỉ ảnh hưởng xấu tới răng miệng mà còn tác động tới sức khỏe toàn thân: lệch khớp cắn, làm tổn thương tủy, răng suy yếu, nguy cơ mắc các bệnh hô hấp, suy giảm trí nhớ. Ngoài ra, sâu răng thường làm trẻ bị đau nhức, khó khăn khi ăn nhai, gây chán ăn, nghiêm trọng hơn là bỏ ăn.

– Lệch khớp cắn:

Răng sữa giúp duy trì vị trí hàm chuẩn để răng vĩnh viễn mọc sau này. Khi răng sữa bị sâu có thể làm răng vĩnh viễn mọc lệch. Qua đó ảnh hưởng đến khớp cắn và xương hàm, thậm chí gây sún răng làm tác động đến khả năng phát âm của trẻ.

– Tổn thương tủy:

Khi vi khuẩn sâu răng tạo ra lỗ sâu lớn trên bề mặt răng, làm tổn thương sâu tới lớp ngà và lan đến tủy. Trẻ sẽ cảm thấy đau nhức dữ dội, răng bị tổn thương sẽ yếu hơn bình thường, dễ bị nứt, vỡ,… Nếu không được điều trị sớm có thể dẫn tới hoại tử, áp xe răng, nguy cơ bị nhiễm trùng máu.

– Sâu răng làm răng bị suy yếu:

Bé 5 tuổi thường mới bước vào giai đoạn thay sữa. Do đó, nếu để răng sâu diễn biến trong thời gian dài sẽ mất dần khả năng ăn nhai, cảm thấy ê buốt, đau nhức khi ăn đồ nóng hoặc lạnh.

– Nguy cơ mắc phải bệnh lý đường hô hấp:

Vi khuẩn sâu răng trong miệng sẽ ảnh hưởng tới hệ hô hấp, làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh như viêm họng, viêm amidan, tác động xấu tới sức khỏe của bé.

– Suy giảm trí nhớ:

Khi bị sâu răng, một khu vực trên não sẽ bị ảnh hưởng và làm giảm độ nhạy cảm ở các vùng khác. Vi khuẩn sẽ khiến các động mạch não thu hẹp, ảnh hưởng tới hoạt động của não, suy giảm trí nhớ.

– Trẻ chán ăn, suy dinh dưỡng:

Trẻ bị sâu răng thường thấy khó ăn trong ăn uống, dẫn đến biếng ăn, quấy khóc và khó ngủ. Tình trạng khó ăn ngủ kéo dài sẽ làm sụt cân và suy dinh dưỡng.

Trẻ sâu răng hàm ảnh hưởng xấu tới răng miệng

Trẻ sâu răng hàm ảnh hưởng xấu tới răng miệng

3. Phòng ngừa sâu răng cho bé 5 tuổi

Để phòng ngừa sâu răng cho bé, bố mẹ cần hướng dẫn bé vệ sinh răng miệng đúng cách và có chế độ ăn uống hợp lý:

– Tập cho bé thói quen đánh răng 2 lần mỗi ngày, hướng dẫn làm sạch toàn bộ bề mặt răng

– Thay mới bàn chải 3 – 4 tháng/ lần để tránh tạo thành môi trường cho vi khuẩn trú ngụ

– Lựa chọn kem đánh răng có chứa hàm lượng Fluor phù hợp để củng cố men răng cho trẻ

– Nên hướng dẫn bé súc miệng bằng nước muối và dùng chỉ nha khoa

– Bổ sung vitamin D, canxi trong bữa ăn hàng ngày để tăng cường sức khỏe răng miệng

– Hạn chế để trẻ ăn đồ ngọt, uống nước có gas, uống sữa vào ban đêm, tránh lạm dụng thuốc kháng sinh để bảo vệ men răng

– Cho bé thăm khám nha khoa 6 tháng một lần để phát hiện sớm và điều trị các bệnh lý nếu có

Phòng ngừa sâu răng cho bé 5 tuổi

Phòng ngừa sâu răng cho bé 5 tuổi

Hi vọng những thông tin trên đã giúp phụ huynh biết được bé 5 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao. Bố mẹ cần hướng dẫn bé cách vệ sinh và chăm sóc răng miệng đúng cách, kiểm soát thực phẩm mà trẻ tiêu thụ hàng ngày. Đồng thời, cho bé đi thăm khám nha khoa khi có dấu hiệu bất thường để điều trị sâu răng kịp thời.

Hiển thị nguồn

Nhà thuốc Long Châu: “Bé 5 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao”

Báo Sức khỏe và Đời sống: “Những việc cha mẹ cần làm khi trẻ bị sâu răng”

Kiến thức nha khoa: “Nhổ răng sữa cho bé 5 tuổi được không?”

Healthline: “Cavities in Kids: Causes, Treatment, and Prevention”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề bé 5 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao
Sâu kẽ răng cửa xảy ra do đâu? Biện pháp chữa trị hiệu quả

Sâu kẽ răng cửa xảy ra do đâu? Biện pháp chữa trị hiệu quả

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nha khoa Lê Quốc Huy – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia trồng răng Implant, bọc

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
4 Tác hại của sâu răng không thể bỏ qua

4 Tác hại của sâu răng không thể bỏ qua

Tác hại của sâu răng có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe người bệnh, nhẹ thì gây hôi miệng, đau đầu, nặng thì làm mất răng vĩnh viễn và

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Các mức độ sâu răng và 4 phương pháp điều trị hiệu quả nhất

Các mức độ sâu răng và 4 phương pháp điều trị hiệu quả nhất

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Implant, bọc răng sứ 

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Sâu răng khi niềng răng xảy ra do đâu – Biện pháp xử lý hiệu quả

Sâu răng khi niềng răng xảy ra do đâu – Biện pháp xử lý hiệu quả

Sâu răng khi niềng răng rất dễ xảy ra khi bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật hoặc chăm sóc răng miệng không cẩn thận. Bệnh lý không chỉ gây

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền
Giải đáp: Cách bắt sâu răng bằng lá tía tô có hiệu quả không

Giải đáp: Cách bắt sâu răng bằng lá tía tô có hiệu quả không

Các cách bắt sâu răng bằng lá tía tô đã được dân gian lưu truyền từ rất lâu. Trong lá tía tô có chứa nhiều hoạt chất giúp kháng khuẩn,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Tổng hợp 12 cách chữa sâu răng tại nhà an toàn và hiệu quả

Tổng hợp 12 cách chữa sâu răng tại nhà an toàn và hiệu quả

Sâu răng là một bệnh lý về răng miệng rất phổ biến, có đến 75% người trưởng thành mắc phải. Nếu như bệnh lý chỉ đang ở giai đoạn mới

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm