Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

8 lưu ý quan trọng khi chăm sóc răng bị ê buốt

Ê buốt răng là hiện tượng mà không ít người gặp phải, thường xảy ra do cấu trúc răng bị tổn thương hoặc bệnh lý răng miệng. Việc chăm sóc răng miệng hàng ngày cần phải được thực hiện đúng cách để nhanh chóng cải thiện hiện tượng trên và bảo vệ sức khỏe răng nướu. Ở bài viết dưới đây, Nha Khoa Paris sẽ chia sẻ tới các bạn những lưu ý quan trọng nhất khi chăm sóc răng bị ê buốt.

1. Tầm quan trọng của việc chăm sóc răng bị ê buốt

Tầm quan trọng của việc chăm sóc răng ê buốt không chỉ giới hạn ở việc giúp hàm răng chắc khỏe, hơi thở thơm mát mà còn đem đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Bởi trên thực tế, ê buốt là dấu hiệu bất thường, thường do phần tổ chức của răng đã bị tổn thương như tụt lợi, sâu răng, nứt răng, mòn men răng làm lộ lớp ngà răng…

Việc chăm sóc răng miệng cẩn thận là một biện pháp đơn giản nhưng giúp phục hồi và giảm ê buốt răng cực kỳ hiệu quả. Khi hàm răng khỏe mạnh, tình trạng ê buốt cũng biến mất, bạn có thể tận hưởng những món ăn mà mình yêu thích nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Bên cạnh đó, với một hàm răng khỏe mạnh, bạn hoàn toàn tự tin và thoải mái khi giao tiếp với mọi người xung quanh.

Chăm sóc răng bị ê buốt đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Chăm sóc răng bị ê buốt đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

2. Hướng dẫn chăm sóc răng bị ê buốt

Để hiện tượng răng ê buốt nhanh chóng giảm bớt, bạn cần chăm sóc răng miệng cẩn thận như: đánh răng đúng cách, dùng bàn chải, kem đánh răng phù hợp, điều chỉnh thói quen ăn uống, súc miệng nước muối pha loãng, áp dụng liệu pháp Florua, tránh thực phẩm có tính axit cao, không ăn thực phẩm quá nóng/lạnh và đeo máng chống nghiến.

2.1. Đánh răng đúng cách

Để bảo vệ sức khỏe răng nướu, mỗi ngày bạn cần đánh răng khoảng 2 – 3 lần. Tuy nhiên, đánh răng đủ số lần thôi vẫn chưa đủ. Bạn cần chải răng đúng cách với một lực nhẹ nhàng thì mới có thể đảm bảo làm sạch răng miệng mà không gây tổn thương tới lớp men răng bên ngoài.

Các bước chải răng chuẩn như sau:

– Làm sạch miệng bằng nước.

– Làm ướt lông bàn chải và cho một lượng kem đánh răng vừa đủ lên đó.

– Đặt bàn chải nằm ngang, nghiêng 1 góc 45 độ so với viền nướu và chải nhẹ nhàng mặt ngoài của răng theo chiều từ trên xuống dưới hoặc xoay tròn.

– Tiếp tục chải mặt bên trong của hàm răng.

– Đặt bàn chải song song với mặt nhai của răng và chải nhẹ nhàng khoảng 10 lần.

– Làm sạch lưỡi.

– Súc miệng lại để loại bỏ kem đánh răng ra khỏi khoang miệng.

Một lưu ý quan trọng là bạn không nên chải răng ngay sau khi ăn mà cần đợi ít nhất 30 phút. Bởi sau khi ăn, lớp men răng sẽ bị mềm hơn bình thường do nồng độ axit trong khoang miệng tăng cao. Việc chải răng ngay sẽ khiến do men răng bị bào mòn, gây ê buốt kéo dài.

2.2. Dùng bàn chải, kem đánh răng thích hợp

Nếu như đang bị ê buốt răng, bạn cần phải lựa chọn bàn chải và kem đánh răng phù hợp. Cụ thể như sau:

– Bàn chải đánh răng:

Bàn chải đánh răng cần phải có lông mềm với đầu nhỏ gọn để có thể dễ dàng tiếp cận với các ngóc ngách ở trên hàm răng. Bạn không nên chọn bàn chải lông cứng vì sẽ làm tổn thương men răng trong quá trình vệ sinh, gây ê buốt răng dai dẳng. Một số loại bàn chải đánh răng lông mềm mà bạn có thể tham khảo là Lipzo Flex, Sensodyne Precision, Curaprox CS 3960 Super Soft…

– Kem đánh răng:

Bạn nên sử dụng những loại kem đánh răng chuyên biệt dành cho răng ê buốt. Ngoài công dụng làm sạch, đem đến hơi thở thơm mát như những sản phẩm thông thường, kem đánh răng dành cho răng ê buốt còn chứa muối kali nitrat hay muối thiếc florua giúp phục hồi, làm chắc men răng và bịt kín ống ngà. Nhờ vậy, hiện tượng ê buốt răng sẽ được cải thiện. Một số sản phẩm bạn có thể tham khảo là Emoform-F, Sensodyne Multi Care, Bamboo Salt…

Bàn chải lông mềm tốt cho răng

Bàn chải lông mềm tốt cho răng

2.3. Điều chỉnh thói quen ăn uống

Thói quen ăn uống hàng ngày cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiện tượng ê buốt răng. Bạn nên tích cực ăn những thực phẩm ở dạng mềm lỏng, rau xanh, hoa quả, các loại cá và sữa chua nguyên chất.

– Thực phẩm mềm, lỏng: Trứng hấp, cháo, súp… Khi ăn những thực phẩm trên, răng không phải dùng lực nhiều nên giảm thiểu được cảm giác ê buốt.

– Rau xanh, hoa quả: Rau cải, bắp cải, quả việt quất, quả táo… Các loại rau xanh, trái cây sẽ giúp tuyến nước bọt hoạt động tốt hơn, làm ẩm khoang miệng, chống lại axit và các vi khuẩn ăn mòn men răng.

– Các loại cá: Cá ngừ, cá hồi… Trong cá có chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho răng như vitamin D, Omega – 3 hay canxi, giúp cấu trúc răng thêm chắc khỏe.

– Sữa chua nguyên chất: Đây cũng làm một loại thực phẩm có chứa rất nhiều canxi và vitamin D tốt cho sức khỏe răng nướu. Bên cạnh đó, chất axit lactic trong sữa chua còn giúp bảo vệ mô lợi tối đa, ngăn chặn tình trạng tụt lợi hở chân răng.

2.4. Dùng nước muối hàng ngày

Muối là một nguyên liệu tự nhiên có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm cao, giúp làm sạch vi khuẩn trên bề mặt men răng và cả ở mô nướu. Nhờ vậy, đối với trường hợp ê buốt răng do viêm chân răng, sâu răng… nước muối loãng sẽ giúp cải thiện đáng kể.

Bạn có thể mua trực tiếp nước muối sinh lý tại những cửa hiệu thuốc hoặc tự pha loãng tại nhà. Hàng ngày, bạn nên súc miệng bằng nước muối 2 – 3 lần, mỗi lần kéo dài trong khoảng 30 – 60 giây. Bạn không nên dùng nước muối pha quá mặn hoặc ngậm nước muối lâu bởi sẽ làm các niêm mạc trong khoang miệng bị tổn thương.

2.5. Áp dụng liệu pháp Florua

Liệu pháp Florua được thực hiện bằng cách bổ sung fluor cho những vùng răng bị nhạy cảm, giúp men răng trở nên chắc khỏe hơn, giảm ê buốt, đồng thời ngăn ngừa sâu răng hiệu quả.

Bạn có thể bôi trực tiếp kem chứa fluor lên bề mặt răng hoặc bổ sung thông qua sự hấp thụ fluor vào cơ thể bằng đường tiêu hóa. Có nghĩa là bạn sử dụng thực phẩm chứa fluor như trà xanh, cá biển, đậu, bắp… hoặc các dạng thuốc fluor dạng viên. Khi đó, fluor sẽ dần ngấm vào cơ thể, vào răng và hỗ trợ bồi đắp cho vùng men răng đang bị tổn thương.

2.6. Tránh đồ ăn có tính axit cao

Các loại thực phẩm có tính axit cao như dưa chua, cà muối, chanh… là những đồ ăn mà bạn cần tránh sử dụng khi đang bị ê buốt răng. Bởi hàm lượng axit cao sẽ làm mất khoáng chất của răng và làm mòn đi lớp men răng.

Khi lớp men răng ở bên ngoài bị tổn thương, ống ngà sẽ lộ ra ngoài và tiếp xúc trực tiếp với đồ uống, thức ăn mà bạn sử dụng hàng ngày. Điều đó sẽ tạo ra sự thay đổi áp suất bên trong ống ngà, làm hoạt hóa các sợi dây thần kinh bên trong răng và khiến cho tình trạng ê buốt răng càng thêm nghiêm trọng.

Người bị ê buốt răng nên tránh thực phẩm có tính axit cao

Người bị ê buốt răng nên tránh thực phẩm có tính axit cao

2.7. Tránh đồ quá nóng hoặc lạnh

Những người đang có răng nhạy cảm cũng cần tránh sử dụng những thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh như kem, canh nóng, cháo nóng, nước lẩu nóng… Bởi như thông tin chúng tôi đã chia sẻ, hiện tượng ê buốt thường xảy ra khi lớp men răng bên ngoài bị tổn thương khiến răng như bị mất đi lớp hàng rào bảo vệ.

Khi tiếp xúc với nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, ngà răng và các dây thần kinh sẽ bị kích thích, dẫn tới những cơn ê buốt xảy ra dữ dội hơn và kéo dài dai dẳng.

2.8. Đeo máng chống nghiến răng

Trong trường hợp có thói quen nghiến răng, bạn cần đeo máng chống nghiến để tránh làm tổn thương tới lớp men răng. Đây là hoạt động lặp đi lặp lại của cơ hàm, đặc trưng bởi sự siết chặt giữa hai hàm răng. Nghiến răng xảy ra một cách vô thức và sẽ làm bào mòn men răng nếu như diễn ra trong thời gian dài.

Do đó, việc đeo máng chống nghiến khi ngủ sẽ giúp bạn bảo vệ răng miệng tối đa và tránh tình trạng ê buốt răng thêm nghiêm trọng. Máng chống nghiến được làm bằng nhựa trong suốt và được thiết kế theo cung hàm của mỗi người nên đeo rất thoải mái và ít khi bị rơi ra khi ngủ.

3. Chăm sóc răng bị ê buốt sai cách gây ra hậu quả như nào

Răng ê buốt không được chăm sóc đúng cách không chỉ khiến cho tình trạng ngày càng nghiêm trọng mà còn làm suy giảm chức năng ăn nhai, thậm chí mất răng vĩnh viễn.

– Ê buốt răng kéo dài:

Răng miệng không được chăm sóc đúng cách sẽ khiến cho vi khuẩn sinh sôi nhanh chóng. Chúng sẽ tiếp tục tấn công vào cấu trúc men răng đang bị tổn thương, khiến bạn phải chịu những cơn ê buốt dữ dội và kéo dài trong nhiều ngày.

– Suy giảm chức năng ăn nhai:

Hiện tượng ê buốt răng dai dẳng chắc chắn sẽ khiến cho chức năng ăn nhai bị suy giảm đi rõ rệt, dẫn đến chán ăn. Nếu kéo dài, bạn sẽ không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, gây suy nhược cơ thể, mệt mỏi…

– Mất răng vĩnh viễn:

Răng bị ê buốt có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý như viêm nha chu, viêm tủy răng… Nếu răng miệng không được chăm sóc cẩn thận, vi khuẩn gây bệnh sẽ tiếp tục phát triển với tốc độ chóng mặt khiến cho bệnh lý càng thêm nghiêm trọng. Trong trường hợp bệnh quá nặng, bạn còn có nguy cơ bị mất răng vĩnh viễn.

Chăm sóc răng bị ê buốt sai cách gây đau buốt dai dẳng

Đau buốt răng dai dẳng do chăm sóc sai cách

4. Răng bị ê buốt khi nào cần đến gặp bác sĩ nha khoa

Khi có răng nhạy cảm, bị ê buốt và không có dấu hiệu giảm bớt, bạn cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ nha khoa. Bác sĩ sẽ kiểm tra, xác định nguyên nhân gây buốt răng và có phương án xử lý phù hợp.

– Do bệnh lý răng miệng: Tùy vào từng bệnh lý, phương án điều trị sẽ khác nhau. Ví dụ với viêm tủy răng, bác sĩ sẽ điều trị nội nha để loại bỏ ổ viêm và tiến hành hàn trám hoặc bọc sứ.

– Cấu trúc răng bị tổn thương: Nếu như răng bị nứt, mẻ, bác sĩ sẽ chỉ định trám răng hoặc bọc sứ. Trong đó, bọc sứ giúp phục hình răng tốt hơn.

Như vậy, chăm sóc răng bị ê buốt có vai trò cực kỳ quan trọng, không chỉ giúp giảm buốt răng nhanh chóng mà còn ngăn chặn được nhiều hệ lụy nguy hiểm với sức khỏe răng nướu. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến vấn đề trên thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.

Hiển thị nguồn

Báo Sức Khỏe & Đời Sống: “Mẹo ăn uống giúp giảm ê buốt răng”
Cleveland Clinic: “Sensitive Teeth: Causes, Remedies & Treatments Available”
WebMD: “What Can You Do About Sensitive Teeth?”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Chăm sóc răng bị ê buốt
Buốt răng khi trời lạnh: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Buốt răng khi trời lạnh: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Nhiệt độ lạnh khiến răng trở nên nhạy cảm và dễ bị ê buốt hơn. Răng ê buốt nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ngày càng nặng

Ngày 27/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Mách bạn các cách giảm ê buốt răng tức thì hiệu quả tại nhà

Mách bạn các cách giảm ê buốt răng tức thì hiệu quả tại nhà

Tình trạng ê buốt răng sẽ khiến bạn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, nhất là khi ăn nhai. Nếu không điều trị kịp thời, vấn đề này sẽ

Ngày 01/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Răng ê buốt kéo dài: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Răng ê buốt kéo dài: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Không chỉ gây khó khăn trong ăn uống mà tình trạng răng ê buốt răng kéo dài còn có thể gây những hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe răng

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phạm Thị Hạnh
10 Cách khắc phục răng ê buốt hiệu quả ngay tại nhà

10 Cách khắc phục răng ê buốt hiệu quả ngay tại nhà

Ê buốt răng thường diễn ra đột ngột trong khoảng thời gian ngắn và khiến bạn cảm thấy khó chịu khi ăn uống. Bạn có thể cảm thấy đau

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Răng bị ê buốt khi uống nước: Nguyên nhân và cách điều trị

Răng bị ê buốt khi uống nước: Nguyên nhân và cách điều trị

Răng bị ê buốt khi uống nước là hiện tượng mà không ít người gặp phải, có thể xảy ra do bệnh lý răng miệng, nứt răng, nghiến răng… Nếu

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thu Hằng
Nguyên nhân răng ê buốt và cách phòng tránh hiệu quả

Nguyên nhân răng ê buốt và cách phòng tránh hiệu quả

Răng ê buốt thường gây ra hiện tượng đau nhức khi ăn hay uống đồ nóng, lạnh, ngọt, chua hoặc thậm chí hít thở trong không khí lạnh cũng

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thu Hằng