
Răng ê buốt khi ăn đồ nóng lạnh xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như liên quan đến bệnh lý răng miệng (sâu răng, viêm lợi…), cấu trúc răng bị tổn thương, thói quen xấu… Để khắc phục nhanh chóng tại nhà bạn có thể súc miệng nước muối, dùng tinh dầu đinh hương, tỏi… Đối với việc phòng ngừa cần tập trung nhiều vào cách vệ sinh răng miệng, chế độ ăn uống và thăm khám nha khoa.
Răng ê buốt hay răng bị nhạy cảm khi ăn đồ nóng lạnh được hiểu là hiện tượng quá cảm ngà răng hoặc chân răng, khiến chúng ta cảm thấy khó chịu.
Tình trạng trên có thể xảy ra ở bất kỳ ai, nhất là những người trong độ tuổi từ 20 – 40.
Theo lý giải của các bác sĩ tại Hệ thống nha khoa tiêu chuẩn Pháp, một chiếc răng sẽ được tạo thành từ 3 phần chính đó là men răng, ngà răng và tủy răng. Lớp men răng phía ngoài cùng được ví như tấm lá chắn bao bọc toàn bộ ngà răng để bảo vệ khỏi những tác nhân gây hại xung quanh.
Thế nhưng, một khi men răng bị tổn thương thì khả năng bảo vệ ngà răng chắc chắn sẽ không còn được tốt nữa. Trong khi đó ngà răng lại liên kết với các dây thần kinh nên khi tiếp xúc với đồ ăn nóng hoặc lạnh sẽ khiến chúng ta có cảm giác ê buốt, khó chịu.
Phần lớn các cơn ê buốt răng khi ăn uống đồ nóng lạnh sẽ xuất hiện đột ngột, không kéo dài và thường biến mất ngay sau khi không còn tiếp xúc với những thực phẩm như vậy.
Răng bị ê buốt khi ăn đồ nóng lạnh là hiện tượng quá mẫn cảm ngà răng
Trên thực tế, chứng ê buốt răng khi ăn đồ nóng lạnh lại là dấu hiệu cảnh báo của tình trạng tổn thương, bệnh lý về răng nhiều hơn.
Chính vì vậy mà đây cũng là một trong những tình trạng răng miệng có rất nhiều nguyên nhân khác nhau.
Cấu trúc răng bị tổn thương: Mòn men răng, mòn hở cổ răng hay răng bị sứt, mẻ làm lộ lớp ngà răng nhạy cảm đều là những trường hợp cấu trúc răng bị tổn thương. Chúng khiến cho phần ngà bị lộ, từ đó dễ bị kích thích bởi sự thay đổi nhiệt độ hoặc một số loại thực phẩm làm chúng ta bị ê buốt răng.
Tụt lợi: Theo thời gian, chứng tụt lợi khi không được khắc phục sớm cũng làm lộ lớp ngà tại khu vực dưới chân răng. Khi không còn lợi bảo vệ, chân răng phải trực tiếp tiếp xúc với môi trường bên ngoài, axit trong nước bọt và trong thực phẩm làm cho chân răng bị mòn, men răng bị mài mỏng và hở ngà răng gây ra những kích ứng cho hệ thống dây thần kinh bên trong khiến răng ê buốt.
Chế độ chăm sóc răng miệng không tốt: Chải răng quá mạnh, quá nhiều lần trong ngày, sử dụng kem đánh răng có độ mài mòn cao không có tác dụng làm răng chắc khỏe hơn, ngược lại còn tăng nguy cơ mòn men răng khiến răng bị ê buốt khi ăn đồ nóng lạnh.
Ăn uống thực phẩm chứa nhiều axit: Những thực phẩm chứa nhiều axit như cam, chanh, dưa muối, nước ngọt có ga… sẽ gây mòn răng và tổn thương bề mặt răng và dẫn tới lộ ngà răng – nguyên nhân răng bị ê buốt.
Thói quen xấu: Thường xuyên nhai đá, nghiến răng, dùng răng mở đồ cứng cũng dần khiến cấu trúc răng bị tổn thương. Nên đây cũng là lý do vì sao mỗi khi bạn ăn đồ ăn nóng hoặc lạnh thì hay bị ê buốt răng.
Sâu răng, viêm nha chu, viêm tủy: Các trường hợp sâu răng, viêm nha chu hay viêm tủy cũng có thể là nguyên nhân khiến chúng ta bị ê buốt, khó chịu răng khi ăn đồ nóng lạnh.
Nguyên nhân khiến răng bị ê buốt mỗi khi ăn đồ nóng lạnh
Những mẹo vặt chữa ê buốt răng theo dân gian vẫn được mọi người chia sẻ và áp dụng rất nhiều. Tuy rằng, không thể điều trị dứt điểm nhưng phần nào những cách như vậy cũng giúp giảm bớt sự khó chịu ở răng.
Theo đó, để chữa răng ê buốt tại nhà bạn có thể dùng dầu mè, lá ổi, tỏi, nước muối loãng hoặc tinh dầu đinh hương.
Súc miệng bằng dầu mè chữa ê buốt răng thực chất là một trong những mẹo được xuất phát từ Ấn Độ đã có từ lâu đời.
Hơn thế theo nhiều kết quả nghiên cứu khoa học, các thành phần có trong dầu mè sẽ giúp giảm đến 85% vi khuẩn gây viêm lợi, chữa lành các tổn thương ở lợi.
Vì vậy, nếu gặp phải tình trạng ê buốt răng, sau khi chải răng xong như bình thường bạn chỉ cần lấy dầu mè súc miệng trong vòng 3 – 5 phút, mỗi ngày 2 – 3 lần sẽ thấy triệu chứng trên được giảm rõ rệt.
Súc miệng bằng dầu mè
Với thành phần flavonoid có trong lá ổi luôn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là công dụng giảm đau, làm dịu cơn ê buốt răng và giúp kháng khuẩn rất tốt.
Dùng lá ổi giảm ê buốt răng cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy vài chiếc lá ổi non rồi nhai vào vị trí răng đang bị ảnh hưởng. Bạn cần nhai cho đến khi các tinh chất trong lá ổi thấm vào răng, nướu để xoa dịu cảm giác khó chịu.
Tỏi là nguyên liệu chứa rất nhiều allicin, đây là hoạt chất có đặc tính kháng khuẩn và giúp tiêu diệt vi khuẩn như Streptococcus mutans – gây ra các bệnh lý về răng miệng như sâu răng và chứng ê buốt răng.
Thế nên khi dùng tỏi sẽ giúp chống lại vi khuẩn gây hại, làm chậm quá trình viêm nhiễm và cũng giảm bớt tình trạng ê buốt răng một cách đáng kể.
Cách dùng tỏi để chữa ê buốt răng cũng rất đơn giản như sau:
Dùng tỏi
Có thể nói súc miệng nước muối loãng là một cách “kinh điển” thường được áp dụng trong việc điều trị các bệnh lý răng miệng. Thậm chí, các bác sĩ nha khoa cũng khuyên chúng ta nên thường xuyên súc miệng bằng nước muối loãng để đảm bảo sức khỏe răng nướu.
Bởi muối có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn vô cùng vượt trội. Các tinh chất có trong muối sẽ giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn gây hại và cải thiện tình trạng ê buốt răng nhanh chóng.
Cách pha nước muối loãng cũng không hề khó chút nào:
Lưu ý là khi súc miệng nước muối bạn cần ngậm ít nhất 30 – 60 giây trong miệng để loại bỏ các vi khuẩn cũng như tác nhân khiến răng bị ê buốt. Kiên trì thực hiện cách trên mỗi ngày từ 2 – 3 lần.
Các hoạt chất trong tinh dầu đinh hương có khả năng kháng khuẩn cực mạnh, đồng thời giảm đau, giảm ê buốt răng hiệu quả.
Nên đây cũng là một trong những cách chữa ê buốt răng dân gian được đánh giá rất cao về hiệu quả.
Sử dụng tinh dầu đinh hương
Trong trường hợp đã áp dụng các mẹo trên mà tình trạng ê buốt không có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí mức độ và tần suất càng gia tăng thì bạn nên đi khám bác sĩ nha khoa.
Vì rất có thể ê buốt răng là dấu hiệu cảnh báo về tình trạng bệnh lý ngày càng nghiêm trọng hơn hoặc răng đã bị tổn thương quá nhiều.
Do đó, việc thăm khám bác sĩ nha khoa là điều rất cần thiết để phòng ngừa các biến chứng xấu trong tương lai.
Tùy vào từng nguyên nhân cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất cho khách hàng.
Chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa được tình trạng răng bị ê buốt mỗi khi ăn đồ nóng lạnh bằng những cách hết sức đơn giản.
Thứ nhất: Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày lần bằng kem đánh răng chuyên dụng cho răng nhạy cảm hoặc sản phẩm có chứa flour giúp răng chắc khỏe, phòng ngừa sâu răng. Ưu tiên sử dụng bàn chải lông mềm, đánh răng với lực vừa phải theo chiều dọc hoặc xoay tròn. Tuyệt đối không được chải răng quá mạnh, theo chiều ngang.
Thứ hai: Cần thay bàn chải đánh răng sau 2 – 3 tháng sử dụng hoặc thay ngay khi thấy đầu lông bàn chải bị xơ, mòn.
Thứ ba: Tuyệt đối không đánh răng khi mới ăn xong, hãy đợi ít nhất 30 phút sau khi ăn để tránh nguy cơ làm xói mòn men răng.
Thứ tư: Sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để làm sạch thức ăn còn bám dính ở kẽ răng. Đồng thời chọn các loại nước súc miệng không cồn để diệt khuẩn tối ưu mà còn không gây mòn men răng.
Thứ năm: Hạn chế việc ăn uống những thực phẩm có tính axit cao, nhiều đường.
Thứ sáu: Uống nhiều nước lọc, bổ sung vào thực đơn ăn uống các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất tốt cho răng nướu, nhất là các thực phẩm giàu canxi, vitamin D, chất xơ…
Thứ bảy: Hạn chế ăn các đồ ăn quá nóng, quá lạnh, quá ngọt, quá chua và đồ ăn dai cứng.
Thứ tám: Nếu có tật nghiến răng khi ngủ thì nên đeo máng bảo vệ răng để tránh các tác động mạnh làm sứt, mẻ và thậm chí là gãy răng.
Thứ chín: Thăm khám sức khỏe răng miệng, lấy cao răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần.
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý giúp phòng ngừa ê buốt răng
Như vậy, răng ê buốt khi ăn đồ nóng hoặc lạnh không phải tình trạng hiếm gặp. Nhưng bạn tuyệt đối không được chủ quan với việc điều trị dứt điểm từ sớm. Vì điều đó không chỉ gây ảnh hưởng đến việc ăn uống mà về lâu dài còn khiến sức khỏe răng của chúng ta bị giảm sút. Các mẹo dân gian tuy mang đến hiệu quả nhất định, nhưng lại không giúp bạn chữa ê buốt răng tận gốc. Nên hãy sắp xếp thời gian, công việc để khám nha khoa từ sớm..
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×