Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Sưng má trong miệng có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả

Sưng má trong miệng là tình trạng xảy ra khi các bệnh lý răng miệng không được chữa trị kịp thời, bệnh tiến triển nặng làm sưng má, sưng mặt. Chúng có thể kéo theo các biến chứng nguy hiểm như viêm nha chu, viêm tủy răng, lung lay răng, mất răng và ảnh hưởng tới sức khỏe cơ thể. Cùng tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả sau đây.

1. Sưng má trong miệng là bệnh gì

Viêm lợi, viêm chân răng là một dạng thương tổn ở nướu lợi gây viêm nhiễm và dẫn đến nhiều biến chứng khác như làm sưng má trong miệng. Viêm lợi có mủ còn gây cảm giác đau nhức, khó chịu. Khi bệnh đã tiến triển tới giai đoạn sưng má, sưng mặt sẽ gây ảnh hưởng tới khả năng ăn uống và giao tiếp cũng khó khăn.

Ban đầu chứng của viêm lợi không có triệu chứng đặc trưng nên thường bị bỏ qua. Các dấu hiệu ban đầu thường là chảy máu chân răng, sưng nướu và hơi thở có mùi hôi. Đa số trường hợp tới giai đoạn nặng khi viêm lợi xuất hiện ổ mủ hoặc làm sưng má thì mới được chú ý đến.

Tình trạng sưng má ở trong miệng

Tình trạng sưng má trong miệng

2. Viêm lợi sưng má có nguy hiểm không

Viêm lợi (1) dù không phải là bệnh lý quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị sớm thì cũng gây nhiều biến chứng phức tạp, tác động tới chất lượng cuộc sống. Hơn nữa việc điều trị về sau càng khó khăn hơn.

Một số biến chứng của viêm lợi gồm:

– Viêm tủy răng: vi khuẩn gây ra viêm lợi sẽ dần tấn công đến mô răng, lan vào tủy gây viêm nhiễm. Đi kèm với đó là cảm giác đau nhức dai dẳng, nặng hơn có thể đau buốt đến tận óc

– Viêm nha chu: viêm nướu tiến triển nặng sẽ lan rộng cả tổ chức nha chu khác quanh răng, gây tiêu xương, thương tổn dây chằng

– Lung lay răng và mất răng: tổ chức quanh răng gồm mô nướu, xương ổ răng yếu dần, không còn đủ khỏe mạnh dẫn đến tụt lợi, lợi tách khỏi nướu. Vấn đề này trở nên nặng hơn thì răng sẽ bắt đầu gãy rụng và lung lay

– Biến chứng về sức khỏe cơ thể: tình trạng viêm lợi gây sưng má kéo dài có thể tác động đến sức khỏe toàn thân, tăng nguy cơ bị viêm phổi, đột quỵ, đau tim

Chính những biến chứng này mà bạn không được chủ quan khi phát hiện triệu chứng của viêm lợi. Nếu thấy bất cứ bất thường nào, bạn nên tới phòng khám gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời.

3. Biện pháp điều trị viêm lợi gây sưng má hiệu quả

Để điều trị viêm lợi, bạn có thể áp dụng một số cách đơn giản như sau.

3.1. Điều trị tạm thời

Với trường hợp sưng má nghiêm trọng, bạn có thể thực hiện:

– Chườm đá lạnh: lấy đá lạnh chườm trực tiếp vào vị trí lợi bị sưng viêm. Đá lạnh có công dụng làm tê, cải thiện tình trạng sưng. Chườm đá khoảng 10 phút rồi ngưng. Lưu ý phải cho đá vào khăn mỏng, không chườm trực tiếp lên da vì có thể làm kích ứng

– Xoa bóp má: thực hiện các biện pháp massage, xoa bóp nhẹ nhàng vị trí sưng sẽ giúp cải thiện được tình trạng sưng đau

– Giảm lượng muối: ăn quá nhiều muối sẽ khiến tình trạng đau lợi, sưng má thêm phần trầm trọng. Do đó, trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày bạn nên dùng ít muối hoặc thay thế bằng gia vị khác để tránh triệu chứng nặng thêm

Chườm đá lạnh ngoài má

Chườm đá lạnh ngoài má

3.2. Dùng thảo dược tự nhiên

Một số bài thuốc, dược liệu tự nhiên giúp trị viêm lợi sưng má gồm có:

– Nước muối: nước muối có chứa thành phần kháng khuẩn làm ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và hỗ trợ làm lành vết thương. Bạn pha nửa thìa muối với 1 cốc nước ấm. Khuấy đều cho tan hết rồi dùng để súc miệng 2 – 3 ngày lần mỗi ngày

– Tinh dầu sả: tinh dầu sả cũng có công dụng trong việc loại bỏ mảng bám và ngăn ngừa triệu chứng viêm lợi nặng thêm. Bạn có thể nhỏ 2 – 3 giọt tinh dầu sả cùng nước ấm. Sử dụng mỗi ngày từ 2 – 3 lần, ngậm khoảng 3 – 5 phút rồi nhổ ra rồi súc miệng lại

– Nha đam: thành phần của nha đam có chlorhexidine giảm viêm lợi, ngăn ngừa mảng bám. Dùng 1 lá nha đam gọt phần vỏ bên ngoài rồi lấy phần thịt xay nhuyễn vắt lấy nước cốt. Nước vừa thu được thoa vào khu vực viêm lợi sưng đau, để 5 phút rồi súc miệng lại

– Lá ổi: trong thành phần lá ổi có chất chống vi trùng, vi khuẩn và giảm mảng bám trên răng hiệu quả. Bạn có thể lấy lá ổi rửa sạch, ngâm với nước muối khoảng 10 phút. Sau đó nhai trong vòng 7 – 10 phút giúp giảm đau, giảm viêm nướu và hơi thở thơm mát hơn

– Đinh hương: đinh hương có công dụng chống viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ cải thiện triệu chứng viêm lợi gây sưng má. Bạn có thể ngậm vài nụ đinh hương hoặc dùng tinh dầu đinh hương hàng ngày thấm vào vị trí lợi bị viêm

– Gừng và tỏi: chuẩn bị 1 nhánh gừng tươi và 1 củ tỏi, làm sạch vỏ và giã nhuyễn, đắp vào vùng lợi bị viêm để giảm viêm, giảm sưng má

Ngậm nụ đinh hương giúp giảm viêm

Ngậm nụ đinh hương giúp giảm viêm

3.3. Trị viêm lợi bằng thuốc Tây

Ngoài các mẹo trị viêm lợi tại nhà, bạn còn có thể sử dụng một số loại thuốc được bác sĩ chỉ định bao gồm:

– Nhóm thuốc kháng sinh:

Thuốc kháng sinh thường chỉ định cho các trường hợp viêm lợi ở nặng khi bị nhiễm khuẩn hoặc nguy cơ nhiễm khuẩn cao. Thuốc kháng sinh giảm sưng má và lợi hiệu quả. Một số loại kháng sinh phổ biến như Metronidazole, Tetracycline, Amoxicillin và Azithromycin. Đây là các loại kháng sinh chống lại nhiều chủng vi khuẩn khác nhau.

– Thuốc kháng viêm:

Thuốc kháng viêm là một loại enzim đặc biệt khiến phản ứng hóa học diễn ra trong cơ thể xảy ra nhanh hơn, giúp biểu hiện sưng đỏ, phù nề lợi và má, cơn đau giảm nhanh chóng. Có 2 nhóm thuốc kháng viêm thường sử dụng là nhóm corticosteroid và non-steroid.

Nước súc miệng:

Các thành phần trong nước súc miệng rất hữu hiệu trong việc loại bỏ vi khuẩn ở lợi bị viêm. Nước súc miệng còn làm sạch thức ăn thừa và mảng bám trên răng gây ra viêm nha chu. Loại bỏ được nguyên nhân làm sưng má đồng thời làm hơi thở thơm mát hơn

– Thuốc giảm đau:

Khi viêm lợi đã tiến triển nặng, cơn đau răng sẽ trở nên dữ dội hơn. Lúc này cần sử dụng đến các loại thuốc giảm đau như paracetamol, aspirin,…

3.4. Trị viêm lợi tại nha khoa

Chăm sóc răng miệng và làm sạch là 2 yếu tố cơ bản để ngăn ngừa triệu chứng viêm lợi gây sưng má. Tùy theo mỗi trường hợp mà bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp như:

Lấy cao răng: cạo vôi răng (2) giúp loại bỏ mảng bám và vi khuẩn đang tích tụ. Qua đó làm nhẵn bề mặt chân răng, ngăn chặn vi khuẩn không gây viêm

– Trám răng: với trường hợp răng bị tổn thương cần phải phục hình để ngăn nướu bị kích ứng. Bác sĩ sẽ dùng vật liệu trám răng để bảo vệ răng, tránh lây lan đến nướu

– Dẫn lưu mủ: giải pháp này được chỉ định trong trường hợp viêm nướu đã chuyển biến thành áp xe răng

– Nhổ răng khôn: nếu răng khôn mọc lệch ảnh hưởng tới răng xung quanh, gây đau nhức, khó chịu thì bác sĩ sẽ nhổ bỏ răng khôn

Lấy cao răng giảm viêm lợi

Lấy cao răng giảm viêm lợi

4. Biện pháp phòng ngừa viêm lợi gây sưng má hiệu quả

Để phòng ngừa triệu chứng viêm lợi gây đau má, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau đây:

– Đánh răng 2 lần mỗi ngày với bàn chải lông mềm, dùng loại kem đánh răng có fluor để tăng cường bảo vệ răng, ngăn bệnh lý về răng miệng

– Loại bỏ thức ăn thừa, mảng bám với chỉ nha khoa thay vì dùng tăm xỉa răng

– Dùng nước súc miệng kháng khuẩn hoặc nước muối để ngăn mảng bám. Bạn có thể trao đổi với bác sĩ về loại nước súc miệng thích hợp với tình trạng răng miệng của mình

– Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý bằng việc bổ sung thực phẩm chứa đạm, vitamin, khoáng chất như trái cây, rau xanh, thịt, cá, trứng. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh thực phẩm có hại tới tinh bột, đường sẽ làm men răng bị ảnh hưởng. Vi khuẩn có tích tụ và gây bệnh lý về răng miệng nhiều hơn

– Từ bỏ hút thuốc lá, thuốc lá sẽ khiến phổi, tim và nướu bị ảnh hưởng. Khói thuốc lá còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh răng miệng, thậm chí gây ra mất răng

– Tới nha khoa khám răng miệng 6 tháng/ lần, kết hợp lấy cao răng để ngăn vi khuẩn có cơ hội phát triển

Qua bài viết trên, hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng sưng má trong miệng và có cho mình biện pháp ngăn ngừa phù hợp. Bạn cần lưu ý nhiều hơn đến chế độ chăm sóc răng miệng hàng ngày, tuân thủ hướng dẫn từ bác sĩ để triệu chứng thuyên giảm nhanh chóng và không bị biến chứng nặng hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Đau răng sưng má
Viêm tủy răng sưng má: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm tủy răng sưng má: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm tủy răng sưng má không chỉ khiến người bệnh thấy đau nhức, khó chịu mà nếu không điều trị kịp thời, bệnh còn gây nên những biến

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phạm Thị Hạnh