Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Tại sao viêm họng mãi không khỏi và cách khắc phục

Viêm họng là một bệnh lý về đường hô hấp rất phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Thông thường, bệnh lý trên chỉ kéo dài trong khoảng 7 ngày nếu như được điều trị sớm và đúng cách. Tuy nhiên, thực tế có không ít trường hợp viêm họng kéo dài dai dẳng và không có dấu hiệu thuyên giảm. Vậy tại sao viêm họng mãi không khỏi? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp rõ vấn đề trên và hướng dẫn chăm sóc tại nhà đúng cách.

1. Tại sao viêm họng mãi không khỏi

Bệnh viêm họng kéo dài dai dẳng, mãi không khỏi xảy ra do những nguyên nhân sau: chủ quan, không điều trị đúng cách, trào ngược dạ dày, viêm xoang, thói quen ho, khạc cổ, sức đề kháng kém, hút thuốc lá, tiếp xúc với môi trường ô nhiễm và bệnh HIV.

1.1. Chủ quan, không điều trị bệnh viêm họng đúng cách

Trên thực tế, viêm họng là một bệnh lý phổ biến, thường xảy ra khi trời lạnh hoặc thời điểm giao mùa. Viêm họng rất dễ chữa nhưng nhiều người điều trị sai cách hoặc chủ quan vì cho rằng bệnh không nguy hiểm. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu khiến cho bệnh kéo dài kèm theo các triệu chứng như khó nuốt, đau họng, ho dai dẳng…

Tại sao viêm họng mãi không khỏi

Bệnh viêm họng mãi không thuyên giảm do chủ quan, điều trị sai cách

1.2. Viêm họng kéo dài 1 tháng do trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày là bệnh về hệ tiêu hóa. Dịch dạ dày bao gồm axit HCl, pepsin, thức ăn… sẽ tràn ngược lên vùng thực quản và họng. Axit trong dịch dạ dày có khả năng ăn mòn cao, làm tổn thương niêm mạc họng.

Khi đó, vi khuẩn, virus gây hại sẽ dễ dàng tấn công vào họng và gây viêm nhiễm dai dẳng. Thậm chí có không ít trường hợp viêm họng kéo dài tới 1 tháng nhưng vẫn không khỏi.

1.3. Viêm họng 6 tháng không khỏi do viêm xoang

Viêm xoang là bệnh lý mà các niêm mạc xoang cạnh mũi bị viêm nhiễm, tích tụ nhiều chất lỏng hoặc chất nhầy bên trong. Khi mắc phải bệnh lý trên, dịch viêm sẽ chảy xuống cổ họng. Do dịch có chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại nên sẽ dẫn đến bệnh lý viêm họng.

Nếu bệnh viêm xoang không được điều trị tốt, dịch viêm sẽ chảy xuống càng ngày càng nhiều, gây viêm họng mãn tính, kéo dài trong nhiều tháng.

1.4. Thói quen ho, khạc cổ

Bệnh lý viêm họng có triệu chứng đặc trưng là tăng tiết dịch niêm mạc họng, gây cảm giác khó chịu ở cổ họng. Điều đó khiến cho nhiều người ho hoặc khạc cổ họng liên tục.

Tuy nhiên, hành động trên lại làm căng các mao mạch bên trong cổ họng, khiến cho niêm mạc họng bị tổn thương. Khi đó, vi khuẩn gây hại sẽ tiếp tục tấn công và gây viêm họng kéo dài.

Khạc cổ sẽ làm tổn thương niêm mạc họng

Khạc cổ thường xuyên sẽ làm tổn thương niêm mạc họng

1.5. Sức đề kháng không tốt

Về bản chất, viêm họng là tình trạng viêm nhiễm ở niêm mạc họng và hầu, thường xảy ra do sự tấn công của virus, vi khuẩn gây bệnh. Nếu như sức đề kháng không tốt, cơ thể sẽ không thể chống lại sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh.

Khi đó, vi khuẩn, virus sẽ phát triển với một tốc độ chóng mặt, tiếp tục tấn công vào niêm mạc họng và gây viêm nhiễm kéo dài.

1.6. Thói quen hút thuốc lá

Nguyên nhân tiếp theo khiến cho bệnh lý viêm họng mãi không không khỏi là do thói quen hút thuốc lá. Khi bạn hút thuốc, khói thuốc lá sẽ theo đường thở và đi xuống cổ họng.

Trong khi đó, khói thuốc lá có chứa tới hàng nghìn hóa chất độc hại như nicotine, acetone, arsenic, methane, carbon monoxide, polonium… Chúng sẽ gây kích thích các lớp niêm mạc họng đang bị viêm. Đây chính là lý do người có thói quen hút thuốc lá dễ bị đau họng kéo dài.

Hút thuốc lá gây hại cho cổ họng

Khói thuốc lá có chứa nhiều hóa chất gây hại cho cổ họng

1.7. Môi trường ô nhiễm

Nếu như bạn thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm như khói bụi, khí thải nhà máy, chất đốt… thì nguy cơ bị viêm họng kéo dài là rất cao. Bởi khi bạn hít thở trong bầu không khí ô nhiễm, cổ họng sẽ rất dễ bị kích ứng và nhiễm khuẩn.

1.8. Viêm họng kéo dài do HIV

HIV là một căn bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm đối với sức khỏe. Virus HIV sẽ phá hủy những tế bào của hệ miễn dịch, khiến cho cơ thể không còn khả năng chống chọi được với các tác nhân gây hại, trong đó có vi khuẩn ở đường hô hấp. Đây chính là nguyên nhân khiến cho người nhiễm HIV dễ bị bệnh viêm họng kéo dài.

2. Cách chữa viêm họng kéo dài

Nếu như bệnh viêm họng kéo dài trong nhiều ngày, bạn nên nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được điều trị theo phương pháp tốt nhất. Nếu bạn bị viêm họng do virus, vi khuẩn tấn công, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc như: Penicillin, Cephalexin và Azithromycin.

– Thuốc Penicillin:

Thuốc kháng sinh Penicillin có tác dụng kháng khuẩn hiệu quả bằng cách phá vỡ thành tế bào của vi khuẩn gây hại. Thuốc thường được sử dụng trong 10 ngày với liều dùng là 250 – 500 mg/lần, cách 6 – 8 giờ uống một lần.

– Thuốc Cephalexin:

Đây là thuốc kháng sinh thuộc nhóm beta-lactamin cũng được sử dụng rất phổ biến trong chữa viêm họng. Thuốc sẽ ức chế hoạt động của các vi khuẩn gây viêm, từ đó giảm nhẹ triệu chứng đau nhức, ho… Liều dùng của thuốc là uống 250 – 500 mg, cách 6 giờ/1 lần

– Thuốc Azithromycin:

Azithromycin cũng là thuốc kháng sinh được dùng phổ biến để điều trị bệnh lý về đường hô hấp, trong đó có viêm họng. Cơ chế hoạt động của thuốc là gắn với ribosom của vi khuẩn gây bệnh, giúp ngăn cản quá trình tổng hợp protein của chúng. Liều dùng phổ biến của Azithromycin là uống 500mg trong ngày đầu tiên và 250mg vào những ngày tiếp theo.

Tuy nhiên, nếu như viêm họng xảy ra do các bệnh lý như viêm xoang, trào ngược dạ dày… bạn cần uống thuốc để kiểm soát triệu chứng bệnh song song với thuốc điều trị viêm họng.

Thuốc Azithromycin được sử dụng để điều trị bệnh lý viêm họng

Thuốc Azithromycin thường được sử dụng để điều trị bệnh lý viêm họng

3. Cách chăm sóc tại nhà khi viêm họng kéo dài

Bên cạnh việc điều trị viêm họng theo phác đồ của bác sĩ, bạn cần chăm sóc tại nhà cẩn thận để bệnh lý nhanh chóng thuyên giảm. Cụ thể như sau:

– Tránh ăn những loại thực phẩm cay, nóng như ớt, mù tạt… bởi chúng sẽ khiến niêm mạc họng bị kích ứng và làm cho tình trạng viêm nhiễm càng trở nên viêm họng.

– Tăng cường ăn những thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng như rau xanh, thịt, cá… để bổ sung vitamin, khoáng chất, giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

– Không hút thuốc lá vì các hóa chất độc hại trong thuốc sẽ kích thích các mô mềm ở họng.

– Sử dụng nước muối sinh lý súc họng hàng ngày để loại bỏ vi khuẩn gây hại ở niêm mạc họng.

– Không uống hoặc ăn đồ lạnh như nước đá, kem… vì nhiệt lạnh sẽ làm cho niêm mạc họng bị tổn thương nghiêm trọng hơn.

– Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm như khói bụi, chất đốt, hóa chất độc hại… Khi đi ra đường, bạn nên đeo khẩu trang để tránh hít nhiều bụi.

– Vệ sinh khoang miệng sạch sẽ bằng việc chải răng 2 – 3 lần/ngày, sử dụng chỉ nha khoa, tăm nước, nước súc miệng để ngăn chặn vi khuẩn phát triển và lan xuống vòm họng.

– Giữ ấm cơ thể nếu như trời trở lạnh bằng việc sử dụng khăn len, mặc quần áo nhiều lớp…

– Không nên để nhiệt độ quá thấp khi nằm trong phòng điều hòa. Nhiệt độ điều hòa nên cài ở mức 26 – 28 độ C để tránh gây hại tới cổ họng.

– Uống nhiều nước, đặc biệt là nước ép trái cây chứa nhiều vitamin C như cam, quýt… để kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả.

Người bị viêm họng không nên ăn đồ lạnh

Người đang bị viêm họng không nên ăn đồ lạnh

Như vậy, vấn đề tại sao viêm họng mãi không khỏi còn xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu như thấy bệnh viêm họng kéo dài trong nhiều ngày, bạn cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ. Các bác sĩ sẽ kiểm tra, xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp xử lý sớm.

Hiển thị nguồn

Báo Sức Khỏe & Đời Sống: “Khi viêm họng chữa mãi không khỏi”
Medical News Today: “What to know about a persistent sore throat”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề bệnh về lợi
Nấm miệng có tự khỏi được không – Nha Khoa Paris giải đáp

Nấm miệng có tự khỏi được không – Nha Khoa Paris giải đáp

Nấm miệng là căn bệnh thường gặp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ giai đoạn từ 1 – 5 tuổi. Bệnh lý này gây ra rất nhiều bất tiện trong sinh

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Chảy máu chân răng ung thư: Dấu hiệu không thể xem thường

Chảy máu chân răng ung thư: Dấu hiệu không thể xem thường

Chảy máu chân răng ung thư là một trong những dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Đây là tình trạng vùng nướu bị chảy máu khi đánh

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
U chân răng: Dấu hiệu, Cách điều trị và Phòng ngừa

U chân răng: Dấu hiệu, Cách điều trị và Phòng ngừa

U chân răng là một dạng u răng khá thường gặp. Tình trạng này chỉ có thể được điều trị dứt điểm thông qua thực hiện tiểu phẫu. Ngoài

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang
Nguyên nhân lợi thâm đen – Làm thế nào để khắc phục?

Nguyên nhân lợi thâm đen – Làm thế nào để khắc phục?

Nướu răng bị thâm đen, xỉn màu không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng tới thẩm mỹ mà đây còn là triệu chứng của nhiều bệnh lý nha khoa nguy

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thu Hằng
Bệnh viêm niêm mạc má: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Bệnh viêm niêm mạc má: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Viêm niêm mạc má là vấn đề phổ biến mà nhiều người gặp phải. Các vết loét thường gây đau nhức, sưng đỏ, mưng mủ và gây khó khăn trong

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Sưng lợi: Nguyên nhân và cách chữa trị dứt điểm

Sưng lợi: Nguyên nhân và cách chữa trị dứt điểm

Sưng lợi chắc chắn gây nhiều ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. Nếu không được chữa trị, bệnh còn làm tăng nguy cơ bị mất răng vĩnh

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm