Hàm răng giả bị lỏng, dễ bị rơi ra ngoài là nỗi lo của nhiều người khi phục hình răng đã mất bằng phương pháp làm hàm tháo lắp. Một khi xảy ra tình trạng này, bạn cần đến nha khoa kiểm tra để có phương án khắc phục kịp thời.
Hàm giả tháo lắp có thể bị lỏng, rơi ra ngoài chủ yếu là do công đoạn chế tác hàm giả không tốt (bác sĩ tay nghề kém, thiết bị lấy mẫu hàm lạc hậu,…). Bên cạnh đó, tình trạng này còn do các nguyên nhân như tiêu xương hàm, chăm sóc hàm giả sai cách hay dùng hàm giả trong thời gian dài.
Nếu không được thiết kế cẩn thận, chính xác, phần nền hàm sẽ không thể ôm khít vào nướu, tạo cảm giác kênh, cộm và rất dễ rơi ra ngoài khi sử dụng.
Trong trường hợp bị mất răng lâu ngày, xương hàm sẽ dần tiêu biến do không còn được lực ăn nhai tác động đến. Một khi xương hàm bị tiêu giảm, hàm răng giả sẽ không có chỗ để bám vào dẫn đến lỏng lẻo và rớt ra ngoài.
Quá trình chăm sóc, sử dụng sai cách có thể khiến hàm răng giả bị biến dạng. Khi đó, hàm sẽ không còn vừa vặn với nướu răng nữa, dễ bị rơi ra ngoài khi ăn nhai hoặc nói chuyện.
Chăm sóc hàm giả sai cách
Khi được sử dụng trong thời gian dài, hàm giả có thể bị mòn đi. Điều này có thể làm giảm độ vững chắc của hàm tháo lắp và gây ra tình trạng lỏng lẻo. Không những thế, sau 3 – 5 năm, cấu trúc xương hàm sẽ có sự thay đổi nên việc hàm giả lung lay, không chắc khỏe cũng là điều dễ hiểu.
Câu trả lời là “Có”. Nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng hàm giả lỏng lẻo sẽ dẫn tới rất nhiều tác động tiêu cực như: gây đau đớn, mất cân bằng hàm, khó khăn khi ăn uống và mất tự tin.
– Gây đau đớn, viêm nhiễm:
Hàm giả không khít có thể gây ra những tổn thương cho phần nướu dẫn tới đau nhức, khó chịu, tăng nguy cơ viêm nhiễm và dễ mắc các bệnh về răng miệng.
– Mất cân bằng hàm:
Hàm giả lỏng lẻo sẽ khiến hàm trên và hàm dưới không khớp với nhau, từ đó dẫn tới mất cân bằng hàm, gây đau hàm và chân răng.
– Khó khăn khi ăn uống:
Răng bị lỏng lẻo chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến cảm giác khi ăn nhai, chưa kể đến chức năng nghiền nát thức ăn cũng sẽ không được đảm bảo.
– Ảnh hưởng đến tiêu hóa:
Khi chức năng ăn nhai bị ảnh hưởng, thức ăn không được nghiền nát tốt trước khi đưa xuống dạ dày. Điều này sẽ gây ra các vấn đề về tiêu hóa như đau dạ dày, viêm đại tràng,…
– Mất tự tin:
Hàm răng giả lỏng lẻo có thể rớt ra ngoài bất cứ lúc nào sẽ khiến bạn cảm thấy tự ti trong sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là khi giao tiếp với người khác.
Hàm giả bị lỏng không xử lý có sao không
Tùy vào nguyên nhân mà tình trạng hàm giả bị lỏng lẻo có thể được khắc phục bằng những cách như kiểm tra, lắp lại hàm giả, dùng keo dán chuyên dụng, làm lại hàm giả, phẫu thuật ghép xương và trồng Implant.
Nếu cảm thấy hàm giả bị lỏng, bạn có thể gỡ ra để kiểm tra các móc cài có bị cong vênh hay không rồi thử lắp lại đúng vị trí và sử dụng lực nhẹ để hàm khớp chặt, vững chắc. Nếu hàm giả vẫn lỏng lẻo, bạn không nên tiếp tục sử dụng mà cần tới nha khoa thăm khám để được khắc phục một cách nhanh chóng.
Hàm giả tháo lắp thường được thiết kế sao cho vừa vặn nhất với khung hàm mà không cần đến chất kết dính. Nếu có khoảng trống giữa hàm giả và nướu răng, bạn có thể sử dụng keo dán hàm chuyên dụng để ngăn ngừa việc hàm chuyển động quá mức trong miệng, từ đó hạn chế tình trạng lỏng lẻo.
Dùng keo dán hàm giả
Khi hàm giả bị biến dạng, nứt vỡ, bạn cần đến nha khoa để làm lại hàm mới. Bạn nên kiểm tra kĩ càng độ vừa vặn, khít sát của hàm mới để đảm bảo các chức năng cơ bản như ăn nhai, thẩm mỹ.
Với những trường hợp xương hàm bị tiêu biến nghiêm trọng, khung xương hàm bị lõm xuống, bác sĩ khuyến cáo nên thực hiện phẫu thuật ghép xương sau đó trồng Implant để thay thế chân răng đã mất và ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm.
Để phòng ngừa tình trạng hàm tháo lắp bị lỏng lẻo, bạn cần lưu ý một số vấn đề khi chăm sóc và sử dụng như:
– Vệ sinh nướu nhẹ nhàng sạch sẽ ít nhất 2 lần/ngày để tránh vi khuẩn tích tụ và gây bệnh.
– Tháo răng giả khi đi ngủ để cải thiện tuần hoàn máu.
– Tránh các loại thức ăn quá cứng, dẻo hay quá nóng, lạnh để hạn chế nguy cơ lỏng hàm.
– Chải hàm giả đúng cách và ngâm trong nước muối pha loãng khi không sử dụng.
– Tháo lắp hàm nhẹ nhàng, đúng cách để hạn chế rơi vỡ, hỏng hàm.
– Không dùng các hóa chất có tính tẩy rửa mạnh để tránh gây mòn, hại hàm giả.
– Đến nha khoa tái khám theo hướng dẫn của bác sĩ để phát hiện và xử lý kịp thời những dấu hiệu bất thường của hàm răng giả.
Cách ngăn ngừa tình trạng hàm lỏng
Hàm răng giả bị lỏng có thể được khắc phục bằng nhiều cách. Tuy nhiên, bạn cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra tình trạng cũng như xác định nguyên nhân cụ thể để có phương án khắc phục kịp thời, hiệu quả.
Bệnh viện 108: “Hướng dẫn bệnh nhân sử dụng, bảo quản và vệ sinh hàm giả tháo lắp”
Family Tree Dental: “Why Do Dentures Become Loose? – Family Tree Dental”
Smile Boutique Group: “How Your Dentist Can Fix Your Loose Dentures”
Cùi giả Zirconia được sử dụng phổ biến trong phương pháp bọc răng sứ. Cùi răng giả sẽ giúp nâng đỡ mão sứ bên trên đồng thời gắn chắc
Phục hình răng giả là phương pháp hiệu quả nhằm phục hồi chức năng ăn nhai, thẩm mỹ trong những trường hợp bị mất răng. Việc chăm sóc
Răng giả bị rớt ra ngoài trong quá trình sử dụng là hiện tượng khiến nhiều người cảm thấy bối rối. Làm sao để gắn lại răng giả? Có
Răng giả silicon là một trong những loại răng giả được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Sở dĩ được ưa chuộng như vậy là vì răng giả tháo
Khi sử dụng răng giả để thay thế cho răng mất, các chất dịch, nước bọt trong miệng sẽ tác động lên răng giả, gây ra hiện tượng hôi
Trồng răng giả là việc làm cần thiết sau khi bị mất răng vĩnh viễn để khôi phục tính thẩm mỹ cùng với chức năng ăn nhai của hàm răng.
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×