Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Răng bị chạy lại sau khi niềng: Nguyên nhân và cách khắc phục

Hiện trên các diễn đàn, group về niềng răng có rất nhiều câu hỏi, băn khoăn về vấn đề niềng răng bị chạy. Để các bạn hiểu rõ về vấn đề này xuất phát từ nguyên nhân nào? Cách khắc phục và hạn chế răng chạy khi niềng ra sao?Bác sĩ Nha Khoa Paris sẽ giải đáp chi tiết ngay sau đây.

1. Nguyên nhân răng chạy lại sau khi tháo niềng

Chỉnh nha là một phương pháp điều chỉnh răng sai lệch hiệu quả giúp bạn sở hữu được hàm răng thẳng, đều và nụ cười rạng rỡ.

Mặc dù khi sử dụng các khí cụ chỉnh nha sẽ gặp hiện tượng đau nhức hoặc vướng víu, khó chịu nhưng bù lại sẽ có một sự thay đổi đầy bất ngờ.

Nguyên nhân răng chạy lại sau khi tháo niềng

Niềng răng sẽ giúp bạn sở hữu một hàm răng đều, đẹp

Tuy nhiên, sau khi tháo khí cụ chỉnh nha có thể xảy ra tình trạng răng chạy vị trí cũ, bị xô lệch khỏi vị trí chuẩn trên cung hàm.

Bởi khi tháo niềng, kết quả năn chỉnh răng chưa thể ổn định ngay, chân răng chưa được cố định vào trong xương hàm và nướu. Vì vậy trong quá trình ăn nhai, sinh hoạt thường ngày có thể tác động làm răng bị lệch lạc, nhô ra ngoài, thậm chí là quay trở lại vị trí ban đầu.

Nhưng đừng lo lắng, hãy xác định nguyên nhân răng chạy lại sau khi tháo niềng để từ đó có cách khắc phục tốt nhất.

Thông thường sẽ có ba nguyên nhân chính khiến răng chạy khi niềng là:

– Do bác sĩ tay nghề kém điều chỉnh lực chỉnh nha quá mạnh hoặc quá yếu.

– Do răng số 8 phát triển.

– Cách sử dụng hàm duy trì: Không sử dụng hoặc sử dụng sai cách.

Tuy nhiên, nguyên nhân do bác sĩ tay nghề kém thường không xảy ra nhiều, chủ yếu là do việc khách hàng không sử dụng hàm duy trì hoặc sử dụng không đúng với chỉ định của bác sĩ.

Hiện tượng răng chạy sau khi theo niềng răng không khó để khắc phục, nên bạn cũng không cần quá lo lắng.

Nguyên nhân răng chạy lại sau khi tháo niềng

Răng số 8 mọc là một trong những nguyên nhân khiến răng bị chạy sau khi tháo niềng

2. Cách khắc phục và hạn chế răng chạy khi niềng

Tùy vào mỗi nguyên nhân sẽ có cách khắc phục khác nhau. Nha Khoa Paris sẽ bật mí cách khắc phục và hạn chế răng chạy khi niềng đầy hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua.

+ Sau khi xác định nguyên nhân răng chạy khi niềng, nếu do bác sĩ tay nghề kém thì bạn hãy lựa chọn một trung tâm nha khoa uy tín hơn để được bác sĩ chỉnh nha giỏi lên kế hoạch điều trị sau niềng để răng ở vị trí chuẩn.

Cách khắc phục và hạn chế răng chạy khi niềng

Trường hợp do bác sĩ tay nghề kém

+ Nếu khách hàng đang ở độ tuổi từ 17 – 25 có thể bị chạy răng do răng khôn mọc lên, bác sĩ sẽ thực hiện chụp X- quang xác định răng khôn có mọc lệch, mọc ngầm hay không. Nếu có thì bác sĩ sẽ khuyên nên loại bỏ nó để hạn chế răng dịch chuyển.

Cách khắc phục và hạn chế răng chạy khi niềng

Trường hợp do răng khôn mọc

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

tư vấn bọc răng sứ trả góp

+ Nếu răng chạy do khách hàng không sử dụng hàm duy trì hoặc dùng sai cách thì bác sĩ sẽ hướng dẫn cách sử dụng hàm duy trì đúng cách

Thời gian sử dụng: Nhiều người thường băn khoăn rằng mất bao lâu để đeo hàm duy trì sau khi niềng răng. Thực chất, tình trạng răng của mỗi người là khác nhau nên thời gian đeo hàm duy trì cũng sẽ có sự khác biệt theo từng người. Hầu hết khách hàng được khuyên nên đeo hàm duy trì tối thiểu 22h/ngày trong vài tháng đầu tiên tháo niềng. Sau đó chỉ cần đeo khoảng 8 – 10 tiếng/ngày. Chính vì vậy, hãy tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ chỉnh nha. Mặc dù, hàm duy trì có thể gây ra đôi chút phiền toái trong quá trình sử dụng nhưng hãy sử dụng đúng cách để hạn chế tình trạng chạy răng sau khi tháo niềng.

Cách vệ sinh hàm duy trì: Loại hàm duy trì được sử dụng phổ biến nhất vẫn là hàm tháo lắp trong suốt nên việc vệ sinh cũng dễ dàng hơn. Hãy vệ sinh hàm duy trì hàng ngày bằng cách sử dụng bàn chải đánh răng chải sạch các cặn bẩn giúp ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng có thể xảy ra.

Cách khắc phục và hạn chế răng chạy khi niềng

Trường hợp do không sử dụng hoặc sử dụng hàm duy trì sai cách

Trên đây là những thông tin quan trọng về chủ đề Sau khi niềng răng bị chạy lại là do đâu? Khắc phục thế nào? Nếu bạn vẫn còn băn khoăn, vui lòng liên hệ đến hotline của Nha Khoa Paris để được giải đáp một cách chi tiết hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề niềng răng
Niềng răng có tác dụng gì? Lưu ý cần biết trước khi niềng răng

Niềng răng có tác dụng gì? Lưu ý cần biết trước khi niềng răng

Niềng răng là phương pháp phổ biến trong nha khoa, giúp nắn chỉnh các sai lệch của xương hàm và răng. Ngày càng có nhiều người lựa chọn

Ngày 11/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Niềng răng có đau không? Giai đoạn nào là đau nhất

Niềng răng có đau không? Giai đoạn nào là đau nhất

Niềng răng được xem là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho những người bị hô, móm, khớp cắn hở, khớp cắn sâu… Vậy niềng răng có đau không?

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Niềng răng hô có đau không? Bí quyết giảm đau nhanh

Niềng răng hô có đau không? Bí quyết giảm đau nhanh

Được giải đáp bởi Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Niềng răng giá rẻ có tốt không? Chi phí rẻ nhất là bao nhiêu?

Niềng răng giá rẻ có tốt không? Chi phí rẻ nhất là bao nhiêu?

Với nhu cầu thẩm mỹ nha khoa ngày càng cao thì phương pháp niềng răng đã không còn quá xa lạ. Tuy nhiên, vì tiếc tiền mà nhiều người đã

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Niềng răng mọc lệch mất thời gian bao lâu? Giá có đắt không?

Niềng răng mọc lệch mất thời gian bao lâu? Giá có đắt không?

Niềng răng mọc lệch là phương pháp nắn chỉnh các xương răng mọc lệch, mọc sai vị trí bằng các khí cụ chỉnh nha như dây cung, mắc cài,

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Niềng răng có hết lệch mặt không | Lưu ý quan trọng

Niềng răng có hết lệch mặt không | Lưu ý quan trọng

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh