Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Sưng rộp nướu răng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục

Mô nướu là nơi có độ mềm tự nhiên và rất nhạy cảm nên có nhiều tác nhân dễ gây sưng rộp nướu. Sưng nướu sẽ gây cảm giác đau răng hoặc đau rát cả răng và nướu, rất khó chịu. Vậy nguyên nhân làm sưng rộp nướu răng là gì? Cách khắc phục ra sao?

1. Nguyên nhân nướu răng bị sưng rộp

Viêm nướu chính là nguyên nhân phổ biến nhất làm sưng rộp nướu răng. Ngoài ra có nhiều yếu tố khác cũng tác động đến nướu như nhiễm trùng nướu, vệ sinh răng miệng kém, sử dụng thuốc, thiếu hụt dinh dưỡng, đánh răng quá mạnh, thay đổi tiết tố,…

1.1. Viêm nướu làm sưng rộp nướu răng

Viêm nướu là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về nướu răng, trong đó có sưng rộp nướu răng. Viêm nướu làm sưng đỏ, viêm nhiễm, đau rát nướu và làm cho nướu dễ bị lở loét gây chảy máu chân răng. Ngoài ra, viêm nướu còn có các triệu chứng nhận biết khác như hôi miệng, hở cổ chân răng, nướu nhạy cảm hơn, nướu sưng rộp,…

Viêm nướu hình thành từ thói quen không vệ sinh răng miệng sạch sẽ khiến mảng bám tích tụ ở giữa nướu và răng. Tình trạng ban đầu của bệnh không quá nghiêm trọng khiến nhiều người có suy nghĩ chủ quan, không điều trị, làm cho các triệu chứng ngày càng nghiêm trọng hơn. Lâu ngày dẫn đến viêm nha chu, tiêu xương hàm, mất răng,… Do đó, khi phát hiện bị viêm nướu, dù đau hay không, bạn cũng cần đi khám và điều trị kịp thời.

sưng rộp nướu răng

Viêm nướu

1.2. Nhiễm trùng nướu

Nhiễm trùng do các tác nhân nấm, vi khuẩn và vi rút có khả năng gây ra sưng rộp nướu. Bệnh tưa miệng xảy ra do sự phát triển quá mức của nấm men tự nhiên có trong miệng cũng làm sưng rộp nướu. Ngoài ra, sâu răng nếu không được điều trị có thể gây áp xe răng và sưng nướu cục bộ.

1.3. Vệ sinh răng miệng kém

Vệ sinh răng miệng không đúng cách cũng là nguyên nhân gây bệnh. Răng miệng không sạch sẽ làm tích tụ ổ vi khuẩn dưới chân răng, lâu ngày hình thành các vùng viêm nhiễm ở chân và nướu răng, nướu sẽ bị phồng rộp, nổi mụn,…

1.4. Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc khi sử dụng có thể gây ra tác dụng phụ làm giảm tiết nước bọt khiến vi khuẩn có điều kiện để phát triển. Trong đó có thể kể tới như thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc kháng sinh Histamin, thuốc có chứa Atropin, thuốc an thần Antipsychotics,…

Sử dụng một số loại thuốc làm giảm tiết nước bọt

Sử dụng một số loại thuốc làm giảm tiết nước bọt

1.5. Thiếu dinh dưỡng

Vitamin B và C là 2 loại dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe răng miệng. Khi cơ thể thiếu hụt Vitamin B và C, sức đề kháng sẽ yếu đi và có thể mắc phải bệnh Scorbut, dẫn đến sưng rộp nướu. Hơn nữa, thiếu Vitamin C có thể gây đau khớp, bầm tím, đau chân, xuất hiện đốm đỏ trên da và nhiều triệu chứng khác.

1.6. Thay đổi tiết tố

Tình trạng nướu răng bị sưng rộp có thể xuất phát từ mức độ Hormone trong cơ thể thay đổi, điển hình như thời kỳ kinh nguyệt hay mang thai,… Sự thay đổi này sẽ làm tăng lưu lượng máu tới nướu, khiến nướu dễ bị kích thích và sưng to hơn. Ngoài ra, các Hormone còn làm giảm khả năng chống lại vi khuẩn gây nhiễm trùng nướu, tăng nguy cơ viêm nướu.

1.7. Chải răng quá mạnh

Đánh răng quá thường xuyên làm nướu bị tổn thương gây viêm, sưng tấy và ê buốt. Tình trạng ê buốt khiến bạn cảm thấy khó chịu, đau nhức khi răng tiếp xúc với đồ ăn nóng, lạnh, chua. Ngoài ra, chải răng quá mạnh có thể làm tụt nướu, khiến chân răng bị nhiễm trùng và gây sâu răng.

Chải răng quá mạnh làm sưng rộp nướu răng

Chải răng quá mạnh làm sưng rộp nướu răng

2. Sưng rộp nướu răng có nguy hiểm không

Nướu răng bị sưng rộp không quá nguy hiểm nhưng gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe của người mắc phải.

Phồng rộp nướu răng sẽ gây cảm giác đau nhức khiến bạn gặp khó khăn khi ăn uống. Lâu ngày có thể dẫn tới chán ăn, các hoạt động của hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng. Rộp nướu do tác động cơ học đều làm cho bệnh nhân cảm thấy đau nhức, khó chịu.

Nếu nướu răng bị rộp do viêm nhiễm không được điều trị kịp thời có thể tiến triển thành viêm nha chu. Đây là nguyên nhân hàng đầu của tình trạng mất răng hàng loạt. Hơn thế nữa, vi khuẩn trong khoang miệng có thể xâm nhập vào máu qua các vị trí chảy máu trên nướu, gây hại cho các bộ phận khác trong cơ thể.

Do đó, để tránh gặp phải các vấn đề trên, ngay từ khi nướu răng có dấu hiệu bất thường, bạn nên đến nha khoa để thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp.

Nướu răng bị sưng rộp gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe

Nướu răng bị sưng rộp gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe

3. Nướu răng sưng rộp là dấu hiệu của bệnh gì?

Nướu răng bị sưng rộp là dấu hiệu phổ biến của bệnh viêm nha chu, áp xe răng, nhiệt miệng,…

3.1. Viêm nha chu

Viêm nha chu là bệnh lý phát triển từ viêm nướu, gây nhiều ảnh hưởng trên diện rộng. Khi viêm nha chu tiến triển đến một giai đoạn nhất định sẽ gây nhiều tổn thương như tổn thương dây chằng, xương ổ răng. Lâu dần, các bộ phận này sẽ bị tiêu xương, khiến các răng dần lung lay và rụng đi.

Viêm nha chu

Viêm nha chu

3.2. Nhiệt miệng

Khi nướu bị sưng rộp, người bệnh có thể đã mắc phải chứng nhiệt miệng. Nhiệt miệng sẽ gây ra vết loét nhỏ, nông và phát triển trên các mô mềm bên trong như khu vực má, miệng, nướu, lưỡi,… Những vết loét này thường tồn tại trong 7 – 10 ngày rồi tự lành và không để lại sẹo.

Nhiệt miệng gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe như gây đau, rát ở những vết loét, khiến bạn gặp nhiều khó khăn trong vệ sinh răng miệng, ăn nhai.

3.3. Áp xe răng

Răng bị chấn thương, hoặc bị sứt mẻ có thể ảnh hưởng đến tủy răng và gây sưng, viêm nhiễm nướu. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ khiến bệnh tiến triển nặng, hình thành ổ mủ giữa răng và nướu, có nguy cơ áp xe chân răng.

sưng rộp nướu răng

Sưng rộp nướu dẫn đến áp xe răng

3.4. Bệnh Herpes

Nhiễm trùng do nấm hoặc vi khuẩn có thể dẫn đến nướu răng bị sưng rộp như:

– Bệnh Herpes ở miệng làm viêm loét miệng và nướu, lâu dần dẫn đến sưng nướu răng

– Nấm men trong miệng phát triển với số lượng lớn dẫn đến nấm miệng, trong đó nướu răng sưng rộp là dấu hiệu điển hình

– Sâu răng nếu không được điều trị có thể dẫn tới, sưng nướu hoặc sưng lợi

4. Biện pháp điều trị nướu răng bị sưng rộp

Cách điều trị nướu răng sưng rộp phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của mỗi người. Với tình trạng sưng nhẹ có thể sử dụng thuốc hoặc áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà, còn tình trạng nặng hơn thì cần đến nha khoa để các bác sĩ xử lý.

4.1. Sử dụng thuốc

Các loại thuốc trị nướu răng sưng rộp được dùng với mục đích loại bỏ vi khuẩn trong miệng, cải thiện tình trạng viêm nhiễm, sưng, đỏ chân răng. Tùy thuộc vào mức độ của các triệu chứng, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc kháng sinh,…

4.1.1. Thuốc giảm đau

Một số loại thuốc giảm đau giúp giảm đau sưng nướu răng như Acetaminophen, Ibuprofen,… Những loại thuốc này được bày bán rộng rãi và dễ dàng mua tại các hiệu thuốc.

Thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau

4.1.2. Thuốc chống viêm điều trị sưng nướu răng

Các loại thuốc chống viêm chứa Corticosteroid được dùng để làm giảm cảm giác sưng nướu và khó chịu. Một số loại thuốc điều trị sưng nướu răng gồm Prednisolon và Dexamethason.

4.1.3. Thuốc gây tê tại chỗ

Thuốc gây tê tại chỗ là loại gel gây tê có tác dụng tốt với tình trạng răng lợi như Lidocaine và Prilocaine. Gel gây tê giúp làm tê, mất cảm giác nướu bị sưng và cải thiện tình trạng viêm nướu hiệu quả.

Không sử dụng thuốc khi có cảm giác buồn nôn, sưng hay kích ứng nướu răng mạnh. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh ảnh hưởng không mong muốn tới răng lợi.

4.1.4. Thuốc kháng sinh

Đối với tình trạng nướu răng sưng rộp gây viêm thì cần có thuốc kháng sinh điều trị. Các thuốc kháng sinh điều trị bệnh lý này gồm:

– Thuốc Penicillin: điều trị viêm nướu răng với liều lượng 500mg mỗi 8 giờ hoặc 1.000 mg mỗi 12 giờ.

– Thuốc Erythromycin: có tác dụng như Penicillin nhưng chủ yếu dùng khi bị dị ứng với Penicillin.

– Thuốc Clindamycin: có tác dụng loại bỏ vi khuẩn trong miệng, người bệnh dùng 300mg hoặc 600mg mỗi ngày.

– Thuốc Azithromycin: giúp ngăn ngừa sự phát triển mạnh của các vi khuẩn gây viêm nướu, sử dụng khi dị ứng với Penicillin.

– Thuốc Tetracycline: giúp loại bỏ vi khuẩn gây viêm nướu răng, viêm chân răng có mủ, chảy máu chân răng,…

Thuốc kháng sinh Penicillin

Thuốc kháng sinh Penicillin

4.1.5. Thuốc bôi trị sưng nướu răng

Ngoài các loại thuốc uống thì người bị viêm nướu răng còn có thể dùng thuốc bôi nướu răng. Loại thuốc này bôi trực tiếp vào phần nướu răng bị sưng rất hiệu quả. Một số loại thuốc bôi trị sưng nướu răng như gel Metrogyl, dung dịch súc miệng Chlorhexidine 0,25% hoặc Tetracycline dạng sợi để đưa vào túi quanh răng.

4.2. Biện pháp tại nhà

Sưng rộp nướu răng có thể điều trị tại nhà khi có biểu hiện không quá nghiêm trọng. Các mẹo thường sử dụng từ dược liệu tự nhiên với độ lành tính cao như: dùng nước muối, mật ong, chanh, nha đam.

– Nước muối pha loãng:

Dung dịch nước muối pha loãng giúp loại bỏ vi khuẩn gây viêm ở khoang miệng. Bạn chỉ cần pha muối vào 1 cốc nước và dùng để súc miệng mỗi buổi sáng để có hiệu quả.

– Sử dụng mật ong:

Mật ong cũng là dược liệu hiệu quả để giảm sưng viêm do sưng nướu răng. Bạn chỉ cần dùng lượng nhỏ mật ong rồi thoa lên vị trí sưng viêm sau khi đánh răng. Mật ong có tính sát khuẩn sẽ khiến vết sưng giảm đi nhanh chóng.

– Chanh:

Chanh là nguyên liệu thiên nhiên dễ tìm, có hiệu quả tốt trong việc sát khuẩn và kháng viêm. Dùng nước cốt chanh hòa với nước để súc miệng nhằm ngăn chặn sưng viêm nướu răng.

– Nha đam:

Đây cũng là dược liệu trị sưng và viêm nướu răng hiệu quả. Chỉ cần dùng gel nha đam thoa vào vị trí đang sưng rộp để làm giảm tình trạng sưng viêm nhanh chóng.

Nha đam trị sưng rộp nướu

Nha đam trị sưng nướu

4.3. Điều trị tại nha khoa

Nếu như tình trạng sưng rộp nướu răng kéo dài hơn 2 tuần mà vẫn không thuyên giảm thì bạn cần thăm khám nha khoa ngay. Bác sĩ sẽ thực hiện cạo vôi răng hoặc lấy tủy để làm giảm tình trạng sưng nướu.

– Cạo vôi răng:

Nếu chân răng bị kích ứng do mảng bám và vi khuẩn hình thành lâu ngày trên răng thì cần làm sạch vôi răng. Bác sĩ sẽ cạo vôi răng bằng những dụng cụ, máy lấy cao răng chuyên dụng mà không gây hại cho răng. Qua đó ngăn ngừa tích tụ mảng bám trên răng khi ăn uống hàng ngày.

– Lấy tủy răng:

Nếu răng bị nhiễm trùng nặng và có hiện tượng chết tủy răng thì cần làm sạch tủy, loại bỏ vi khuẩn gây viêm nhiễm. Sau khi điều trị tủy triệt để bác sĩ sẽ chỉ định hàn răng hoặc làm răng sứ để phục hồi răng về cả thẩm mỹ và ăn nhai.

5. Cách phòng bệnh sưng rộp nướu răng hiệu quả

Để nướu răng luôn chắc khỏe, bạn có thể thực hiện các biện pháp phòng tránh sưng viêm nướu như:

– Đi khám nha khoa ít nhất 6 tháng/lần để làm sạch răng, nướu

– Bổ sung vitamin C để cung cấp dưỡng chất cho răng miệng

– Đánh răng 2 lần mỗi ngày và dùng chỉ nha khoa sau bữa ăn

– Massage lợi nhẹ nhàng để loại bỏ nguy cơ đau răng, tăng cường lưu thông máu tới khu vực lợi

– Từ bỏ thói quen hút thuốc lá và uống nhiều rượu bia

– Uống nhiều nước để kích thích sản xuất nước bọt, làm suy yếu các vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng

sưng rộp nướu răng

Bổ sung vitamin C cho răng miệng

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân và cách điều trị sưng rộp nướu răng. Nếu bạn bị làm phiền bởi những cơn đau nướu dai dẳng, tốt hơn hết là nên thăm khám với các bác sĩ sớm để ngăn chặn những nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng.

Hiển thị nguồn

Báo Sức khỏe & Đời sống: “Đối phó viêm lợi phồng rộp”

Hello Bacsi: “Sưng nướu răng: Biết rõ nguyên nhân, điều trị nhanh chóng”

Cleveland Clinic: “Swollen Gums: Symptoms, Causes & Treatment”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề chữa viêm nướu răng
Sưng nướu răng có mủ: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Sưng nướu răng có mủ: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Sưng nướu răng có mủ là tình trạng mà không ít người gặp phải. Bệnh có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng đều gây ra không

Ngày 31/01/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Cách trị sưng nướu răng trong cùng an toàn và hiệu quả

Cách trị sưng nướu răng trong cùng an toàn và hiệu quả

Sưng nướu răng trong cùng hay viêm nướu răng là bệnh lý răng miệng khá phổ biến. Sưng nướu răng trong cùng do nhiều nguyên nhân gây

Ngày 26/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Viêm nướu chân răng uống thuốc gì : 7 Loại thuốc chữa hiệu quả

Viêm nướu chân răng uống thuốc gì : 7 Loại thuốc chữa hiệu quả

Viêm nướu chân răng là bệnh lý thường gặp gây nhiều đau đớn và khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày. Vì thế rất nhiều người bệnh không

Ngày 22/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang
Tại sao nướu răng bị sưng? Biện pháp phòng ngừa hiệu quả

Tại sao nướu răng bị sưng? Biện pháp phòng ngừa hiệu quả

Sưng nướu răng là tình trạng phần mô nướu quanh chân răng tổn thương, làm sưng tấy và đau nhức. Đây là bệnh về nướu phổ biến ở mọi lứa

Ngày 20/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Hình ảnh viêm lợi ở trẻ em, nhận biết sớm và điều trị sớm

Hình ảnh viêm lợi ở trẻ em, nhận biết sớm và điều trị sớm

Viêm lợi ở trẻ em không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng nếu như không được chữa trị kịp thời. Những

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Nướu răng bị đen: Nguyên nhân, cách khắc phục và phòng tránh

Nướu răng bị đen: Nguyên nhân, cách khắc phục và phòng tránh

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Implant,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền