Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Tình trạng tiêu xương hàm có nguy hiểm hay không? Biện pháp khắc phục

Tiêu xương hàm xảy ra khi cả mật độ và chất lượng của xương đều bị suy giảm đi đáng kể. Đây là tình trạng mà hầu hết những người bị mất răng vĩnh viễn đều gặp phải nếu như không có biện pháp phục hình răng phù hợp. Vậy tình trạng tiêu xương hàm có gây nguy hiểm hay không? Làm sao để có thể khắc phục?

1. Tình trạng tiêu xương hàm có nguy hiểm hay không

Tiêu xương hàm là tình trạng rất nguy hiểm, thường xảy ra sau khi bị mất răng vĩnh viễn. Nếu không xử lý sớm, bạn sẽ có nguy cơ cao bị lệch khớp cắn, tăng tốc độ lão hóa, suy giảm chức năng ăn nhai, cản trở quá trình phục hình răng, mắc nhiều bệnh lý và lung lay răng.

1.1. Lệch khớp cắn

Tiêu xương hàm là tình trạng suy giảm cả về mật độ và chất lượng của xương. Khi đó, các răng ở vị trí liền kề sẽ có xu hướng nghiêng về vị trí tiêu xương. Càng để lâu, mức độ dịch chuyển của răng càng trở nên nghiêm trọng. Đồng thời, quai hàm cũng bị trũng xuống. Dần dần, hàm răng sẽ bị sai lệch khớp cắn, khiến cho tổng thể khuôn mặt mất đi tính thẩm mỹ.

Tình trạng tiêu xương hàm có gây nguy hiểm hay không

Lệch khớp cắn do tiêu xương hàm

1.2. Tăng tốc độ lão hóa

Về bản chất, lão hóa là quá trình sinh lý bình thường của cơ thể, xảy ra với bất cứ ai, Tuy nhiên, ở những người gặp phải tình trạng tiêu xương hàm, lão hóa sẽ diễn ra nhanh hơn. Bởi nếu xương hàm đã bị tiêu biến nhiều (khoảng 60%), các dây chằng và cơ mặt sẽ hóp vào trong.

Hiện tượng trên đẩy nhanh tốc độ lão hóa của cơ thể với các dấu hiệu như mặt nhỏ lại, má hóp và da nhăn nheo. Khi đó, khuôn mặt của bạn chắc chắn sẽ già hơn rất nhiều so với tuổi thật.

Tiêu xương làm tăng tốc độ lão hóa

Tiêu xương làm tăng tốc độ lão hóa

1.3. Suy giảm chức năng ăn nhai

Như những thông tin được chúng tôi đề cập đến ở trong phần trên, tiêu xương hàm không được phát hiện và khắc phục sớm sẽ gây ra tình trạng sai lệch khớp cắn giữa hai hàm. Cơ hàm cũng không còn đủ lực để thực hiện tốt chức năng ăn nhai.

Thức ăn không được nghiền nát kỹ khiến các cơ quan trong hệ tiêu hóa phải hoạt động nhiều hơn để giúp quá trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và chất dinh dưỡng. Về lâu dài, bạn sẽ có nguy cơ mắc phải các bệnh lý như viêm loét dạ dày, viêm đại tràng…

1.4. Cản trở quá trình trồng răng

Hiện phương pháp phục hình răng được các bác sĩ răng hàm mặt đánh giá cao nhất là cấy ghép răng Implant. Tuy nhiên, điều kiện là xương hàm phải chắc khỏe. Bởi nếu không, trụ Implant sẽ không thể cố định, làm ảnh hưởng đến kết quả phục hình.

Những người bị tiêu xương vẫn có thể trồng răng Implant nhưng quá trình thực hiện sẽ phức tạp và mất nhiều thời gian hơn so với trường hợp xương hàm chắc khỏe. Vì các bác sĩ cần phải thực hiện ghép xương, nâng xoang trước khi đặt trụ Implant nhằm tăng kích thước xương cần thiết và đảm bảo nâng đỡ được trụ.

1.5. Tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý

Quá trình tiêu biến xương hàm khiến cho độ rộng, chiều cao của thành xương và cả số lượng xương đều bị suy giảm đi rõ rệt. Dần dần, phần xương hàm sẽ không còn đủ khả năng để có thể nâng đỡ nướu, làm cho bờ nướu tụt dần và để lộ chân răng ra bên ngoài.

Đây chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn gây hại ở khoang miệng tấn công vào sâu bên trong cấu trúc răng, nướu. Khi đó, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc phải các bệnh lý như viêm chân răng, viêm quanh chóp răng, viêm nha chu, viêm tủy răng… Những bệnh trên đều gây ra cơn đau nhức dữ dội, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

1.6. Răng lung lay

Thực tế, răng có thể đứng vững được là nhờ có xương hàm nâng đỡ. Do đó, nếu các mô xương không đủ để nâng đỡ răng, răng cũng bị xô lệch. Càng ngày, răng sẽ ngày càng suy yếu và dễ bị lung lay. Nếu không có biện pháp khắc phục, mất răng vĩnh viễn là kết quả tất yếu.

Răng bị lung lay

Răng bị lung lay

2. Biện pháp khắc phục tiêu xương

Xương hàm đã bị tiêu biến chắc chắn sẽ không thể tự phục hồi. Để khắc phục, các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện hai phương pháp ghép xương và nâng xoang hàm.

– Ghép xương: Các bác sĩ nha khoa bổ sung thêm xương tự thân hoặc xương nhân tạo vào vị trí xương hàm đã bị tiêu biến. Nhờ vậy, cấu trúc xương hàm sẽ dần ổn định, giúp tăng khả năng thành công cho quá trình cấy ghép răng Implant.

– Nâng xoang hàm: Phương pháp nâng xoang hàm được thực hiện trong trường hợp răng hàm trên bị mất khiến xương tiêu biến nhiều và dẫn đến mở rộng xoang hàm. Khi đó, bác sĩ sẽ đặt trực tiếp xương tự thân hoặc xương nhân tạo vào vị trí giữa màng xoang và bề mặt xương ở vùng đáy xoang hàm. Mục đích là để tăng khối lượng xương cần thiết, đảm bảo chân răng Implant ổn định trong xương hàm.

Phương pháp ghép xương

Phương pháp ghép xương

3. Làm sao để ngăn chặn tiêu xương sau khi mất răng

Biện pháp duy nhất để ngăn chặn tình trạng tiêu biến xương hàm sau khi mất răng là cấy ghép răng Implant. Các bác sĩ sẽ cấy trụ Implant vào trong xương hàm tại vị trí bị mất răng. Trụ Implant được làm từ vật liệu titanium lành tích, có khả năng tương thích cao với cơ thể. Sau khoảng 3 – 6 tháng, các mô trong xương hàm sẽ liên kết chặt chẽ với trụ.

Trụ Implant có vai trò thay thế cho chân răng bị mất. Nhờ vậy, áp lực nhai vẫn được duy trì và tác động lên xương hàm hàng ngày. Điều đó sẽ thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào mới, tạo ra kết cấu xương vững chắc và không bị tiêu biến sau khi mất răng.

Đây là điều mà cả hai phương pháp hàm giả tháo lắp và bắc cầu răng sứ đều không thể làm được do không phục hình chân răng. Chính vì vậy, với trường hợp bị mất răng vĩnh viễn, các bác sĩ luôn khuyến cáo nên trồng răng Implant càng sớm càng tốt để ngăn chặn tiêu xương xảy ra.

Tóm lại, với vấn đề “tình trạng tiêu xương hàm có nguy hiểm hay không” thì câu trả lời chắc chắn là có. Vì vậy, ngay khi phát hiện bị tiêu xương, bạn cần đến nha khoa uy tín để được xử lý sớm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề tiêu xương hàm
Tiêu xương có trồng răng được hay không, những lưu ý quan trọng

Tiêu xương có trồng răng được hay không, những lưu ý quan trọng

Tiêu xương hàm là tình trạng xảy ra sau khi bị mất răng vĩnh viễn. Thông thường, chỉ sau khoảng 3 tháng mất răng, mật độ xương hàm đã

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Giải đáp: Bị tiêu xương hàm có niềng răng được hay không

Giải đáp: Bị tiêu xương hàm có niềng răng được hay không

Tiêu xương hàm xảy ra khi mật độ và chất lượng xương hàm đều bị suy giảm. Tình trạng trên khiến nướu bị teo lại và ảnh hưởng nhiều đến

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phạm Thị Hạnh
Tiêu xương hàm có chữa được không, 2 phương pháp phổ biến

Tiêu xương hàm có chữa được không, 2 phương pháp phổ biến

Tiêu xương hàm là tình trạng suy giảm xương ổ răng và các phần xương hàm xung quanh chân răng. Theo thời gian, tỉ lệ tiêu xương sẽ càng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Tiêu xương hàm răng là gì? nguyên nhân và cách điều trị

Tiêu xương hàm răng là gì? nguyên nhân và cách điều trị

Tiêu xương hàm là bệnh lý răng miệng vô cùng nguy hiểm, khiến vùng xương chân răng bị tiêu biến đi và có nguyên nhân chính là từ tình

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Điều trị bệnh tiêu xương hàm có thật sự cần thiết?

Điều trị bệnh tiêu xương hàm có thật sự cần thiết?

Điều trị bệnh tiêu xương hàm là một trong những việc làm cấp thiết nhằm khắc phục sự suy giảm mật độ tế bào, thể tích xương hàm. Điều

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga