Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Chăm sóc nướu răng đúng cách cho cả gia đình

Nướu là bộ phận rất dễ bị tổn thương dẫn đến nhiều bệnh lý răng miệng ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Do đó cần có những biện pháp hiệu quả để chăm sóc nướu luôn khỏe mạnh. Những biện pháp dưới đây sẽ giúp bạn chăm sóc nướu răng tốt hơn.

1. Tầm quan trọng của chăm sóc nướu răng

Nhiều người thường chỉ chăm sóc răng mà không quan tâm nhiều đến vùng nướu và các mô nha chu quanh răng. Nướu không được chăm sóc đúng cách sẽ dẫn đến viêm nướu. Đây là tình trạng do các vi khuẩn, mảng bám tích tụ quanh nướu làm nướu đổi màu đỏ hoặc tím thẫm. Nướu sẽ sưng và trở nên nhạy cảm, dễ chảy máu khi đánh răng, ăn nhai hoặc cả khi không tác động tới, khiến bạn cảm thấy đau đớn và khó chịu.

Viêm nướu không được chữa trị kịp thời sẽ phát triển nặng hơn sẽ dẫn tới viêm nha chu. Túi nha chu hình thành giữa nướu và răng, sờ vào thấy mềm, bên trong có dịch và mủ, có thể gây tụt nướu, răng lung lay. Đồng thời, xuất hiện mùi hôi miệng khó chịu dù đã đánh răng.

Viêm nhiễm ở phần nướu còn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào máu và các cơ quan khác trong cơ thể, làm giảm hệ miễn dịch.

Vì thế nướu răng được chăm sóc đúng cách sẽ đảm bảo sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng thể tốt nhất, ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm.

Tầm quan trọng của chăm sóc nướu răng

Tầm quan trọng của chăm sóc nướu răng

2. Nhận biết nướu răng khỏe mạnh

Nướu răng là bộ phận thuộc niêm mạc miệng, cấu tạo bởi các mô mềm, phủ lên phần chân răng và ôm sát cổ răng.

Nướu răng khỏe mạnh có màu hồng san hô hoặc hồng sẫm hơn. Khi mô nướu khỏe mạnh sẽ sát quanh răng, kết cấu chắc chắn và không bị viêm nhiễm. Hình dạng nướu trông giống lưỡi dao hoặc hình chóp, bám thành đường cong quanh răng. Nướu không bị sưng hay chuyển thành màu đỏ, không có hiện tượng chảy máu chân răng.

Hình ảnh nướu răng khỏe mạnh

Hình ảnh nướu răng khỏe mạnh

3. Các bệnh lý về nướu răng phổ biến hiện nay

Có 2 bệnh lý thường gặp về nướu răng đó là viêm nướu và viêm nha chu.

3.1. Viêm nướu

Viêm nướu xảy ra do các mảng bám, vi khuẩn, tích tụ trên răng và làm viêm mô nướu xung quanh. Mảng bám trên răng sẽ gây kích ứng nướu, khiến nướu bị sưng viêm hoặc chảy máu. Các triệu chứng của bệnh viêm nướu thường gặp như:

– Nướu chuyển màu đỏ thẫm hoặc tím thẫm

– Nướu sưng lớn hơn so với bình thường, gây cảm giác khó chịu.

– Khi đánh răng dễ xảy ra hiện tượng chảy máu.

Trong một số trường hợp, viêm nướu có thể do căng thẳng, hút thuốc, phụ nữ đang mang thai, trẻ ở tuổi dậy thì, hoặc do nhiễm HIV,…

Viêm nướu ở giai đoạn đầu có thể tự điều trị tại nhà bằng việc chăm sóc, giữ gìn vệ sinh răng miệng cẩn thận và có chế độ ăn uống phù hợp.

Với tình trạng nặng hơn, phần mô nướu ảnh hưởng tới răng thật, bạn nên thăm khám bác sĩ để có phương pháp điều trị kịp thời.

Nướu sưng lớn, gây cảm giác khó chịu

Nướu sưng lớn, gây cảm giác khó chịu

3.2. Viêm nha chu

Nếu tình trạng viêm nướu không được điều trị kịp thời, lâu dần sẽ dẫn đến viêm nha chu. Các triệu chứng của viêm nha chu gồm có:

– Những túi chứa dịch mủ (túi nha chu) hình thành ở xung quanh cổ răng và nướu.

– Mảng bám trên răng dày hơn, trở thành nơi tích tụ vi khuẩn ở mức độ nguy hiểm.

– Xảy ra tình trạng tụt nướu, làm răng vĩnh viễn lung lay. Với độ tuổi trung niên và cao tuổi, đây là nguyên nhân chính dẫn đến mất răng.

Bệnh viêm nha chu có thể điều trị dứt điểm nếu phát hiện sớm. Bạn có thể kiểm soát bệnh bằng việc chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách như làm sạch răng thường xuyên theo khuyến nghị của nha sĩ

Tình trạng viêm nha chu

Tình trạng viêm nha chu

4. Biện pháp chăm sóc nướu răng luôn khỏe mạnh

Để chăm sóc nướu khỏe mạnh cần kết hợp nhiều thói quen vệ sinh giúp loại bỏ mảng bám, giữ cho khoang miệng sạch sẽ như đánh răng đúng cách, dùng kem đánh răng có Flour, dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng, vệ sinh lưỡi thường xuyên.

Đồng thời, bạn cần có một chế độ ăn uống lành mạnh cho răng và nướu, thường xuyên theo dõi tình trạng răng miệng để phát hiện các dấu hiệu viêm nhiễm.

4.1. Đánh răng đúng cách

Một trong những cách vệ sinh răng miệng đơn giản và hiệu quả nhất là đánh răng. Đánh răng đúng cách giúp loại bỏ các mảng bám thức ăn, đảm bảo nướu răng khỏe mạnh.

Các bước đánh răng đúng cách:

Bước 1: Làm sạch khoang miệng

Đầu tiên bạn súc miệng trong khoảng 30 giây với nước lọc để loại bỏ mảng bám.

Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ đánh răng

Bạn nên nên lựa chọn bàn chải lông mềm để không làm thương tới răng và nướu.

Còn với kem đánh răng thì ưu tiên những loại có vị the mát, không quá cay nồng tránh làm kích ứng răng lợi. Trước khi đánh răng cần làm sạch phần lông bàn chải và lấy lượng kem đánh răng vừa phải.

Bước 3: Đánh răng

Đặt bàn chải ở viền nướu theo phương ngang, phần kem đánh răng tiếp xúc với cả nướu và răng. Nhẹ nhàng chải mặt ngoài của răng theo hướng xoay tròn, di chuyển bàn chải tới các răng khác nhau.

Cần lưu ý tránh đánh răng theo chiều ngang và dùng với lực mạnh. Mỗi lần đánh răng hãy thực hiện các bước trên từ 2 – 3 phút.

Bước 4: Chải lưỡi

Ngoài ra, bạn cũng đừng quên vệ sinh mặt lưỡi bởi vì đây là bộ phận chứa nhiều vi khuẩn gây hôi miệng. Bạn có thể sử dụng bàn chải vệ sinh lưỡi hoặc dụng cụ cạo lưỡi chuyên dụng.

Bước 5: Súc miệng

Sau khi đánh răng xong bạn hãy dùng nước sạch để súc miệng, nhớ rửa sạch bàn chải đánh răng và đặt ở nơi khô ráo.

Đánh răng đúng cách

Đánh răng đúng cách

4.2. Chọn kem đánh răng có Flour

Flour giúp tạo lớp bảo vệ răng và nướu khỏi sự tấn công của axit và ngăn ngừa vi gây ra các bệnh lý răng miệng. Sử dụng kem đánh răng có Flour là một giải pháp hữu hiệu, để tăng cường sức khỏe răng miệng cho cả người lớn và trẻ em.

Theo khuyến cáo, người lớn nên sử dụng kem đánh răng có hàm lượng flour từ 1000 – 1500 ppm, còn với trẻ nhỏ từ 200 – 450 ppm.

Trẻ em từ 3 – 6 tuổi vẫn nên sử dụng kem đánh răng có chứa Flour với hàm lượng flour phù hợp để phòng ngừa sâu răng.

Chọn kem đánh răng có Flour

Chọn kem đánh răng có Flour

4.3. Dùng chỉ nha khoa

Chỉ nha khoa có công dụng loại bỏ vi khuẩn và mảng bám thức ăn. Nên sử dụng chỉ nha khoa ít nhất mỗi ngày 1 lần. Luồn chỉ vào trong các kẽ răng, di chuyển sát vào răng theo chiều lên xuống tới phần đường viền nướu. Lưu ý dùng lực nhẹ nhàng để tránh làm chảy máu nướu răng. Súc miệng lại với nước ấm để loại bỏ mảng bám có trong khoang miệng.

Dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng

Dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng

4.4. Sử dụng nước súc miệng

Nước súc miệng kháng khuẩn có thể tiêu diệt tới 99% các loại vi khuẩn trong miệng ngay cả khi bạn vừa ăn xong. Dung dịch súc miệng còn loại bỏ vi khuẩn gây viêm nướu và hôi miệng. Do đó, bạn nên sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn hàng ngày để phòng ngừa và đẩy lùi bệnh nướu răng.

Các bước dùng nước súc miệng:

– Sử dụng nước súc miệng sau khi đánh răng và dùng tăm chỉ nha khoa

– Rót ra cốc khoảng 15 – 20ml nước súc miệng.

– Bạn ngậm nước súc miệng theo hướng dẫn trên bao bì. Nếu răng miệng bình thường thì ngậm trong khoảng 30 – 45 giây. Nếu bạn mắc bệnh nha chu thì ngậm trong 1 – 2 phút.

– Súc đảo hai bên hàm, bên trên, bên dưới để các hoạt chất trong nước súc miệng dễ dàng tiếp cận và làm sạch răng hiệu quả.

Sử dụng nước súc miệng để chăm sóc nướu răng

Sử dụng nước súc miệng để chăm sóc nướu răng

4.5. Chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ dinh dưỡng cân bằng bao gồm thực phẩm như ngũ cốc nguyên cám, các loại hạt, rau củ, trái cây và các sản phẩm từ sữa sẽ cung cấp đủ dưỡng chất giúp nướu răng chắc khỏe:

– Sữa: sữa, sữa chua, phô mai là những sản phẩm có hàm lượng canxi cao, giúp răng và xương chắc khỏe.

– Thực phẩm giàu vitamin C: các trái cây giàu vitamin C như bưởi, dâu tây, táo, kiwi,… giúp chống lại vi khuẩn tạo axit, duy trì sức khỏe khoang miệng.

– Thực phẩm giàu magie: Magie là dưỡng chất thiết yếu để củng cố men răng và xương hàm. Hãy đảm bảo bổ sung đầy đủ các loại ngũ cốc nguyên hạt như ngô, gạo, lúa mạch, lúa mì, yến mạch,…

– Các loại hạt và protein: Các loại protein nạc như cá, thịt gia cầm, thịt và đậu phụ, cùng với các loại thực phẩm như rau xanh, đậu, trứng có nhiều chất đạm, canxi và phốt pho – tốt cho răng miệng.

Bên cạnh đó, các thực phẩm như nước ngọt có gas, bia rượu, đồ chua,… có nhiều axit làm độ pH mất ổn định. Thực phẩm quá nóng, lạnh, dai cứng cũng ảnh hưởng xấu đến mô nướu. Do đó, không nên sử dụng các loại thực phẩm này.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống lành mạnh

4.6. Kiểm tra nướu răng định kỳ tại nha khoa

Nhiều người chủ quan thường đợi đến khi có các vấn đề răng miệng mới đi khám răng. Các chuyên gia khuyến cáo nên khám răng định kỳ 6 tháng/lần để cạo vôi răng và phát hiện sớm các bệnh lý để có cách điều trị.

Khi các triệu chứng bất thường như nướu răng sưng đỏ, đau nhức, chảy máu,… nên chủ động khám, tránh để vi khuẩn phát triển làm viêm nhiễm nặng.

Kiểm tra nướu răng định kỳ tại nha khoa

Kiểm tra nướu răng định kỳ tại nha khoa

5. Cách chăm sóc nướu răng cho trẻ nhỏ

Bố mẹ có thể chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ theo bằng những biện pháp sau:

– Với trẻ chưa mọc răng, bố mẹ vệ sinh nướu và lưỡi cho trẻ bằng khăn sạch 2 lần một ngày hoặc sau khi bú.

– Trẻ bắt đầu mọc răng, làm sạch răng hằng ngày bằng cách lau nhẹ nhàng với khăn ướt sạch. Khi răng lớn hơn thì có thể dùng bàn chải trẻ em.

– Trẻ dưới 2 tuổi không nên dùng kem đánh răng, bố mẹ hãy cho bé đánh răng với nước.

– Không cho bé ngậm bình sữa hoặc uống nước trái cây trước khi ngủ vì có thể khiến cho sữa, nước trái cây đọng lại trong miệng gây sâu răng.

– Khi trẻ được 2 tuổi, bố mẹ hướng dẫn trẻ tự đánh răng.

– Hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn nhanh, bánh kẹo ngọt, kẹo dẻo, thức uống có gas.

– Khuyến khích trẻ bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi.

– Đưa trẻ đến thăm khám nha khoa thường xuyên từ lúc 1 tuổi.

Chăm sóc nướu răng cho trẻ

Chăm sóc nướu răng cho trẻ

Tóm lại, đánh răng đúng cách, dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng và chế độ dinh dưỡng lành mạnh là một trong những việc quan trọng để chăm sóc nướu răng tốt. Qua đó giúp ngăn ngừa các bệnh lý về nướu và bảo vệ sức khoẻ tổng thể.

Hiển thị nguồn

VnExpress: “Chăm sóc nướu răng đúng cách”

Hello Bacsi: “Bí quyết chăm sóc răng nướu để phòng bệnh nha chu”

Báo Sức khỏe & Đời sống: “Ngăn ngừa viêm nướu răng bằng chế độ dinh dưỡng hiệu quả”

National Institutes of Health: “Taking Care of Your Teeth and Mouth”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề chăm sóc nướu răng
Nướu răng có tác dụng gì? Các thắc mắc liên quan đến nướu răng

Nướu răng có tác dụng gì? Các thắc mắc liên quan đến nướu răng

Nướu răng là phần mô bao quanh chân răng và xương ổ răng, đảm nhận nhiều chức năng quan trọng trong khoang miệng. Vậy cụ thể nướu răng

Ngày 27/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Tổng hợp các cách trị sưng nướu răng nhanh chóng và hiệu quả

Tổng hợp các cách trị sưng nướu răng nhanh chóng và hiệu quả

Viêm nướu răng hay viêm lợi là bệnh lý răng miệng phổ biến, có thể gặp ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, cũng như nhiều bệnh răng miệng khác,

Ngày 12/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Tại sao nướu răng bị sưng? Biện pháp phòng ngừa hiệu quả

Tại sao nướu răng bị sưng? Biện pháp phòng ngừa hiệu quả

Sưng nướu răng là tình trạng phần mô nướu quanh chân răng tổn thương, làm sưng tấy và đau nhức. Đây là bệnh về nướu phổ biến ở mọi lứa

Ngày 20/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Tụt nướu răng, Nguyên nhân và cách điều trị: Bác sĩ nha khoa đàm ngọc trâm trả lời

Tụt nướu răng, Nguyên nhân và cách điều trị: Bác sĩ nha khoa đàm ngọc trâm trả lời

Tụt nướu là tình trạng mà không ít người gặp phải, có thể xảy ra do nhiều yếu tố khác nhau. Vậy nướu bị tụt là gì? Có gây nguy hiểm tới

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Sưng nướu răng: Nguyên nhân, tác hại và cách điều trị

Sưng nướu răng: Nguyên nhân, tác hại và cách điều trị

Sưng nướu răng là tình trạng nướu tấy đỏ, sưng phù khiến người bệnh đau nhức, khó chịu, khó ăn uống… Để phòng ngừa nướu bị sưng chúng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Nướu răng bị đen: Nguyên nhân, cách khắc phục và phòng tránh

Nướu răng bị đen: Nguyên nhân, cách khắc phục và phòng tránh

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Implant,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền