Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Nướu răng có tác dụng gì? Các thắc mắc liên quan đến nướu răng

Nướu răng là phần mô bao quanh chân răng và xương ổ răng, đảm nhận nhiều chức năng quan trọng trong khoang miệng. Vậy cụ thể nướu răng có tác dụng gì? Cùng Nha khoa Paris tìm hiểu thêm thông tin về nướu cũng như cách chăm sóc nướu khỏe mạnh ngay sau đây.

1. Nướu răng là gì

Nướu răng (1) là mô niêm mạc bao phủ toàn bộ cả hàm trên và hàm dưới trong khoang miệng. Nướu bao bọc quanh xương ổ răng và răng, ôm sát với cổ răng và trải dài từ cổ răng tới đáy hành lang miệng.

Nướu khỏe mạnh thường có màu hồng nhạt, rắn chắc, trên bề mặt có các chấm mờ màu da vàng. Với vị trí ôm sát cổ răng, nướu giúp ngăn chặn tổn thương do thức ăn gây do khi ăn cho cả nướu và răng. Hơn nữa, nướu hồng hào khỏe mạnh kết hợp với răng trắng thẳng tắp sẽ giúp bạn tự tin để khoe nụ cười xinh.

Nướu bao gồm các dây chằng dẻo dai và chắc chắn có độ đàn hồi tốt để cố định chân răng trong ổ xương răng. Đây là yếu tố quyết định tới tuổi thọ của răng. Nướu răng khỏe mạnh sẽ ngăn ngừa các bệnh về răng.

Nướu răng khỏe mạnh

Nướu răng khỏe mạnh

2. Cấu tạo của nướu răng

Cấu tạo của nướu răng gồm các bộ phận chính như sau:

2.1. Nướu rời

Nướu rời hay còn gọi là nướu tự do vì người ra có thể dùng cây thăm dò để tách nướu ra khỏi mặt răng. Đây là phần nướu bao quanh cổ răng, không dính với răng, giới hạn với nướu dính bởi rãnh nhỏ gọi là rãnh nướu rời. Nướu rời rộng khoảng 1mm, làm thành vách mềm của khe nướu.

2.2. Nướu dính

Nướu dính có bề rộng từ 0,5 đến 6mm, là phần nướu kế tiếp nướu rời trải dài tới lằn tiếp hợp nướu – niêm mạc di động. Nướu dính không di chuyển, sát vào răng, bám chặt vào xương ổ răng và xi măng. Nướu dính sẽ không thay đổi dưới lực nhai.

2.3. Khe nướu

Khe nướu là rãnh nhỏ hẹp hình chữ V, là vị trí tiếp xúc giữa nướu rời và bề mặt răng. Chiều sâu của khe nướu từ 0 – 3,5mm. Khe nướu gồm có 2 vách, vách mềm là nướu rời, vách cứng là mặt gốc răng. Khe nướu giữ vị trí quan trọng, thường xuyên tiết ra chất dịch để sát trùng và làm sạch khe nướu.

2.4. Gai nướu

Gai nướu là phần nướu giữa 2 kẽ răng giúp lấp đầy khoảng trống giữa chúng. Gai nướu gồm 2 loại là gai nướu ngoài và trong, liên kết với nhau bằng yên nướu. Nếu gai nướu quá to hay không có gai sẽ tạo ra lỗ hổng trong kẽ răng khiến thức ăn dễ giắt vào, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây viêm nhiễm và mắc bệnh lý nha chu.

2.5. Nướu sừng hóa

Nướu sừng là lớp nướu bám gần răng nhất, có lớp biểu mô sừng phủ lên trên. Nướu sừng hóa có chiều cao khoảng 1 – 9mm, bao gồm cả nướu rời và nướu dính và chiều cao sẽ tăng dần theo độ tuổi. Bộ phận nướu sừng hóa rất cần thiết để giữ viền nướu đúng vị trí và tình trạng khỏe mạnh của răng lợi.

2.6. Đường tiếp nối nướu – niêm mạc

Là đường lượn cong có hình vỏ sò giúp phân chia nướu sừng hóa và niêm mạc xương ổ răng. Có thể nhận biết đường này bằng việc dùng tay kéo môi hoặc má ra ngoài là sẽ thấy niêm mạc xương ổ. Niêm mạc xương ổ màu đỏ sậm hơn và không có chấm li ti màu cam.

2.7. Lõm nướu

Lõm nướu là những rãnh dọc nướu răng, nằm giữa răng trong vùng nướu dính.

nướu răng có tác dụng gì

Cấu tạo của nướu răng

3. Nướu răng có tác dụng gì

So với các mô mềm xung quanh môi và má thì hầu hết mô nướu đều bám chắc với khung xương hàm, giúp răng và bộ phận khác trong miệng tránh sự ma sát khi nhai đồ ăn. Hơn nữa trong khoang miệng, nướu còn mang ý nghĩa rất quan trọng:

– Nướu là bộ phận hình thành mô nha chu, có nhiệm vụ nâng đỡ và giúp răng đứng vững ở trên cung hàm. Khi nướu tổn thương, răng sẽ không thể đứng vững được

– Nướu tạo hành lang liên kết răng đơn lẻ trên khung hàm thành vòng cung răng đồng nhất, liên tục

– Nướu duy trì liên kết với niêm mạc miệng nhờ biểu mô kết nối xung quanh từng cổ răng và dính bề mặt răng

– Nướu tạo thành tuyến ngoại vi bền vững, bảo vệ xương hàm và chân răng, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại

4. Nướu khỏe mạnh có đặc điểm gì

Ngoài vấn đề về thẩm mỹ, nướu răng khỏe mạnh hỗ trợ chức năng và sức khỏe răng miệng. Nướu chắc khỏe có các đặc điểm dễ nhận thấy bằng mắt thường, xúc giác: màu sắc, hình dạng, bề mặt, độ bền, khe nướu.

4.1. Màu sắc

Nướu khỏe mạnh có màu hồng san hô. Tùy cơ địa từng người, nướu có thể thay đổi màu sắc tùy thuộc vào các yếu tố: độ dày, độ sừng hóa biểu mô, sắc tố tự nhiên, lưu lượng máu, tác dụng phụ của thuốc,… Nếu nướu có màu trắng, đỏ và xanh lam có thể là biểu hiện của viêm nướu hoặc bệnh lý.

4.2. Bề mặt nướu

Bề mặt nhiều lấm tấm màu cam là biểu hiện của nướu chắc khỏe. Khi những chấm nhỏ này sẽ giảm dần hoặc mất đi thì là dấu hiệu của bệnh lý về nướu.

4.3. Hình dạng của nướu

Nướu khỏe mạnh có viền nướu sắc nét, mỏng, sát khít vào răng, hình cong hoặc hình vỏ sò. Khi chải răng hoặc thăm dò nha khoa nướu không bị phản ứng như chảy máu, đau nhức.

4.4. Độ bền của nướu

Khi sờ trực tiếp nướu có độ săn chắc, đàn hồi, nướu có viền di động nhẹ, quan sát thấy nướu bám chặt vào mô cứng bên dưới, sát vào mặt răng.

4.5. Khe nướu

Khe nướu khỏe mạnh có độ sâu khoảng 1 – 3mm, không chảy máu khi thăm khám đúng cách và không thấy dòng dịch nướu. Nếu túi nha chu sâu hơn 4mm thì có thể là mắc viêm nha chu.

5. Bệnh lý thường gặp về nướu

Sức khỏe và bệnh lý về nướu có thể ảnh hưởng tới sức khỏe tổng quát mỗi người. Khi nướu mắc bệnh lý có sự thay đổi về màu sắc, kèm theo đau nhức, dễ chảy máu, phù nề, hôi miệng (2),… Dưới đây là các bệnh lý thường gặp về nướu răng:

5.1. Viêm nướu

Vi khuẩn trong mảng bám răng được tích tụ lâu ngày sẽ gây viêm nướu, nướu kích ứng, mẩn đỏ, sưng tấy. Viêm nướu được xem như là bệnh nha chu ở giai đoạn nhẹ, khiến người mắc khó chịu và mất tự tin khi giao tiếp.

nướu răng có tác dụng gì

Bệnh lý viêm nướu răng

5.2. Viêm nha chu

Viêm nha chu là giai đoạn tiến triển nặng của viêm nướu. Khi đó vùng nhiễm trùng ở nướu lan tới cấu trúc dưới mô nha chu, khiến nướu không còn bám dính vào răng, tăng nguy cơ hình thành nên túi nha chu và tiêu biến thành xương ổ răng.

5.3. Chảy máu nướu răng

Chảy máu nướu răng (3) là dấu hiệu của viêm nướu, viêm nha chu,… Nếu triệu chứng sưng viêm hoặc chảy máu diễn ra trong thời gian dài, có thể gây biến chứng nặng nề như lung lay răng, rụng răng,…

5.4. Sưng nướu có mủ

Viêm chân răng có mủ là tình trạng nướu răng hoặc tủy răng bị vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng tạo ổ áp xe vùng cuống răng hay nướu. Nếu không xử lý kịp thời, sưng nướu có mủ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, cũng như toàn thân, có thể đe dọa đến tính mạng.

5.5. Lợi thâm đen

Nướu thâm đen là tình trạng nướu chuyển màu bất thường, màu sẫm hoặc thâm đen thay vì hồng hào. Triệu chứng ban đầu của bệnh là vài vết mờ xuất hiện ở gần chân răng. Sau đó, các vết đen lan rộng tạo vùng đen loang trên nướu, màu nướu đen càng đậm và to ảnh hưởng đến nụ cười và sức khỏe.

5.6. Tụt nướu răng

Tụt nướu răng (4) có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường, nướu tụt sâu về chân răng, hở chân răng và có màu sắc bất thường. Nếu không điều trị kịp thời, chân răng sẽ dần ăn mòn do nước bọt, ảnh hưởng đến mạch máu, dây thần kinh xung quanh răng.

5.7. Viêm lợi răng lung lay

Khái niệm “viêm lợi răng lung lay” khiến nhiều người nhầm là 2 bệnh lý gồm bệnh viêm lợi và răng lung lay. Nhưng bản chất “viêm lợi răng lung lay” là bệnh lý viêm nha chu do vi khuẩn ở trong mảng bám trên răng gây ra. Bệnh nếu không điều trị kịp thời sẽ tiến triển nặng hơn như răng lung lay, chảy máu nướu, rụng răng.

6. Chăm sóc nướu răng khỏe mạnh

Chăm sóc nướu răng khỏe mạnh cần kết hợp thói quen vệ sinh đúng cách, chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Hơn nữa, bạn nên thường xuyên theo dõi sức khỏe răng miệng, nếu phát hiện dấu hiệu bất thường cần điều trị sớm.

6.1. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Đánh răng 2 lần/ngày với kem đánh răng có flour, dùng chỉ nha khoa hoặc bàn chải kẽ răng để làm sạch thức ăn còn mắc kẹt, loại bỏ hết mảng bám thức ăn.

Đánh răng với bàn chải có lông mềm, mảnh để tránh tổn thương đến nướu và tiếp cận phần đường viền nướu. Đặt bàn chải góc 45 độ để làm sạch viền nướu.

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng đúng cách

6.2. Không hút thuốc lá

Người hút thuốc lá hay thuốc lào thường xuyên gây hệ thống miễn dịch suy yếu và ức chế dòng chảy tuyến nước bọt, hình thành nhiều mảng bám hơn. Qua đó có nguy cơ mắc viêm nướu, viêm nha chu cao gấp nhiều lần so với người không hút thuốc.

Hạn chế hút thuốc để bảo vệ sức khỏe răng miệng và tránh biến chứng nguy hiểm như bệnh tim mạch, mất răng, hô hấp,…

6.3. Ăn uống lành mạnh

Thực phẩm có nhiều axit như đồ chua, nước có gas,… làm độ pH mất ổn định. Thức ăn giàu đường và tinh bột dễ tạo mảng bám, tăng nguy cơ bị viêm nướu, viêm nha chu. Thực phẩm quá nóng, lạnh hoặc dai cứng cũng ảnh hưởng đến nướu. Vì thế bạn nên hạn chế sử dụng các loại thức ăn này.

Chế độ ăn nhiều dầu thực vật, trái cây, rau, các loại đậu và cá cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu và hỗ trợ giảm viêm, giảm nguy cơ mắc viêm nướu, viêm nha chu.

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh

6.4. Làm sạch răng miệng tại nha khoa

Khám răng định kỳ 6 tháng/lần và cạo vôi răng, giúp phát hiện sớm các triệu chứng bất thường của nướu, bác sĩ sẽ có biện pháp khắc phục từ những dấu hiệu đầu tiên sẽ kiểm soát bệnh lý răng miệng tốt.

Khi các biểu hiện bất thường xuất hiện như nướu chảy máu, sưng đỏ, đau nhức,… bạn nên chủ động tới nha khoa sớm nhất, thăm khám để điều trị kịp thời.

6.5. Điều trị khi có dấu hiệu của bệnh nướu răng

Khi phát hiện các dấu hiệu như nướu sưng, chảy máu, có túi mủ hoặc nướu tụt khỏi răng, khoảng cách giữa răng giãn ra,… là những triệu chứng nghiêm trọng nhất của bệnh viêm nướu, viêm nha chu.

Bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị như loại bỏ vi khuẩn gây bệnh với thuốc kháng sinh, lấy cao răng, xử lý bề mặt gốc răng, phục hình răng mới,…

Bài viết trên đây đã giải đáp thông tin về nướu răng có tác dụng gì và những vấn đề thường gặp. Nướu có vai trò quan trọng trong cấu trúc và sức khỏe hàm răng. Do đó, hãy giữ vệ sinh răng miệng và thăm khám nha khoa sớm để ngăn ngừa nguy cơ bệnh lý.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề nướu răng
Tổng hợp các cách trị sưng nướu răng nhanh chóng và hiệu quả

Tổng hợp các cách trị sưng nướu răng nhanh chóng và hiệu quả

Viêm nướu răng hay viêm lợi là bệnh lý răng miệng phổ biến, có thể gặp ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, cũng như nhiều bệnh răng miệng khác,

Ngày 12/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Tại sao nướu răng bị sưng? Biện pháp phòng ngừa hiệu quả

Tại sao nướu răng bị sưng? Biện pháp phòng ngừa hiệu quả

Sưng nướu răng là tình trạng phần mô nướu quanh chân răng tổn thương, làm sưng tấy và đau nhức. Đây là bệnh về nướu phổ biến ở mọi lứa

Ngày 20/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Tụt nướu răng, Nguyên nhân và cách điều trị: Bác sĩ nha khoa đàm ngọc trâm trả lời

Tụt nướu răng, Nguyên nhân và cách điều trị: Bác sĩ nha khoa đàm ngọc trâm trả lời

Tụt nướu là tình trạng mà không ít người gặp phải, có thể xảy ra do nhiều yếu tố khác nhau. Vậy nướu bị tụt là gì? Có gây nguy hiểm tới

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Sưng nướu răng: Nguyên nhân, tác hại và cách điều trị

Sưng nướu răng: Nguyên nhân, tác hại và cách điều trị

Sưng nướu răng là tình trạng nướu tấy đỏ, sưng phù khiến người bệnh đau nhức, khó chịu, khó ăn uống… Để phòng ngừa nướu bị sưng chúng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Nướu răng bị đen: Nguyên nhân, cách khắc phục và phòng tránh

Nướu răng bị đen: Nguyên nhân, cách khắc phục và phòng tránh

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Implant,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Nổi đẹn ở nướu răng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý

Nổi đẹn ở nướu răng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương