Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Răng sâu bị vỡ nên trám hay nhổ? Phòng tránh răng sâu bị vỡ

Thói quen ăn uống có nhiều đồ ngọt hoặc chăm sóc răng không sạch dễ dẫn đến sâu răng. Những chiếc răng đã sâu không được xử lý sớm sẽ trở nặng hơn, mẻ vỡ, chết tủy,… Vậy răng sâu bị vỡ nên trám hay nhổ? Bài viết dưới đây của Nha khoa Paris sẽ cho bạn câu trả lời.

1. Tình trạng răng bị sâu vỡ

Sâu răng (1) là tình trạng vi khuẩn xâm nhập, ăn mòn tổ chức cứng của răng và tạo thành lỗ trên bề mặt răng. Răng sâu sẽ tiến triển theo từng giai đoạn. Giai đoạn sâu răng nhẹ có các vết đen li ti và xuất hiện lỗ nhỏ.

Theo thời gian, lỗ sâu to dần và kèm theo cơn đau nhức răng từ ít tới nhiều. Khi sâu răng càng nặng, mảnh vỡ trên răng càng lớn hơn. Nếu không khắc phục sớm, sâu răng sẽ làm mòn lớp ngà răng và men răng ở thân răng, để lộ chân răng ra ngoài.

2. Nguyên nhân răng sâu bị vỡ

Răng sâu bị vỡ xuất hiện bất chợt, thường không có dấu hiệu cảnh báo trước. Có rất nhiều nguyên nhân khiến răng sâu bị vỡ như sau:

2.1. Bệnh lý răng miệng

Hai bệnh lý răng miệng phổ biến làm răng sâu bị vỡ là thiếu men răng và sâu răng:

– Sâu răng: do vi khuẩn tích tụ nhiều trong khoang miệng dẫn đến sâu răng. Khi đó bề mặt men răng dần hình thành các lỗ sâu. Các lỗ sâu phát triển càng lớn khiến thân răng bị đục rỗng, mỏng và dễ bị nứt vỡ khi gặp tác động mạnh

– Thiểu sản men răng: là tình trạng men răng hình thành nhưng không đầy đủ do thiếu hụt dưỡng chất quan trong. Qua đó làm lớp men răng bị yếu, dễ nứt vỡ khi ăn nhai

Răng sâu dễ bị nứt vỡ

Răng sâu dễ bị nứt vỡ

2.2. Do vừa điều trị tủy

Tủy răng đảm nhận vai trò nuôi dưỡng răng, giúp răng cảm nhận mùi vị và nhiệt độ. Do đó khi chữa tủy cũng như lấy đi nguồn dinh dưỡng đang nuôi răng. Việc răng không còn khỏe mạnh là điều không thể tránh khỏi. Biểu hiện rõ nét nhất là sau khi điều trị tủy răng sẽ giòn và chịu lực kém hơn. Sau đó dễ bị sâu răng và sứt mẻ khi hoạt động mạnh.

2.3. Tác động bởi ngoại lực

Dù cấu tạo của răng rất chắc khỏe, nhưng không có nghĩa là chúng không bị vỡ. Những tác động ngoại lực do chấn thương hoặc vật cứng đập vào răng làm răng bị chấn thương, nguy cơ bị vỡ răng.

2.4. Thói quen xấu hằng ngày

Một số thói quen xấu sẽ khiến răng bào mòn và yếu đi, dẫn đến vỡ mẻ:

– Thường xuyên ăn đồ ăn quá cứng, nóng hoặc lạnh

– Mở nắp chai bằng răng, vệ sinh răng miệng sai cách

– Nghiến răng hoặc cắn răng quá chặt

3. Những biến chứng của răng sâu bị vỡ

Răng sâu bị vỡ gây nhiều biến chứng, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân.

3.1. Mất chức năng ăn nhai

Tình trạng sâu răng kéo dài làm tổ chức cứng trên răng bị phá hủy nhiều hơn, khiến răng dễ vỡ, mẻ. Khi răng sâu bị vỡ chỉ còn chân răng sẽ không còn chức năng ăn nhai.

3.2. Đau nhức kéo dài

Khi tổ chức cứng của răng đã bị mất đi, tủy răng không còn lớp bảo vệ sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công vào dây thần kinh trong tủy răng. Qua đó gây cơn đau nhức kéo dài, thậm chí lan đến cả đầu.

3.3. Hôi miệng

Răng sâu tạo hốc cùng tình trạng răng mẻ, vỡ sẽ làm thức ăn dễ mắc kẹt, gây hôi miệng (2). Hơn nữa khi răng vỡ, nướu ở kẽ răng dễ đi vào khoảng trống hốc sâu răng. Do bị chà sát khi ăn nhai nên phần nướu dễ sưng và chảy máu. Qua đó gây viêm nhiễm và hôi miệng.

3.4. Áp xe răng

Khi răng sâu vỡ, vi khuẩn dễ tấn công vào chân răng và nướu gây viêm nhiễm. Viêm nhiễm kéo dài lây lan sang răng bên cạnh hoặc hình thành túi mủ ở vị trí sâu răng.

3.5. Viêm tủy răng, viêm chóp răng

Răng sâu bị vỡ nếu không sớm khắc phục, sâu răng sẽ ăn vào tủy răng và gây ra viêm nhiễm tủy. Khi viêm nhiễm lây lan vào vùng chóp răng sẽ làm nhiễm trùng ở vùng chóp. Khi đó răng không chỉ đau nhức mà còn có thể lung lay, nướu sưng to, hình thành ổ áp xe chóp răng.

Vùng chóp viêm nhiễm lâu ngày, ổ nhiễm trùng sẽ lan rộng làm ảnh hưởng đến răng bên cạnh, gây viêm xương hàm, tạo thành ổ nhiễm trùng khó kiểm soát.

Răng bị viêm tủy

Răng bị viêm tủy

3.6. Các bệnh lý ung thư

Sâu răng là nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư xương hàm, ung thư vòm họng, ung thư tủy. Nếu không điều trị kịp thời khi răng vỡ sẽ khiến tủy tổn thương, hoại tử, dịch tủy tràn ra lan sang vùng xung quanh, gây ung thư.

3.7. Ảnh hưởng răng bên cạnh

Khi răng sâu chỉ còn chân răng không được chăm sóc đúng cách nghĩa là vi khuẩn gây sâu răng vẫn tồn tại. Từ đó sẽ lây lan sang răng bên cạnh.

3.8. Mất răng vĩnh viễn

Khi cấu trúc răng mất đi, khó để giữ lại răng và bảo toàn được chức năng nhai của răng. Khi đó nhổ răng (3) là cần thiết để ngăn ngừa viêm nhiễm lan sang những răng khác.

3.9. Ảnh hưởng hệ tiêu hóa

Chức năng chính của răng là nghiền nhỏ thức ăn trước khi đưa tới dạ dày để giảm áp lực cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, khi răng sâu bị vỡ, vai trò này không được thực hiện tối đa. Qua đó, luôn nạp vào dạ dày thức ăn thô, cứng, buộc hệ tiêu hóa phải tăng hiệu suất hoạt động mới có thể tiêu hóa hết được.

Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý như rối loạn tiêu hóa (4), đau dạ dày, trào ngược dạ dày,… Ngoài ra, một số trường hợp răng sứt mẻ khi ăn uống, các mảnh vỡ răng sắc nhọn theo thức ăn đi xuống dạ dày và gây nguy hiểm đến đường ruột.

4. Răng sâu bị vỡ nên trám hay nhổ

Tùy vào từng tình trạng răng sâu mà bác sĩ sẽ chỉ định nên trám hay buộc phải nhổ bỏ.

Trường hợp răng sâu mới chớm hoặc răng sâu vỡ ít, chưa gây viêm tủy thì sẽ thực hiện trám răng. Đây là phương pháp điều trị sâu răng hiệu quả, tiết kiệm và bảo tồn răng thật tối đa.

Trường hợp răng sâu bị tổn thương quá nặng, đã chết tủy, gây nhiễm trùng xương ổ răng, đồng thời chân răng có biểu hiện lung lay thì không thể giữ lại được. Bác sĩ buộc phải nhổ răng để ngăn chặn nguy cơ viêm nhiễm toàn khoang hàm.

Sau khi nhổ răng, bạn cần sử dụng các biện pháp phục hình răng mất như trồng răng Implant để đảm bảo thẩm mỹ, ăn nhai, tránh biến chứng do mất răng lâu ngày.

Trám răng sâu bị vỡ

Trám răng sâu bị vỡ

5. Răng sâu bị vỡ cần làm gì

Tùy vào tình trạng chân răng và mức độ viêm nhiễm mà bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp.

5.1. Trường hợp chân răng còn tốt

Nếu răng sâu bị vỡ nhưng chân răng còn tốt, bác sĩ sẽ thực hiện

– Vệ sinh khu vực quanh chân răng, loại bỏ lợi thừa lấp kín chân răng.

– Điều trị tủy phần chân răng còn lại, lấy hết phần tủy viêm nhiễm ở mỗi chân răng, làm sạch ống tủy và trám bít ống tủy

Tùy vào tổ chức cứng của răng còn nhiều hay ít mà bác sĩ sẽ tư vấn cách khắc phục thích hợp. Nếu răng sâu chỉ bị vỡ một mảnh nhỏ bác sĩ sẽ khắc phục bằng việc trám răng.

Còn nếu răng bị vỡ mảng lớn hoặc gãy cả thân, bác sĩ sẽ bọc răng sứ. Mão sứ bên ngoài sẽ bảo vệ phần răng thật bên trong, đảm bảo khả năng ăn nhai lẫn thẩm mỹ.

5.2. Trường hợp chân răng không tốt

Nếu chân răng quá yếu, gây viêm nhiễm lan rộng không thể bảo tồn răng, bác sĩ sẽ thực hiện:

– Nhổ răng, làm sạch ổ viêm để tránh nhiễm trùng lan rộng và gây biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe răng miệng

– Phục hình răng mất nhờ phương pháp trồng răng Implant để đảm bảo khả năng ăn nhai và thẩm mỹ của răng

6. Cách phòng ngừa tình trạng răng sâu bị vỡ

Tình trạng sâu răng chủ yếu xảy ra do ăn uống và vệ sinh răng miệng sai cách. Vì vậy, để ngăn ngừa tình trạng này, bạn cần thực hiện:

– Ăn nhiều thực phẩm có chứa vitamin và canxi, không ăn nhiều đường hoặc tinh bột

– Chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày

– Dùng bàn chải đánh răng lông mềm, kem đánh răng chứa fluor để ngăn chặn sâu răng. Kết hợp dùng bàn chải kẽ và nước súc miệng để loại bỏ thức ăn ở kẽ răng triệt để

– Tránh sử dụng thức ăn dai, cứng, nhiều đường, thực phẩm có nhiều tinh bột, đồ uống chứa cồn, axit,… để ức chế sự phát triển của sâu răng

– Xây dựng thói quen thăm khám nha khoa 2 lần/năm để kiểm soát tình trạng sức khỏe răng miệng

Dùng bàn chải đánh răng lông mềm

Dùng bàn chải đánh răng lông mềm

Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc về răng sâu bị vỡ nên trám hay nhổ? Có thể thấy, đây là tình trạng sâu răng nặng, gây biến chứng viêm nhiễm ở tủy răng và chóp răng. Do đó, quy trình điều trị thường phức tạp và tốn kém. Để phòng ngừa sâu răng, hãy chủ động đặt lịch hẹn khám với Nha khoa Paris 6 tháng/lần.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề câu hỏi sâu răng
Sự thật về vi khuẩn sâu răng dưới kính hiển vi có thể bạn chưa biết

Sự thật về vi khuẩn sâu răng dưới kính hiển vi có thể bạn chưa biết

Sâu răng là một bệnh lý răng miệng rất phổ biến với tỉ lệ người mắc cao, lên đến hơn 80%. Hiện có rất nhiều người thắc mắc hình ảnh sâu

Ngày 27/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Sâu răng uống cây gì? Các bài thuốc dân gian trị sâu răng hiệu quả

Sâu răng uống cây gì? Các bài thuốc dân gian trị sâu răng hiệu quả

Sâu răng gây nên những cơn đau nhức kéo dài khiến răng bị sưng tấy và viêm nhiễm khó chịu. Theo dân gian, sâu răng có thể được điều trị

Ngày 27/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Top 12 thuốc trị sâu răng cho bé an toàn & hiệu quả nhất

Top 12 thuốc trị sâu răng cho bé an toàn & hiệu quả nhất

Sâu răng là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ do sự phá hủy vào cấu trúc răng của vi khuẩn do vệ sinh răng miệng không tốt. Bệnh lý nếu

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang