Nhổ răng khôn hàm trên là việc cần thiết để tránh những mối nguy hại về sau như: viêm nhiễm, viêm lợi trùm, u nang xương hàm, sâu răng nặng, rối loạn phản xạ hàm, răng mọc lệch . Đối với trường hợp cả hai răng ở hai hàm trên, dưới đều mọc thẳng, phát triển bình thường, bạn có thể giữ lại răng số 8.
Răng khôn nằm ở vị trí cuối cùng trên cung hàm và thường mọc vào giai đoạn từ 18 – 26 tuổi. Ở thời kỳ đồ đá, răng khôn trực tiếp tham gia vào quá trình ăn nhai, nghiền nát thức ăn như răng hàm ở vị trí số 6 và 7. Tuy nhiên, theo quá trình tiến hóa của con người, não bộ dần có kích thước lớn hơn. Xương hàm cần phải nhỏ lại để cân xứng với hộp trọ. Do đó, cung hàm không còn đủ chỗ cho răng khôn mọc. Dần dần, nhóm răng số 8 trở nên vô dụng.
Không chỉ vậy, răng khôn mọc lệch, mọc ngầm còn gây ra nhiều nguy hiểm như: sưng, đau nhức, viêm nhiễm… Nếu không được xử lý kịp thời, nó sẽ phá hủy xương của những răng mọc liền kề, thậm chí làm xô lệch toàn bộ hàm răng.
Răng khôn nằm ở vị trí cuối trên cung hàm
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực răng hàm mặt, bạn cần nhanh chóng nhổ bỏ răng khôn hàm trên/dưới nếu như gặp phải các trường hợp dưới đây:
Hàm nhiễm khuẩn, viêm lợi là những rủi ro mà nhiều người gặp phải khi mọc răng khôn. Khi đó, nướu thường sưng tấy và có mủ ở quanh chân răng. Thậm chí, tình trạng viêm mủ còn có thể lây lan sang nhiều khu vực khác trong khoang miệng như má, xương hàm… Hiện tượng nhiễm khuẩn thường lặp đi lặp lại cho tới khi răng khôn mọc hoàn toàn hoặc được nhổ bỏ.
Viêm lợi trùm răng khôn
Răng khôn mọc ngầm, lệch lạc lâu ngày sẽ làm hỏng cấu trúc xương của các răng ở vị trí lân cận, gây nên tình trạng u nang xương hàm. Khi đó, bạn cần nhanh chóng tới cơ sở nha khoa uy tín để các bác sĩ kiểm tra và có phương án nhổ bỏ răng khôn phù hợp nhất. Nếu không được xử lý kịp thời, u nang xương hàm sẽ khiến bạn gặp phải tình trạng đau nhức kéo dài và ảnh hưởng xấu tới răng miệng.
U nang xương hàm phải nhổ răng
Đa số các trường hợp răng khôn bị sâu quá nặng đều được các bác sĩ tư vấn nên tiến hành nhổ bỏ. Bởi đây là nguyên nhân trực tiếp gây nên tình trạng ê nhức, đau buốt kéo dài, thậm chí là viêm tủy. Đặc biệt, nếu răng bị sâu quá nặng nhưng không được nhổ bỏ kịp thời thì vi khuẩn sẽ rất dễ lây lan sang những vùng xung quanh, gây nhiều biến chứng nguy hiểm đối với răng miệng.
Sâu răng khôn cần nhổ tránh lây sang những răng khác
Không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến xương hàm, răng khôn mọc lệch còn tác động tới hệ thống dây thần kinh quan trọng. Chính vì vậy, cơn đau nhức khi mọc răng số 8 thường ở mức độ nặng và kéo dài hơn nhiều so với những chiếc răng khác ở trên cung hàm. Đặc biệt, có nhiều trường hợp, răng khôn mọc chèn ép lên các dây thần kinh, gây mất cảm giác, rối loạn phản xạ hàm. Nhổ bỏ răng số 8 là giải pháp tốt nhất để khắc phục tình trạng.
Răng khôn chèn áp dây thần kinh
Trong quá trình hình thành, răng khôn thường đâm vào chân răng số 7. Tuy nhiên, hiện tượng thường không được phát hiện sớm bởi nhiều người lầm tưởng cơn đau nhức là do mọc răng. Răng khôn mọc lệch càng lâu thì răng ở vị trí số 7 bị tổn thương càng nghiêm trọng, thậm chí có thể khiến răng bị lung lay, rụng… Bạn cần nhanh chóng nhổ bỏ răng số 8 để tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.
Răng khôn cần được nhổ bỏ nếu như mọc lệch
Theo nhận định của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực răng hàm mặt, nếu không có răng khôn mọc ở hàm đối xứng thì việc nhổ bỏ răng là điều cần thiết. Bởi khi đó, khớp cắn hai hàm trên, dưới không có sự tương quan. Trong quá trình ăn nhai, răng khôn sẽ là nguyên nhân trực tiếp gây nên tình trạng vùng nướu đối diện bị tổn thương.
Nên nhổ bỏ nếu răng khôn không đối xứng
Không phải mọi trường hợp răng khôn đều cần phải nhổ bỏ. Bạn có thể giữ lại răng số 8 nếu như:
Răng khôn mọc thẳng, phát triển bình thường, không gây bất kỳ ảnh hưởng nào tới các răng còn lại trên cung hàm.
Bề mặt của răng khôn không xuất hiện những khe rãnh nhỏ, khiến cặn thức ăn dễ bám lại và quá trình vệ sinh răng miệng gặp nhiều khó khăn.
Cả hai răng khôn ở hàm trên, dưới đều phải mọc thẳng, đối xứng với nhau.
Để biết chính xác có nên tiến hành nhổ răng khôn hay không, bạn cần đến cơ sở nha khoa uy tín. Các bác sĩ sẽ trực tiếp thăm khám khoang miệng, chụp X-quang xương hàm và tư vấn phương án tối ưu.
Răng khôn mọc thẳng có thể không cần nhổ
Các chuyên gia trong lĩnh vực răng hàm mặt đã nhận định, nhổ răng khôn ở hàm dưới tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, rủi ro hơn so với hàm trên.
Răng số 8 ở hàm trên thường có xu hướng mọc thẳng nên thủ thuật nhổ răng tương đối đơn giản, an toàn, không gây nguy hiểm. Bạn sẽ chỉ gặp biến chứng, rủi ro khi chọn cơ sở nha khoa kém chuyên nghiệp, bác sĩ không có chuyên môn cao:
Vết thương bị nhiễm trùng, sưng tấy do quá trình nhổ bỏ răng không được thực hiện trong môi trường vô khuẩn tuyệt đối.
Hàm bị mất cảm giác bởi dây thần kinh bị ảnh hưởng.
Ngộ độc thuốc tê do bác sĩ tiêm sai liều lượng.
Hàm dưới có kích thước nhỏ hơn hàm trên nên không có đủ chỗ cho răng khôn phát triển bình thường. Răng số 8 hàm dưới thường có xu hướng mọc ngầm. Chính vì vậy, quá trình nhổ bỏ răng sẽ phức tạp và khó khăn hơn rất nhiều. Chỉ cần một sai lầm nhỏ của bác sĩ trong quá trình thực hiện, bạn có thể đối mặt với những rủi ro sau:
Răng khôn ở hàm dưới nằm gần nhiều dây thần kinh hơn so với hàm trên. Trong quá trình nhổ răng, nếu bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật, các dây thần kinh có thể bị tác động, ảnh hưởng tới phát âm, mất vị giác…
Khi nhổ răng số 8 hàm dưới, nguy cơ vỡ cục máu đông thường cao hơn, gây nên tình trạng chảy máu kéo dài, nhiễm trùng vết nhổ…
Biến chứng vỡ cục máu đông sau khi nhổ răng khôn
Các chuyên gia trong lĩnh vực nha khoa thường tư vấn không nên chỉ nhổ bỏ răng khôn ở một hàm. Bởi khi đó, tình trạng khớp cắn hai hàm mất cân xứng có thể xảy ra, gây ảnh hưởng xấu tới nướu và các răng còn lại trên cung hàm.
Mặc dù kích thước hàm trên thường to hơn nhưng trong thực tế, có không ít người gặp phải tình trạng răng khôn ở hàm trên mọc ngầm, răng hàm dưới mọc thẳng. Khi đó, họ sẽ nghĩ tới giải pháp chỉ nhổ bỏ răng số 8 hàm trên để giảm bớt cơn đau và tiết kiệm chi phí.
Tuy nhiên, việc giữ lại răng khôn ở hàm dưới có thể kéo dài thời gian hồi phục vết thương hàm trên. Trong quá trình ăn nhai, răng số 8 sẽ va chạm vào nướu, làm vỡ cục máu đông, khiến cho vết mổ dễ bị viêm nhiễm, sưng đau kéo dài.
Các chuyên gia đầu ngành đã chia sẻ, sau khi nhổ bỏ răng khôn ở hàm dưới, bạn nên tiếp tục nhổ luôn răng khôn hàm trên. Bởi nếu chỉ nhổ răng số 8 hàm dưới, răng ở hai hàm xuất hiện tình trạng không đối xứng. Dần dần, răng khôn hàm trên sẽ có xu hướng trồi dần xuống, dễ cắn vào nướu trong quá trình ăn nhai.
Bên cạnh đó, tụt tăng còn tạo nên khe hở với những răng liền kề. Đây là điều kiện thuận lợi cho cặn thức ăn bám lại, gây các bệnh nướu như sâu răng, viêm nha chu…
Nhổ bỏ răng khôn ở hàm dưới
Nha Khoa Paris là hệ thống đầu tiên tại Việt Nam kế thừa những tiêu chuẩn khắt khe của Pháp. Nha khoa quy tụ đội ngũ bác sĩ có chuyên môn giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Đặc biệt, nha khoa còn có hội đồng chuyên gia cố vấn gồm những bác sĩ hàng đầu đến từ châu Âu. Các chuyên gia sẽ trực tiếp tham gia vào hội chẩn và điều trị những ca nhổ răng khôn khó, phức tạp.
Nha Khoa Paris có tổng cộng 14 chi nhánh tại nhiều tỉnh thành lớn như Hà Nội, TPHCM, Quảng Ninh… Do đó, khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm địa chỉ gần nhất, tránh tình trạng phải di chuyển quá xa. Tất cả các chi nhánh đều được trang bị đầy đủ công nghệ, trang thiết bị máy móc hiện đại nhất. Nhờ vậy, quá trình nhổ răng khôn diễn ra nhanh chóng, chuẩn xác, hạn chế tối đa những di chứng có thể xảy ra.
Nha Khoa Paris được trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại
Trên đây là một vài thông tin cơ bản liên quan đến chủ đề “có nên nhổ răng khôn hàm trên?”. Hi vọng rằng bài viết sẽ đem đến cho bạn thêm nhiều kiến thức bổ ích trước khi quyết định nhổ bỏ răng khôn. Nếu bạn muốn được các bác sĩ, chuyên gia tư vấn kỹ hơn, hãy liên hệ ngay tới số hotline 1900 6900 nhé!
Câu hỏi phổ biến “Răng đã lấy tủy tồn tại được bao lâu” đặt ra quan tâm về thời gian tồn tại của răng sau khi thực hiện quá
Bạn đang thắc mắc: Răng lồi xỉ là gì? Chúng có gây ra ảnh hưởng gì không? Có nên nhổ răng này đi không? Đừng lo lắng! Ngay sau đây, các
Được giải đáp bởi Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa
Được giải đáp bởi Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa
Nhổ răng xong bạn vẫn có thể đánh răng như bình thường, nhưng để vết thương không bị ảnh hưởng thì nên đánh răng sau 24 giờ, đây chính
Bạn có thể gặp phải những rủi ro khi nhổ răng như: chảy máu kéo dài, đau nhức khi cử động hàm, nướu phục hồi chậm, nhiễm trùng, tổn
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×