Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Vai trò của răng số 7? Các phương pháp nhổ răng số 7

Răng số 7 là chiếc răng hàm quan trọng giúp duy trì chức năng nhai nghiền thức ăn và giữ độ cân đối cho cung hàm. Một số trường hợp cần nhổ răng số 7 bởi răng bị tổn thương nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên quá trình nhổ bỏ cần được thăm khám kỹ lưỡng và thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn cao.

1. Vai trò của răng số 7

Sở dĩ gọi là răng số 7 vì đây là chiếc răng nằm ở vị trí thứ 7 tính từ răng cửa vào. Với mỗi cung hàm trên và dưới sẽ có 2 chiếc răng số 7 ở 2 bên đối diện nhau.

Thông thường răng vĩnh viễn số 7 mọc khá muộn, bắt đầu xuất hiện ở độ tuổi 12 – 13. Vai trò chính của răng số 7 là ăn nhai, duy trì cấu trúc gương mặt và định hình cấu trúc hàm.

– Giữ chức năng ăn nhai chính: răng số 7 có kích thước lớn, độ cứng cao nên sẽ tác động lực lớn để nghiền nhỏ thức ăn. Việc này sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa và khả năng hấp thụ chất tốt trong cơ thể. Nhờ đó tăng cường sức khỏe cơ thể và tránh các bệnh về đường tiêu hóa

– Duy trì cấu trúc gương mặt: răng số 7 ở vị trí song song với chiều dài của khuôn mặt, đảm nhận chức năng nâng đỡ cấu trúc khuôn mặt, ngăn chặn tình trạng hóp má

– Định hình cấu trúc khung hàm: lực nhai tại vị trí răng số 7 sẽ kích thích xương hàm phát triển, qua đó định hình và ổn định cấu trúc của xương hàm

Vai trò của răng số 7

Vai trò của răng số 7

2. Khi nào cần nhổ răng số 7

Răng số 7 nằm sâu trong cung hàm nên việc vệ sinh sẽ gặp nhiều khó khăn. Quá trình vệ sinh không kỹ lưỡng sẽ tạo điều kiện cho mảng bám thức ăn tích tụ, gây sâu răng và nhiều bệnh lý răng miệng khác. Do đó, răng số 7 cần phải nhổ bỏ trong các trường hợp sau đây:

– Răng số 7 bị sâu nặng, không thể điều trị bảo tồn, thân răng có lỗ hổng lớn chỉ còn lại chân răng

– Răng bị viêm nặng gây nhiễm trùng, nếu không nhổ sớm vi khuẩn sẽ xâm nhập gây nhiễm trùng huyết và đe dọa đến tính mạng

– Thân răng số 7 bị sứt, mẻ do chấn thương hoặc va chạm mạnh, dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường

– Vùng răng số 7 bị viêm tủy, viêm nha chu, viêm xương hoặc viêm chóp và không thể điều trị dứt điểm bằng phương pháp nội nha

– Răng có liên quan đến các bệnh lý như u nang hàm hoặc khối u ác tính sẽ được chỉ định nhổ bỏ

3. Biến chứng có thể xảy ra khi nhổ bỏ răng số 7

Với vị trí quan trọng, nên khi răng số 7 bị sâu sẽ ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai. Cùng với đó nhiễm trùng từ răng số 7 sẽ lan sang và tấn công các răng xung quanh. Những triệu chứng còn ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ và tâm lý người bệnh, gây nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày.

3.1. Suy nhược cơ thể

Răng số 7 có chân to nên việc nhổ răng sẽ khó khăn hơn. Nếu bác sĩ thực hiện không có chuyên môn cao dễ gây chảy máu, đau nhức kéo dài, khiến việc ăn uống bị ảnh hưởng. Đây là lý do khiến cho sức khỏe và tinh thần người bệnh giảm sút, có thể gặp phải các tình trạng như: thiếu dinh dưỡng, sụt cân, stress,…

3.2. Ảnh hưởng chức năng nhai

Răng số 7 có chức năng nghiền nát thức ăn trước khi đưa vào dạ dày. Khi mất răng, quá trình ăn uống sẽ trở nên khó khăn, lực nhai yếu dần khiến thức ăn không được nghiền nhỏ trước khi đưa xuống hệ tiêu hóa. Do đó ảnh hưởng xấu đến dạ dày và đường ruột.

3.3. Tác động tới cấu trúc răng xung quanh

Mất răng số 7 mất đi sẽ tạo ra khoảng trống trên cung hàm. Nếu không được khắc phục kịp thời, các răng xung quanh sẽ có xu hướng nghiêng về phía trống đó, gây xô lệch hàm và lệch khớp cắn, thậm chí có thể dẫn tới liệt cơ hàm và lệch mặt.

4. Các phương pháp nhổ răng số 7 phổ biến

Hiện nay để nhổ bỏ răng số 7, có 2 phương pháp chính là nhổ răng bằng kìm và nhổ răng với sóng siêu âm Piezotome.

– Nhổ răng bằng kìm:

Đây là phương pháp truyền thống, được thực hiện với các dụng cụ đơn giản như kìm , dao rạch và tiệt trùng kỹ lưỡng. Tuy nhiên, người bệnh có thể bị chảy máu, đau nhức nếu như thực hiện ở các cơ sở nha khoa kém chất lượng.

– Nhổ răng số 7 với sóng siêu âm Piezotome:

Dùng sóng siêu âm Piezotome là phương pháp cải tiến hơn so với phương pháp cũ, với việc tách nướu và lấy răng số 7 nhẹ nhàng sau đó khoá mạch máu lại nhanh chóng ra với sự tác động của sóng siêu âm. Hiện nay, máy Piezotome được khách hàng ưa chuộng bởi độ an toàn và hiệu quả cao.

Nhổ răng với sóng siêu âm Piezotome

Nhổ răng số 7 với sóng siêu âm Piezotome

5. Biện pháp phục hình răng số 7 sau khi nhổ bỏ

Nếu không thể bảo tồn được răng số 7 do bị tổn thương quá nặng, cần phải nhổ bỏ thì cần phải có phương pháp phục hình lại răng sớm để khôi phục chức năng nhai và thẩm mỹ của khuôn mặt.

Các phương pháp có thể áp dụng như cầu răng sứ, hàm giả tháo lắp và trồng răng Implant.

– Cầu răng sứ:

Phương pháp này dùng cầu sứ để nối 3 thân răng sứ lại với nhau, mão sứ của răng bên cạnh sẽ nâng đỡ trụ cầu răng, chiếc răng ở giữa sẽ thay thế răng số 7 bị mất. Tuy nhiên yêu cầu tối thiểu để thực hiện cầu răng sứ là 2 răng bên cạnh còn khỏe mạnh để nâng đỡ tốt.

– Hàm giả tháo lắp:

Một hàm răng giả sẽ được thiết kế giống như răng thật. Người dùng có thể tháo lắp khi vệ sinh hoặc ăn uống. Phương pháp phù hợp hơn với người cao tuổi, mất nhiều răng liên tiếp hoặc mất toàn bộ hàm răng. Hàm giả tháo lắp không thực sự tối ưu đối với răng số 7 bị mất bởi không đảm bảo được chức năng nhai tốt.

– Trồng răng Implant:

Đây là biện pháp phục hình tối ưu nhất hiện nay. Cấu trúc của răng Implant giống như răng thật, cắm sâu vào xương hàm, đảm bảo đủ độ cứng để thay thế răng số 7 đã mất. Đặc biệt răng Implant sẽ đứng độc lập không ảnh hưởng đến những răng khác, tránh được nguy cơ bị tiêu xương hàm.

Hy vọng rằng qua bài viết trên bạn đã biết được khi nào cần nhổ răng số 7 và biện pháp phục hình lại răng tốt nhất. Cần lưu ý lựa chọn thực hiện nhổ răng và trồng tại cơ sở nha khoa uy tín để không gây ra biến chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Hiển thị nguồn

Nhà Thuốc Long Châu: “Nhổ răng số 7 có bị hóp má không? Bao lâu thì lành?”
Boise Oral Surgery & Dental Implant Center: “Is a Tooth Extraction Painful? A Dentist Weighs In”
Tuart Hill Dental: “How Long Does It Take for a Tooth Extraction to Heal?”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề nhổ răng số 7
Nhổ răng số 7 và những thông tin quan trọng bạn không thể bỏ qua

Nhổ răng số 7 và những thông tin quan trọng bạn không thể bỏ qua

Răng số 7 là một trong những chiếc răng giữ vai trò chính trong quá trình ăn nhai hàng ngày. Do đó, nhổ răng số 7 có được không là vấn

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Nhổ răng số 7 có phải trồng lại không – Những hậu quả cần biết

Nhổ răng số 7 có phải trồng lại không – Những hậu quả cần biết

Răng số 7 bị mất cần phải trồng lại trong thời gian sớm nhất có thể để ngăn chặn kịp thời những ảnh hưởng xấu. Vì vậy, đối với vấn đề

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Nhổ răng số 7 có nguy hiểm không? Giá bao nhiêu tiền là hợp lý?

Nhổ răng số 7 có nguy hiểm không? Giá bao nhiêu tiền là hợp lý?

Răng số 7 tập trung khá nhiều dây thần kinh, mạch máu xung quanh nên khả năng rủi ro là rất cao. Việc quyết định có nên nhổ răng số 7

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Giải đáp: Nhổ răng số 7 có bị hóp má không

Giải đáp: Nhổ răng số 7 có bị hóp má không

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Lê Quốc Huy – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia trồng răng Implant,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Răng số 7 bị sâu có nên nhổ không – Giải đáp từ bác sĩ nha khoa

Răng số 7 bị sâu có nên nhổ không – Giải đáp từ bác sĩ nha khoa

Bác sĩ Nha Khoa Paris đưa ra khuyến cáo chỉ nên nhổ răng số 7 trong trường hợp đã sâu quá nặng, vi khuẩn đã ăn vào đến tủy răng, chân

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công