Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Sâu răng độ 3 nguy hiểm như thế nào? Cách điều trị hiệu quả

Bệnh sâu răng được chia thành 3 mức độ dựa vào sự phát triển của vi khuẩn. Răng bị sâu đến độ 3 là tình trạng nặng nhất, vi khuẩn đã ăn vào trong tủy, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe răng miệng. Bài viết sau sẽ chia sẻ chi tiết về sâu răng độ 3 và cách phòng ngừa hiệu quả nhất.

1. Các cấp độ sâu răng

Sâu răng được chia thành 3 mức độ: sâu răng độ 1, sâu răng độ 2 và sâu răng độ 3. Mỗi mức độ sẽ có các biểu hiện và triệu chứng cụ thể.

1.1. Sâu răng độ 1

Đây là tình trạng sâu răng ở giai đoạn đầu hay là giai đoạn chớm sâu răng. Sâu răng nhẹ có thể gặp ở tất cả đối tượng và rất phổ biến. Nguyên nhân gây sâu răng nhẹ là do vệ sinh răng miệng không kỹ. Khiến các mảnh vụn thức ăn bám vào răng tạo ra những mảng bám có tính axit và bào mòn men răng.

Biểu hiện:

– Răng sẽ bắt đầu ngả vàng

– Xuất hiện vài vết trắng đục và những đốm nhỏ đen li ti trên răng

– Giai đoạn này vi khuẩn chưa phá hủy men răng và xâm nhập vào bên trong

Sâu răng mức độ 1

Sâu răng mức độ 1

1.2. Sâu răng độ 2

Sâu răng độ 2 là tình trạng vùng sâu răng đã lan rộng và tạo thành các lỗ hổng trên răng và nhìn thấy được bằng mắt thường. Nguyên nhân hình thành các lỗ hổng là do các vệt trắng ở giai đoạn chớm sâu không được điều trị kịp thời. Vi khuẩn sẽ tấn công men răng làm mài mòn men răng và xâm nhập vào ngà răng.

Biểu hiện:

– Cơn đau và ê buốt răng kéo dài trong nhiều ngày

– Các lỗ sâu kích thước nhỏ, khoảng 2mm, màu đen hoặc vàng

1.3. Sâu răng độ 3

Sâu răng ở độ 3 không điều trị kịp thời sẽ bắt đầu ăn vào tủy. Các lỗ sâu khá lớn và lan rộng do vi khuẩn đã xâm nhập vào vị trí cuống răng, hình thành ổ viêm nhiễm và gây viêm tủy răng.

Biểu hiện:

– Lỗ sâu răng lớn hơn 2mm

– Cảm thấy đau nhức, thậm chí dữ dữ dội về đêm

– Có thể kèm theo sốt nhẹ

Sâu răng mức độ 3

Sâu răng độ 3

2. Dấu hiệu sâu răng độ 3

Sâu răng độ 3 đã ở giai đoạn nặng, cảnh báo các biến chứng khôn lường. Các dấu hiệu dễ để nhận biết như sau:

– Hố sâu lớn rộng, đen kịt ở bề mặt răng, đặc biệt là ở mặt nhai của răng hàm

– Đau nhức, ê buốt khi ăn uống, vệ sinh răng miệng hằng ngày, cơn đau có thể lan sang vùng thái dương và má

– Men răng ngả sang màu vàng hoặc sậm màu làm mất thẩm mỹ hàm răng

– Sưng tấy, viêm lợi, tụt lợi, viêm răng quanh răng bị sâu

– Miệng khô, cảm giác đắng, chát, có mùi hôi miệng khó chịu

– Có thể sốt cao khi sâu nặng kèm viêm nướu, viêm nha chu

– Răng đau khi đánh răng và chảy máu

Dấu hiệu sâu răng độ 3

Dấu hiệu sâu răng độ 3

3. Nguyên nhân gây sâu răng độ 3

Nguyên nhân chủ yếu gây sâu răng do không chăm sóc răng miệng kỹ càng. Qua đó tạo điều kiện cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển và bào mòn men răng.

Ngoài ra, sâu răng cấp độ 3 còn do các nguyên nhân khác như:

– Do tuổi tác: người lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh sâu răng cao hơn. Tuổi càng cao, sức khỏe răng miệng sẽ dần yếu đi, vi khuẩn dễ tấn công vào men răng

– Mắc các bệnh lý khác: người bị trào ngược dạ dày, tiểu đường, cao huyết áp,… có nguy cơ sâu răng cao

– Mang thai: giai đoạn mang thai, người mẹ bị sâu răng sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thụ Canxi của trẻ. Qua đó khiến bé sinh ra có sức khỏe răng miệng yếu

– Khô miệng: nước bọt giúp ngăn chặn và làm sạch mảng bám, khiến vi khuẩn không thể phát triển được. Do đó, khô miệng cũng là nguyên nhân gây sâu răng

– Chế độ ăn uống: thường xuyên ăn vặt, nhất là thực phẩm nhiều đường tạo môi trường để vi khuẩn chuyển hóa thành axit mài mòn men răng

– Kết cấu của răng: sâu răng còn phụ thuộc vào kết cấu và vị trí của răng. Nếu hàm răng mọc đúng vị trí, không có khiếm khuyết, men răng khỏe sẽ giúp chống lại những tác nhân gây sâu răng. Ngược lại, khi không có yếu tố này, nguy cơ mắc sâu răng rất cao.

Nguyên nhân gây sâu răng mức 3

Nguyên nhân gây sâu răng mức 3

4. Sâu răng độ 3 có nguy hiểm không

Sâu răng mức độ 3 được cảnh báo là nguy hiểm tới sức khỏe nhất. Càng để lâu, tình trạng sâu răng sẽ lan rộng ra các răng khác. Khi bạn bắt đầu cảm thấy những cơn đau nhức, thậm chí là đau dữ dội về đêm, kèm theo sốt nhẹ thì tình trạng bệnh đã chuyển sang mức độ sâu răng nặng.

Nếu không điều trị kịp thời, sâu răng mức độ 3 sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

– Làm chết tủy răng, răng mất chức năng nhai và biến dạng

– Gây viêm nướu chân răng, viêm nha chu, áp-xe chóp răng

– Viêm nhiễm lan sang vùng lân cận, gây viêm toàn bộ ổ xương hàm

– Răng bị suy yếu và có thể gãy, rụng bất kỳ lúc nào

– Ăn nhai khó khăn dẫn đến chán ăn, hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng sẽ gây ra các bệnh về dạ dày

Ngoài ra, răng đau nhức khiến cơ thể mệt mỏi, có thể bị sốt vào ban đêm, chán ăn. Cơn đau kéo dài dai dẳng khiến bạn mất ngủ, làm sức khỏe kiệt quệ, rất nguy hiểm. Việc điều trị sâu răng mức 3 cũng vô cùng khó khăn, tốn nhiều về thời gian và chi phí.

Sâu răng mức 3 ảnh hưởng tới sức khỏe

Sâu răng mức 3 ảnh hưởng tới sức khỏe

5. Sâu răng độ 3 còn chữa được không

Răng sâu mức 3 có thể điều trị bảo tồn được, chưa đến mức phải nhổ bỏ nhưng quá trình xử lý sẽ rất phức tạp. Đồng thời không đảm bảo kết quả mang lại chắc chắn 100%.

Với những chiếc răng sâu giai đoạn 3, tủy răng đã bị tổn thương, bác sĩ sẽ tiến hành nạo vét ổ sâu răng và điều trị tủy. Việc lấy tủy răng rất cần thiết để ngăn ngừa nhiễm trùng và tránh lan sang răng bên cạnh.

Răng sau khi lấy tủy sẽ dễ gãy hơn so với bình thường nên bác sĩ khuyến khích nên bọc sứ để phục hình lại thân răng. Mão sứ được chế tác với hình dáng và màu sắc tương tự như răng thật, qua đó sẽ đảm bảo tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.

6. Cách điều trị sâu răng mức độ 3 hiệu quả

Sâu răng mức độ 3 thường được điều trị bằng các phương pháp như: hàn răng, bọc răng sứ, điều trị tủy, sử dụng thuốc, nhổ răng.

6.1. Hàn răng điều trị tủy

Đây là phương pháp phục hồi chức năng và tính thẩm mỹ cho răng bằng việc làm sạch mô răng bị tổn thương và trám lại phần bị khuyết bằng các vật liệu chuyên dụng. Hàn trám răng giúp ngăn ngừa tổn thương lan sâu hơn, bảo vệ các mô răng khỏe mạnh. Phương pháp này cũng ngăn chặn sâu răng vào tủy, gây viêm và chết tủy.

Hàn răng sâu được thực hiện với các bước cơ bản như sau:

– Xác định tình trạng sâu răng bằng việc thăm khám, chụp X-Quang răng

– Gây tê để giảm đau trong quá trình hàn răng sâu

– Sau khi vệ sinh khoang miệng sạch sẽ, bác sĩ tạo hình hỗ sâu răng để đảm bảo chất hàn bám dính tốt trên bề mặt răng

– Đặt vật liệu hàn răng vào chỗ sâu, khi chất hàn cứng, bác sĩ sẽ chỉnh sửa, loại bỏ hàn thừa để đảm bảo kích thước, hình dáng răng đạt chuẩn

– Vệ sinh răng miệng lại và dặn dò cách chăm sóc răng miệng sau khi hàn răng

Hàn răng sâu

Hàn răng sâu

6.2. Bọc răng sứ điều trị tủy

Bọc răng sứ áp dụng trong trường hợp sâu răng đã ăn sâu vào ngà răng, ảnh hưởng chức năng của răng. Khi đó, bác sĩ sẽ tiến hành mài bỏ phần răng sâu và gắn mão sứ chắc chắn vào cùi răng thật.

Phương pháp bọc sứ được đánh giá cao cả về thẩm mỹ và chức năng nhờ mão sứ được chế tác từ các vật liệu cao cấp, bền đẹp.

6.3. Điều trị tủy

Trường hợp tủy răng đã bị viêm nhiễm và không còn khả năng phục hồi, giải pháp tối ưu nhất là lấy tủy răng. Lấy tủy được tiến hành bằng cách loại bỏ tủy răng viêm nhiễm, sau đó vệ sinh khoang tủy, sát khuẩn và trám bít lại bằng vật liệu nhân tạo. Tùy theo số lượng ống tủy, quá trình điều trị tủy có thể diễn ra trong 2 – 3 buổi hẹn.

6.4. Sử dụng thuốc điều trị tủy

Tùy tình trạng sâu răng và cơ địa mỗi người, bác sĩ chỉ định kê các loại thuốc khác nhau. Một số thuốc trị sâu răng tốt hiện nay:

– Franrogyl

Thuốc có dạng viên nén, được bào chế từ Metronidazol, Spiramycin, Titan Dioxide, Erythrosin Lake và các tá dược khác. Franrogyl được sử dụng rộng rãi trong giảm đau răng sâu, giúp loại bỏ vi khuẩn, hạn chế viêm nhiễm ở khoang miệng.

– Alaxan

Alaxan là sự kết hợp giữa Ibuprofen và Paracetamol, giúp người bị sâu răng thoát đau nhanh chóng. Sản phẩm cũng thường được chỉ định trong những trường hợp đau cơ, đau đầu, đau xương khớp,…

– Rodogyl

Rodogyl chứa hoạt chất kháng sinh Spiramycin và Metronidazol, được chỉ định trong điều trị đau do viêm nha chu hoặc sâu răng. Thuốc giúp tiêu diệt vi khuẩn, giảm viêm nhiễm, loại bỏ các cơn đau hiệu quả.

– Dorogyne

Dorogyne có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, giảm nhanh cơn đau do nhiều bệnh lý răng miệng cấp và mạn tính như sâu răng, viêm quanh cuống răng, viêm miệng, viêm nha chu, viêm dưới hàm,…

Thuốc Dorogyne điều trị sâu răng

Thuốc Dorogyne điều trị sâu răng

6.5. Nhổ răng để điều trị tủy

Với trường hợp răng bị chết tủy, vi khuẩn đã vào đến chóp răng, phá hủy thân răng chỉ còn lại chân răng. Lúc này, bác sĩ buộc phải nhổ bỏ răng sâu, tránh vi khuẩn tấn công sâu hơn gây nhiễm trùng máu.

Sau khi nhổ bỏ răng, bạn cần trồng răng giả để lấp đầy vị trí vừa nhổ răng, bảo đảm xương hàm phát triển bình thường, tránh răng bị xô lệch.

7. Các biện pháp giúp ngăn ngừa bệnh sâu răng

Sâu răng hoàn toàn có thể ngăn ngừa nếu bạn có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, vệ sinh răng miệng đúng cách và thăm khám nha khoa định kỳ.

7.1. Vệ sinh răng miệng

Vệ sinh răng miệng là điều cần thiết cho dù răng miệng đang khỏe mạnh. Các bác sĩ khuyến cáo nguyên tắc chăm sóc răng khoa học:

– Đánh răng mỗi ngày 2 lần, không đánh răng quá mạnh, sử dụng bàn chải lông mềm

– Dùng kem đánh răng và nước súc miệng có chứa flour để tái khoáng cho răng

– Chú ý vệ sinh các kẽ răng bằng chỉ nha khoa hoặc tăm nước

– Đừng quên làm sạch lưỡi bằng dụng cụ cạo lưỡi hoặc bằng bàn chải nhẹ nhàng

– Tuyệt đối không dùng tăm xỉa răng để tránh làm lỗ chân răng rộng ra, vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công gây sâu răng

Vệ sinh răng miệng

Vệ sinh răng miệng

7.2. Chế độ ăn uống

Chế độ dinh dưỡng cân bằng cũng góp phần không nhỏ vào hiệu quả quá trình trị sâu răng:

– Tuân thủ lượng đường tiêu thụ ở mức 500g/người/tháng

– Khuyến khích thay thế đường bằng những chất ngọt an toàn như Mannitol, Sorbitol, Siro glucose thuỷ phân,…

– Tăng cường thực phẩm giàu vitamin D và Canxi để tăng cường đề kháng cho răng, hạn chế các tổn thương

– Bổ sung rau củ quả với nguồn chất xơ dồi dào, giúp làm sạch mảng bám trên răng ngay trong khi nhai thức ăn

– Hạn chế dùng các chất kích thích như hút thuốc lá, bia rượu, cà phê, trà,…

Tăng cường thực phẩm giàu vitamin D và Canxi

Tăng cường thực phẩm giàu vitamin D và Canxi

7.3. Thăm khám nha khoa

Thông thường, giai đoạn chớm sâu là thời điểm tốt nhất để điều trị, giúp bảo tồn mô răng tối đa. Tuy nhiên, giai đoạn này lại không có biểu hiện rõ ràng nên người bệnh rất khó phát hiện.

Chỉ khi thăm khám tại nha khoa mới nhận thấy được vết sâu. Đây là lý do bạn cần khám răng định kỳ 6 tháng/lần.

Ngoài ra, vôi răng cũng cần được loại bỏ định kỳ 3 – 6 tháng/lần. Khi môi trường sống không còn, vi khuẩn sẽ không thể sinh sống và phát triển, qua đó ngăn ngừa tình trạng sâu răng.

Sâu răng độ 3 là tình trạng rất nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng nên cần được can thiệp kịp thời và khoa học. Bạn cũng đừng quên chăm sóc răng miệng đúng cách để ngăn ngừa những biến chứng do sâu răng gây ra.

Hiển thị nguồn

Kiến thức nha khoa: “Các Mức Độ Của Bệnh Sâu Răng”

Nhà thuốc Long Châu: “3 mức độ sâu răng là gì? Cách điều trị như thế nào?”

Healthline: “Tooth Decay Stages and How to Treat Each”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề bọc răng sâu
9 Hậu quả bọc răng sứ sai cách và biện pháp phòng tránh

9 Hậu quả bọc răng sứ sai cách và biện pháp phòng tránh

Mặc dù bọc răng sứ là phương pháp đơn giản nhưng nếu thực hiện không đúng kỹ thuật thì sẽ gây nhiều hệ lụy. Bài viết sau sẽ đề cập đến

Ngày 04/01/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phan Thị Hồng Tiến
Nguyên nhân làm răng cửa bị mẻ? Quy trình bọc sứ răng cửa bị mẻ hoàn chỉnh

Nguyên nhân làm răng cửa bị mẻ? Quy trình bọc sứ răng cửa bị mẻ hoàn chỉnh

Bọc răng sứ răng cửa bị mẻ là phương pháp thẩm mỹ được ưa chuộng hiện nay. Kỹ thuật này không chỉ khôi phục tính thẩm mỹ mà còn đảm bảo

Ngày 03/01/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Bọc răng sứ đón tết có phù hợp với bạn không?Thời điểm phù hợp để đi bọc răng

Bọc răng sứ đón tết có phù hợp với bạn không?Thời điểm phù hợp để đi bọc răng

Bọc răng sứ là biện pháp nhiều người chọn nhằm sở hữu hàm răng trắng sáng tự nhiên cùng nụ cười tươi tắn để tự tin đón Tết. Tuy nhiên,

Ngày 29/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Mức độ sâu răng nặng, nguy cơ biến chứng và cách khắc phục

Mức độ sâu răng nặng, nguy cơ biến chứng và cách khắc phục

Sâu răng là một bệnh lý về răng miệng rất phổ biến, có thể xảy ra ở cả trẻ em và người trưởng thành. Sâu răng không thể tự khỏi. Nếu

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Bọc răng sứ cho răng sâu có hiệu quả không?

Bọc răng sứ cho răng sâu có hiệu quả không?

Bọc răng sứ cho răng sâu là phương pháp được khá nhiều người lựa chọn để khắc phục tình trạng sâu răng cũng như phục hình hàm răng như

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Giải đáp: Răng sứ có mài được không khi đã bọc xong?

Giải đáp: Răng sứ có mài được không khi đã bọc xong?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Tiến sĩ – Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Giám đốc hệ

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh