Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

So sánh răng cấm và răng khôn, 5 điểm khác biệt

Răng cấm và răng khôn là những chiếc răng mọc ở phía trong của hàm. Do hình dáng khá giống nhau nên rất nhiều người lầm tưởng chúng là một loại. Tuy nhiên, điều đó lại hoàn toàn không phải là sự thật. Hai nhóm răng trên có rất nhiều điểm khác biệt. Cùng chúng tôi so sánh răng cấm và răng khôn ở trong bài viết sau.

1. So sánh răng cấm và răng khôn

Để so sánh 2 loại răng cấm và răng khôn, bạn cần xét trên cả 2 khía cạnh là điểm giống nhau và khác nhau.

1.1. Điểm giống nhau

Về bản chất, cả răng cấm và răng khôn đều thuộc nhóm răng hàm và mọc ở vị trí liền kề nhau. Chúng có cấu tạo gồm 3 lớp là men răng, ngà răng và tủy răng.

So với những chiếc răng còn lại trên cung hàm, răng cấm và răng khôn đều có kích thước lớn hơn. Đặc biệt, chúng chỉ mọc duy nhất 1 lần trong đời, không trải qua quá trình thay răng sữa. Chính vì vậy, sau khi răng cấm và răng khôn bị nhổ bỏ thì sẽ không có răng khác mọc lên thay thế.

So sánh 2 loại răng cấm và răng khôn

Răng cấm và răng khôn đều là răng hàm

1.2. Điểm khác nhau

Răng cấm và răng khôn sẽ có sự khác biệt về thời điểm mọc, vị trí, chức năng, chỉ định nhổ răng và mức độ cần thiết của phục hình răng sau khi nhổ.

1.2.1. Thời điểm mọc

Răng khôn mọc sau răng cấm và là chiếc răng mọc muộn nhất ở trên cung hàm. Chiếc răng cấm đầu tiên sẽ mọc ở giai đoạn từ 6 – 8 tuổi. Trong khi đó, răng khôn thường mọc từ 17 – 25 tuổi. Đây là giai đoạn các răng khác đã phát triển toàn diện và ổn định vị trí nên răng khôn thường không có đủ khoảng trống để mọc. Đây chính là lý do răng khôn có xu hướng mọc lệch hoặc ngầm ngầm dưới xương hàm.

1.2.2. Vị trí

Răng cấm là những chiếc răng nằm ở vị trí thứ 6 và thứ 7 trên cung hàm. Trong khi đó, răng khôn ở vị trí thứ 8, nằm cuối cùng trên cung hàm.

Vị trí của răng cấm và răng khôn

Vị trí của răng cấm và răng khôn

1.2.3. Chức năng

Răng cấm là những chiếc răng giữ vai trò chủ đạo trong quá trình ăn nhai và nghiền nát thức ăn trước khi chúng đi xuống dạ dày. Với sự hỗ trợ của răng cấm, quá trình tiêu hóa thức ăn chắc chắn sẽ diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn.

Ngược lại, răng khôn lại không giữ vai trò quan trọng đối chức năng ăn nhai hàng ngày. Bởi 28 chiếc răng còn lại đã đảm nhiệm tốt việc cắn, xé và nghiền nát thức ăn. Thậm chí, trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm còn khiến cho chức năng ăn nhai bị suy giảm đi đáng kể do gây ra những cơn đau nhức dai dẳng.

1.2.4. Chỉ định nhổ răng

Do răng cấm là nhóm răng giữ vai trò quan trọng đối với chức năng ăn nhai hàng ngày nên trong mọi trường hợp, các bác sĩ luôn ưu tiên các phương pháp bảo tồn răng thật. Răng cấm chỉ phải nhổ bỏ trong trường hợp bị viêm nhiễm quá nặng, không thể xử lý bằng các phương pháp nha khoa chuyên sâu. Khi đó, nhổ răng sẽ ngăn chặn được tình trạng ổ viêm lây lan sang những bộ phận khác.

Còn đối với răng khôn, việc nhổ bỏ được thực hiện nhiều hơn do chúng không giữ vai trò quan trọng. Răng khôn sẽ được chỉ định nhổ bỏ khi mọc lệch, mọc ngầm, không có răng đối đỉnh, hình dạng bất thường…

Răng khôn mọc ngầm cần nhổ bỏ

Răng khôn mọc ngầm cần nhổ bỏ

1.2.5. Mức độ cần thiết của phục hình răng sau khi nhổ

Sau khi nhổ bỏ răng cấm, các bác sĩ luôn khuyến cáo nên phục hình răng càng sớm càng tốt để khôi phục thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của hàm răng. Hơn nữa, nếu như không trồng răng giả, xương hàm sẽ nhanh chóng bị tiêu biến, gây ra nhiều hệ lụy như hóp má, xô lệch hàm răng…

Trong khi đó, với răng khôn, bạn không cần phải trồng lại răng sau khi đã nhổ bỏ. Bởi việc mất răng khôn không hề gây ảnh hưởng gì đến chức năng ăn nhai hàng ngày. Ngoài ra, quá trình tiêu xương hàm sau khi nhổ răng xảy ra rất chậm và khó nhận thấy bằng mắt thường nên không gây ảnh hưởng gì đến răng miệng.

2. Cách chăm sóc tại nhà để phòng ngừa bệnh lý ở răng cấm và răng khôn

Để ngăn chặn những bệnh lý có thể xảy ra ở răng cấm và răng khôn, bạn cần lưu ý một vài vấn đề dưới đây:

– Chải răng 2 – 3 lần/ngày bằng bàn chải chứa fluoride để ngăn ngừa sâu răng. Bạn nên sử dụng bàn chải lông mềm nhằm tránh làm tổn thương tới men răng.

– Dùng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để làm sạch hết các cặn thức ăn và mảng bám ở trên kẽ răng.

– Súc miệng bằng dung dịch chuyên dụng 2 – 3 lần/ngày để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

– Hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều đường hoặc có tính axit cao vì sẽ gây hại tới răng.

– Ưu tiên ăn các loại thực phẩm giàu vitamin, chất xơ… giúp răng, nướu thêm chắc khỏe.

– Tới nha khoa thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ 2 lần/năm.

Tăm nước giúp làm sạch răng miệng hiệu quả

Tăm nước giúp làm sạch răng miệng hiệu quả

Mặc dù cùng là nhóm răng hàm nhưng có thể thấy răng cấm và răng khôn vẫn tồn tại nhiều điểm khác biệt. Mong rằng bài viết về so sánh răng cấm và răng khôn của Nha Khoa Paris đã đem đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào khác về nhóm răng trên thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp chi tiết.

Hiển thị nguồn

Nhà Thuốc Long Châu: “So sánh sự khác biệt giữa răng cấm và răng khôn”
Verywell Health: “Molars and Wisdom Teeth: Function and Problems”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề nhổ răng cấm
Đau răng cấm phải làm sao để khắc phục dứt điểm?

Đau răng cấm phải làm sao để khắc phục dứt điểm?

Đau răng cấm là hiện tượng không hiếm gặp , tình trạng này gây ra nhiều đau nhức khó chịu cho người bệnh, đặc biệt là khả năng ăn nhai.

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Nhổ răng cấm được thực hiện khi nào, những lưu ý quan trọng

Nhổ răng cấm được thực hiện khi nào, những lưu ý quan trọng

Để tránh ảnh hưởng đến các cấu trúc lân cận, nhổ răng cấm là một thủ thuật nha khoa được bác sĩ chỉ định cho trường hợp răng gặp phải

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Nhổ răng cấm hàm trên – Những điều quan trọng bạn cần biết

Nhổ răng cấm hàm trên – Những điều quan trọng bạn cần biết

Nhổ răng cấm hàm trên được bác sĩ chỉ định thực hiện trong các trường hợp bất khả kháng như sâu răng nghiêm trọng, viêm tủy không thể

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Giải đáp: Nhổ răng cấm có ảnh hưởng gì không?

Giải đáp: Nhổ răng cấm có ảnh hưởng gì không?

Nhổ răng cấm là thủ tục phẫu thuật nhằm loại bỏ chiếc răng số 6 bị hư hại không thể bảo tồn. Bởi răng cấm đóng vai trò quan trọng trong

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Nhổ răng cấm hàm dưới không trồng lại có sao không?

Nhổ răng cấm hàm dưới không trồng lại có sao không?

Theo dân gian, răng cấm là răng cấm nhổ, cấm động tới. Nhưng theo các chuyên gia, nếu răng cấm bị “bệnh nặng” không thể điều trị sẽ

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Có nên nhổ răng cấm bị sâu không? Lưu ý trước khi nhổ

Có nên nhổ răng cấm bị sâu không? Lưu ý trước khi nhổ

Răng cấm bị sâu xâm nhập vào mô mềm và gây tổn thương nghiêm trọng thì việc nhổ bỏ là giải pháp tốt nhất, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy