Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Hàm duy trì bao nhiêu tiền, 3 yếu tố ảnh hưởng tới chi phí

Hàm duy trì là một khí cụ có vai trò cực kỳ quan trọng khi chỉnh nha. Nếu không sử dụng hàm duy trì, các răng sẽ rất dễ dịch chuyển trở lại vị trí ban đầu. Chính vì vậy, vấn đề hàm duy trì bao nhiêu tiền luôn được rất nhiều người quan tâm. Bài viết sau đây sẽ đem đến những câu trả lời chính xác cho vấn đề trên và cung cấp những yếu tố ảnh hưởng đến mức giá.

1. Vai trò của hàm duy trì trong chỉnh nha là gì

Hàm duy trì (1) là một khí cụ được sử dụng sau khi chỉnh nha với vai trò ổn định các tổ chức quanh răng, tránh tình trạng răng bị xô lệch. Nhờ vậy, quá trình niềng răng sẽ đạt kết quả tốt nhất và duy trì được hiệu quả lâu dài.

Trong trường hợp bạn không đeo hàm duy trì sau khi tháo niềng, các răng sẽ dịch chuyển trở về vị trí ban đầu. Khi đó, toàn bộ công sức và tiền bạc mà bạn bỏ qua để chỉnh nha đều sẽ đổ sông đổ bể. Thậm chí, bạn còn có thể sẽ phải tiếp tục niềng răng lần 2 để đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai của hàm răng.

Khí cụ duy trì có vai trò quan trọng trong chỉnh nha

Khí cụ duy trì có vai trò cực kỳ quan trọng trong chỉnh nha

2. Hàm duy trì bao nhiêu tiền

Mức giá của hàm duy trì dao động trong khoảng từ 1.000.000 – 15.000.000 đồng. Bảng giá như sau:

Dịch vụMức giá (vnđ)
Duy trì bằng dây cung mặt lưỡi (2 hàm)1.000.000
Hàm duy trì nhập khẩu Đức K Line (1 hàm)2.400.000
Khay duy trì Vivera Invisalign (3 cặp/2 hàm)15.000.000
Ép máng duy trì chỉnh nha (cho 1 hàm)1.200.000

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức giá của hàm duy trì

Trên thực tế, mức giá của hàm duy trì còn phụ thuộc vào những yếu tố sau: loại hàm duy trì, thương hiệu và cơ sở nha khoa.

3.1. Loại hàm duy trì

Hiện hàm duy trì có 3 loại chính là hàm duy trì cố định bằng dây cung mặt lưỡi, hàm tháo lắp kim loại và hàm tháo lắp trong suốt. Trong đó, hàm duy trì trong suốt có mức giá cao nhất so với hai loại còn lại bởi những ưu điểm nổi trội như đảm bảo tính thẩm mỹ cao, không gây cộm cấn, chất liệu cao cấp, an toàn với răng, nướu…

Hàm duy trì giá bao nhiêu tiền phụ thuộc vào loại hàm

Chi phí của hàm duy trì còn phụ thuộc vào loại hàm mà bạn lựa chọn

3.2. Thương hiệu hàm duy trì

Hàm duy trì cũng có nhiều thương hiệu khác nhau. Ví dụ như với khí cụ tháo lắp trong suốt thì hai thương hiệu phổ biến nhất là K Line và Vivera Invisalign. Trong đó, chi phí của hàm Vivera Invisalign cao hơn một chút.

Bởi công nghệ chế tạo hàm Vivera được đồng bộ hóa với công nghệ sản xuất của khay niềng Invisalign. Vật liệu để chế tạo hàm Vivera Invisalign có độ chịu lực hơn ít nhất 30% và bền gấp đôi so với các chất liệu của các khay duy trì trong suốt khác trên thị trường. Chính vì vậy, hàm có độ bền, độ tương thích và chất lượng vượt trội.

3.3. Cơ sở nha khoa

Chi phí hàm duy trì (2) tại các cơ sở nha khoa cũng sẽ có sự chênh lệch. Tại những địa chỉ nha khoa lớn, uy tín, mức giá hàm duy trì có thể cao hơn một chút so với những nha khoa nhỏ lẻ. Nhưng bù lại, khí cụ được làm từ chất liệu tốt, theo quy trình hiện đại nên đảm bảo chất lượng, an toàn với sức khỏe răng, nướu.

4. Hàm duy trì cần đeo trong khoảng bao lâu

Quá trình đeo hàm duy trì (3) thường dao động trong khoảng 6 – 12 tháng. Đây là khoảng thời gian đủ để các mô nướu và mô nha chu quanh răng ổn định, giúp giữ răng tại vị trí mới.

Tuy nhiên, thời gian đeo hàm duy trì của mỗi người cũng sẽ có sự khác biệt. Nếu như răng, hàm yếu thì bạn cần phải đeo hàm lâu hơn. Thậm chí, có người phải đeo tới vài năm hoặc vĩnh viễn mới đảm bảo được hiệu quả chỉnh nha.

Riêng với trường hợp trẻ em niềng răng, trẻ có thể sẽ phải đeo hàm duy trì cho đến khi trưởng thành. Bởi xương hàm vẫn còn đang phát triển, nếu không đeo khí cụ duy trì thì rất dễ xảy ra trường hợp răng dịch chuyển tới vị trí ban đầu.

Quá trình đeo hàm duy trì thường từ 6 - 12 tháng

Quá trình đeo hàm duy trì thường kéo dài từ 6 – 12 tháng

5. Những lưu ý khi sử dụng hàm duy trì sau khi tháo niềng

Trong quá trình đeo hàm duy trì, bạn cần phải lưu ý một vài vấn đề dưới đây:

– Đặt hàm duy trì tháo lắp vào trong hộp đựng chuyên dụng khi không sử dụng để tránh tình trạng gãy, vỡ hoặc bị mất.

– Đeo hàm duy trì theo đúng thời gian mà bác sĩ chỉnh nha đã hướng dẫn.

– Không nên bỏ hàm duy trì ra quá 12 tiếng trong vòng 6 tháng đầu tiên sau khi tháo niềng.

– Vệ sinh hàm duy trì tháo lắp sạch sẽ để ngăn chặn vi khuẩn gây hại từ bên ngoài xâm nhập vào khoang miệng.

– Chải răng đều đặn 2 – 3 lần/ngày kết hợp với cạo lưỡi, dùng chỉ nha khoa/tăm nước và nước súc miệng.

– Vẫn cần phải đến nha khoa thăm khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.

– Tháo lắp khí cụ duy trì nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương tới răng, nướu cũng như niêm mạc miệng.

Như vậy, hàm duy trì bao nhiêu tiền sẽ còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Nếu như bạn còn bất kỳ thắc mắc nào khác chưa được giải đáp liên quan đến vấn đề trên thì hãy nhanh chóng liên hệ với Nha Khoa Paris để được hỗ trợ sớm.

Hiển thị nguồn

Nhà thuốc Long Châu: “Hàm duy trì có mấy loại? Hàm duy trì sau niềng răng giá bao nhiêu”

Wiki nha khoa: “Hàm duy trì sau niềng răng là gì? Các loại và giá bán cụ thể”

Hess Orthodontics: “How Much Do Retainers Cost?”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề hàm duy trì
Ê răng khi đeo hàm duy trì do đâu – Biện pháp khắc phục

Ê răng khi đeo hàm duy trì do đâu – Biện pháp khắc phục

Hiện tượng ê răng khi đeo hàm duy trì thường xảy ra do hàm duy trì quá chặt, lực chải răng mạnh, mắc các bệnh lý răng miệng… Dần dần,

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Vì sao đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng: Giải pháp nhanh chóng

Vì sao đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng: Giải pháp nhanh chóng

Đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng thường do hai nguyên nhân là thiết kế của hàm duy trì không phù hợp hoặc dùng sai cách. Tùy vào từng

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Hướng dẫn chăm sóc và đeo hàm duy trì sau khi tháo niềng

Hướng dẫn chăm sóc và đeo hàm duy trì sau khi tháo niềng

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Implant, bọc răng sứ

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Hàm duy trì trong suốt có mấy loại? Công dụng và cách dùng

Hàm duy trì trong suốt có mấy loại? Công dụng và cách dùng

Hàm duy trì trong suốt là khí cụ được rất nhiều người quan tâm và lựa chọn sau khi niềng răng. Hàm có tính thẩm mỹ cao, an toàn và tiện

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Các loại hàm duy trì hiện nay – Ưu nhược điểm của từng loại

Các loại hàm duy trì hiện nay – Ưu nhược điểm của từng loại

Sau khi chỉnh nha, khi răng đã vào đúng vị trí như mong muốn thì các khí cụ sẽ được tháo ra. Lúc này, bạn sẽ được bác sĩ chỉ định sử

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Đeo hàm duy trì sau khi niềng răng và những lưu ý quan trọng

Đeo hàm duy trì sau khi niềng răng và những lưu ý quan trọng

Quá trình niềng răng kết thúc khi răng đã di chuyển về đúng vị trí và ổn định trên cung hàm. Khi đó, bác sĩ sẽ tháo niềng răng và bạn

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm