Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Nguyên nhân hơi thở có mùi hôi và cách điều trị triệt để

Hơi thở có mùi hôi gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống hàng ngày, làm mất tự tin và cảm giác e ngại trong giao tiếp. Đôi lúc mùi hôi miệng còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Vậy đâu là nguyên nhân hơi thở có mùi hôi và làm thế nào để khắc phục triệt để? Cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây từ Nha khoa Paris.

1. Nguyên nhân hơi thở có mùi hôi

1.1. Vệ sinh miệng kém

Vệ sinh răng miệng không tốt là nguyên nhân hàng đầu khiến hơi thở có mùi. Khi ăn xong, thức ăn bám vào kẽ răng và nướu làm vi khuẩn xâm nhập, gây ra mùi hôi. Khi bạn không đánh răng tình trạng hôi miệng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Chỉ sử dụng chỉ nước súc miệng hoặc nhai kẹo cao su sẽ không thể loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn được.

Bên cạnh đó, nếu bạn đánh răng quá mạnh hoặc lâu sẽ làm tổn thương men răng, kích ứng nướu và vi khuẩn có thể gây viêm nhiễm. Men răng bị mòn cũng tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, gây hôi miệng.

1.2. Sâu răng hoặc nhiễm trùng nha chu

Sâu răng diễn ra khi vi khuẩn trong miệng tạo ra axit gây tổn thương men răng. Nếu tình trạng sâu răng không được điều trị kịp thời, chúng sẽ lan rộng vào tủy răng, làm nhiễm trùng và phá hủy các cấu trúc bên trong răng. Quá trình trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây mùi hôi miệng.

Tương tự, viêm nha chu xảy ra do các vi khuẩn bám vào răng khi vệ sinh răng miệng không đúng cách. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài, vi khuẩn có thể xâm nhập vào xương và mô xung quanh răng, gây viêm và mùi hôi thối khó chịu.

1.3. Các bệnh lý tiêu hóa là nguyên nhân hơi thở có mùi

Các bệnh lý tiêu hóa cũng là nguyên nhân phổ biến gây hôi miệng. Trong đó, trào ngược dạ dày thực quản khiến dịch dạ dày có axit, làm phá vỡ môi trường sinh lý của khoang miệng và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ, gây hôi miệng. Thức ăn trong dạ dày trào ngược lên khoang miệng cũng gây mùi hôi khó chịu cùng với cảm giác đắng hoặc chua miệng.

Ngoài ra, nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori gây viêm loét dạ dày cũng là nguyên nhân gây hôi miệng nếu chúng bám trong miệng.

1.4. Một số thói quen xấu

Hơi thở có mùi còn xuất hiện do có những thói quen xấu sau:

– Chế độ ăn nhiều đường: Thức ăn chứa nhiều đường sẽ làm hại men răng, gây sâu răng và viêm nha chu, dẫn đến hôi miệng.

– Hút thuốc lá: Trong thuốc lá chứa Nicotine, có mùi rất mạnh. Chúng đi qua đường hô hấp và bám vào phổi trong thời gian dài, gây ra mùi hôi miệng.

– Ăn thực phẩm có mùi: Một số thực phẩm và gia vị có mùi nồng sẽ làm miệng có mùi hôi sau khi ăn như hành, tỏi, cà phê, cá,…

1.5. Bệnh lý hô hấp

Theo Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Thái Thịnh, các bệnh lý về hô hấp như: viêm xoang, hội chứng chảy dịch mũi sau, cảm cúm, viêm amidan, viêm họng, sỏi amidan,… là nguyên nhân làm hơi thở có mùi hôi. Khi bị nhiễm trùng ở xoang và mũi, dịch sẽ chảy xuống cổ họng làm tăng vi khuẩn trong miệng, gây mùi hôi miệng.

Bên cạnh đó, viêm amidan cũng tạo ra các hạt nhỏ được bao phủ bởi vi khuẩn, gây ra mùi hôi khi thở. Khi nghẹt mũi, việc thở bằng miệng làm khô miệng và tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, dẫn đến hơi thở có mùi hôi.

1.6. Bệnh lý tổng quát

Một số bệnh lý có thể gây ra tình trạng hôi miệng:

– Bệnh tiểu đường, các bệnh về gan, thận,… cũng có thể gây ra hôi miệng do sự phân huỷ mỡ trong cơ thể.

– Một số dị tật ở khoang miệng như hở hàm ếch cũng dẫn đến mùi hôi miệng do tích tụ nhiều vi khuẩn.

Vệ sinh răng miệng kém, sâu răng, viêm nha chu, và mắc các bệnh lý là nguyên nhân hơi thở có mùi hôi

Vệ sinh răng miệng kém, sâu răng, viêm nha chu, và mắc các bệnh lý là nguyên nhân dần đến hơi thở có mùi hôi

2. Khắc phục tình trạng hơi thở có mùi hôi như thế nào

2.1. Chăm sóc miệng hàng ngày

Bạn nên quan tâm vào việc vệ sinh răng miệng hàng ngày. Điều này không chỉ giúp làm giảm mùi hôi miệng mà còn giữ cho răng chắc khỏe và tự tin hơn trong giao tiếp.

Bạn cần đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 2 phút. Lưu ý sau khi ăn, nên chờ ít nhất 30 phút trước rồi mới đánh răng để tránh làm men răng tổn thương. Hơn nữa, khi đánh răng, đừng quên chải lưỡi vì tại đây cũng chứa nhiều vi khuẩn.

– Nên đổi bàn chải mới sau 3 tháng sử dụng.

– Sử dụng các loại kem đánh răng có chứa flour.

– Nên dùng chỉ nha khoa thay vì tăm để làm sạch kẽ răng.

– Dùng thêm nước súc miệng để giúp hơi thở thơm mát và dễ chịu hơn.

nguyên nhân hơi thở có mùi hôi

Quan tâm đến việc vệ sinh răng miệng hàng ngày

2.2. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Hạn chế hút thuốc, uống rượu và cà phê cũng giúp giảm thiểu tình trạng mùi hôi trong hơi thở. Thay vào đó, bạn nên uống nhiều nước để kích thích tiết nước bọt trong khoang miệng, làm sạch miệng và hạn chế mùi hôi.

Hạn chế ăn các thực phẩm có nhiều tinh dầu, hành, tỏi,… để tránh hơi thở có mùi hôi.

2.3. Kiểm tra và điều trị vấn đề răng miệng

Các chuyên gia khuyên rằng, bạn nên kiểm tra nha khoa định kỳ ít nhất 6 tháng một lần để phát hiện sớm các vấn đề răng miệng và xử lý kịp thời. Với những người có nguy cơ cao mắc các vấn đề về răng miệng sẽ cần đi khám 3 hoặc 4 tháng một lần, hoặc có thể nhiều hơn, tùy theo tình trạng gặp phải.

3. Mách bạn cách điều trị bệnh hôi miệng đơn giản tại nhà

3.1. Điều trị hôi miệng bằng nước muối

Nước muối có nhiều tác dụng như khử mùi khó chịu, giúp hơi thở thơm mát, làm dịu vết loét ở cổ họng, hạn chế chảy máu chân răng, giảm đau họng và loại bỏ mảng bám giúp răng trắng sáng.

Để làm giảm hôi miệng bằng nước muối, bạn thực hiện theo các bước sau:

– Cho 2 thìa cafe muối vào 250ml nước lọc, khuấy đều đến khi muối hòa tan hết.

– Súc miệng sạch sẽ trong vòng 30 – 60 giây.

– Thực hiện 2 – 3 lần/ngày.

Trước khi súc nước muối, bạn nên đánh răng sạch sẽ. Nếu chân răng bị sưng và chảy máu, bạn có thể ngậm nước muối trong 3 phút để làm dịu niêm mạc.

nguyên nhân hơi thở có mùi hôi

Điều trị hôi miệng bằng nước muối

3.2. Sử dụng gừng

6-gingerol là hợp chất tự nhiên có trong gừng. Nó là một trong những thành phần chính gây ra vị cay và hương thơm đặc trưng của gừng. 6-gingerol giúp kích thích các enzim trong nước bọt làm phá vỡ các chất có mùi hôi trong miệng, đảm bảo hơi thở thơm tho. Cách sử dụng gừng để làm giảm mùi hôi miệng hiệu quả:

– Có thể dùng gừng tươi cắt lát mỏng, uống cùng trà hoặc chanh để làm sạch miệng, loại bỏ vi khuẩn và cải thiện hơi thở.

– Mỗi ngày ăn 2 – 3 lát gừng và duy trì đều đặn trong 1 tuần sẽ giúp cải thiện đáng kể hơi thở.

3.3. Chữa hôi miệng bằng chanh tươi

Chanh tươi có tính axit, kháng khuẩn và ngăn ngừa vi khuẩn gây hôi miệng. Nước cốt chanh còn có thể làm sạch men răng và hỗ trợ loại bỏ các mảng bám, thức ăn thừa trên răng.

Cách thực hiện:

– Chanh tươi rửa sạch, vắt lấy nước và bỏ hạt.

– Cho chai hoặc lọ nhỏ, đậy nắp rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

– Mỗi ngày lấy một ít nước chanh đã pha loãng để ngậm và súc miệng.

– Thực hiện đều đặn 1 – 2 lần/ngày sau khi đánh răng, rồi súc lại miệng với nước.

3.4. Mật ong điều trị hôi miệng

Mật ong chứa nhiều vitamin và axit amin, có tính chống khuẩn mạnh, giúp loại bỏ các vi khuẩn trong khoang miệng và tạo môi trường cho lợi khuẩn phát triển.

Cách thực hiện:

– Lấy 1 lượng mật ong vừa đủ thoa đều trên chân răng.

– Dùng lưỡi đẩy mật ong đều trong khoang miệng để loại bỏ vi khuẩn.

– Thực hiện trong 3 – 5 phút rồi súc miệng lại bằng nước ấm.

nguyên nhân hơi thở có mùi hôi

Điều trị hôi miệng bằng mật ong

3.5. Trà xanh

Trà xanh có tính khử trùng và khử mùi, làm hơi thở thơm mát tạm thời. Một tách trà xanh mỗi buổi sáng sẽ giúp bạn loại bỏ hơi thở có mùi. Bạn có thể pha trà trước khi đi ngủ và để qua đêm trong tủ lạnh, sáng hôm sau đổ vào bình nước và mang đi làm. Thưởng thức từ từ suốt cả ngày để giữ cho hơi thở luôn thơm mát.

3.6. Sữa chua

Sữa chua là thực phẩm có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ nguồn dưỡng chất nhiều lợi khuẩn. Thành phần sữa chua chứa nhiều canxi, giúp tăng cường men răng, ngăn ngừa sâu răng và đặc biệt giữ cho hơi thở luôn thơm mát.

Ngoài ra, sữa chua còn giúp giảm mảng bám và vi khuẩn có hại do chứa vitamin D – hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.

Bài viết đã chia sẻ tới bạn những nguyên nhân hơi thở có mùi hôi và một số mẹo trị mà bạn có thể tham khảo. Hãy chủ động chăm sóc sức khỏe răng miệng và tham khảo sự tư vấn của bác sĩ để có phương pháp điều trị triệt để.

Hiển thị nguồn

Hellobacsi: “Hơi thở có mùi: nhiều khả năng bạn đã mắc bệnh!”

Vnexpress: “Nhận diện nguyên nhân gây bệnh qua mùi hơi thở”

Mayoclinic: “Bad breath – Symptoms and causes”

Clevelandclinic: “Halitosis (Bad Breath): What It Is, Causes & Treatment”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề cách trị hôi miệng
Bật mí 10 cách chữa hôi miệng tận gốc mà bạn không thể bỏ qua

Bật mí 10 cách chữa hôi miệng tận gốc mà bạn không thể bỏ qua

Hôi miệng là nguyên nhân khiến nhiều người tự ti khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Ở bài viết sau, chúng tôi sẽ chia sẻ những

Ngày 26/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phạm Thị Hạnh
Trám răng có bị hôi miệng không? Nha khoa paris

Trám răng có bị hôi miệng không? Nha khoa paris

Sau khi trám răng bị hôi miệng không phải là trường hợp hiếm gặp . Vậy trám răng có bị hôi miệng không hay do nguyên nhân nào khác? Có

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Hơi thở có mùi tanh là bệnh gì? vì sao mùi hồi ngày càng nặng

Hơi thở có mùi tanh là bệnh gì? vì sao mùi hồi ngày càng nặng

Mùi hôi, tanh của hơi thở chính là nguyên nhân khiến cho nhiều người cảm thấy tự ti khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Nếu như

Ngày 22/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Dán răng sứ có bị hôi miệng không: Bác sĩ nha khoa giải đáp

Dán răng sứ có bị hôi miệng không: Bác sĩ nha khoa giải đáp

Dán sứ veneer không gây ra tình trạng hôi miệng và không phải là nguyên nhân chính dẫn đến hơi thở có mùi. Vậy nên, đối với câu hỏi dán

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Trẻ em bị hôi miệng: Nguyên nhân do đâu và cách phòng ngừa

Trẻ em bị hôi miệng: Nguyên nhân do đâu và cách phòng ngừa

Tình trạng trẻ em bị hôi miệng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Với người không có kiến thức chuyên môn sẽ rất khó để xác định

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Bé bị hôi miệng khi mọc răng do đâu: Nguyên nhân & Cách xử lý

Bé bị hôi miệng khi mọc răng do đâu: Nguyên nhân & Cách xử lý

Được giải đáp bởi Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga