Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Giải pháp cho người bị hôi miệng kinh niên

Hôi miệng kinh niên là một vấn đề khiến rất nhiều người đau đầu và mặc cảm khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Tình trạng trên có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chỉ cần bạn xác định được chính xác nguyên nhân và điều trị đúng cách, hôi miệng sẽ nhanh chóng biến mất.

1. Nguyên nhân hôi miệng kinh niên

Hôi miệng kinh niên thường xảy ra do những nguyên nhân sau: bệnh lý răng miệng, bệnh từ cổ họng, trào ngược dạ dày, răng miệng không được làm sạch, hút thuốc lá lâu năm, và tác dụng phụ của thuốc.

Do bệnh lý răng miệng

Trên thực tế, hầu hết các bệnh lý ở khoang miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm tủy, loét miệng… đều có triệu chứng là hôi miệng. Bởi những bệnh lý trên đều xảy ra do sự tấn công của vi khuẩn gây hại. Nếu như bệnh không được chữa trị sớm, vi khuẩn sẽ nhanh chóng phát triển, khiến cho vùng viêm nhiễm bị lan rộng và gây hôi miệng kinh niên.

Hôi miệng từ cổ họng

Trên thực tế, các bệnh lý ở cổ họng cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho bạn bị hôi miệng. Cụ thể như sau:

– Viêm họng:

Đây là một bệnh lý về hô hấp do vi khuẩn và virus gây ra tình trạng viêm nhiễm ở vùng hầu họng. Khi đó, cơ thể của bạn sẽ bị mất nước, dẫn đến giảm tiết nước bọt. Vi khuẩn gây hại sẽ dễ dàng phát triển, phân hủy protein trong thức ăn và khiến cho hơi thở có mùi. Bên cạnh đó, viêm họng còn kèm theo tình trạng tiết nhiều dịch đờm. Theo thời gian, dịch đờm càng đặc quánh và gây hôi miệng.

– Viêm amidan:

Viêm amidan là tình trạng nhiễm trùng ở các khối mô mềm nằm phía sau hầu họng. Những vi khuẩn tích tụ trong ổ viêm ở amidan chính là nguyên nhân khiến cho bạn bị hôi miệng. Viêm nhiễm càng nặng thì mức độ hôi miệng càng gia tăng.

Bệnh viêm họng

Bệnh viêm họng

Do trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày là một bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa mà rất nhiều người mắc phải. Các thức ăn chưa được tiêu hóa hết cùng acid dịch vị trào ngược lên thực quản, họng và cả khoang miệng.

Chưa kể, acid dịch vụ còn bào mòn lớp niêm mạc miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn kỵ khí phát triển và gây ra những mùi hôi cực kỳ khó chịu.

Hôi miệng kinh niên do răng miệng không được làm sạch

Nếu như bạn không vệ sinh cẩn thận, răng, nướu sẽ không đảm bảo được về độ sạch. Bởi những mảng bám, cặn thức ăn thừa vẫn còn tồn tại nhiều trong khoang miệng. Đây chính là những vị trí trú ngụ cực kỳ lý tưởng để những vi khuẩn gây hại tồn tại và phát triển, trong đó có vi khuẩn kỵ khí

Dần dần, các vi khuẩn phân giải protein Gram âm, sản sinh ra các hợp chất sulphur. Những hợp chất trên sẽ khiến cho khoang miệng có mùi hôi khó chịu. Chưa kể, sự xuất hiện của vi khuẩn gây hại trong khoang miệng còn có thể khiến cho răng, nướu bị kích ứng và gây ra nhiều bệnh lý.

Răng miệng không được làm sạch gây hôi miệng kinh niên

Răng miệng không được làm sạch gây hôi miệng

Hôi miệng kinh niên do thuốc lá

Trong khói thuốc lá có chứa rất nhiều hóa chất độc hại đối với răng miệng như Benzen, Asen, Nicotine, Vinyl Chloride… Chúng không chỉ tiêu diệt các vi khuẩn có lợi mà còn bám rất chắc vào răng, nướu khiến cho hơi thở có mùi đặc trưng.

Bên cạnh đó, hút thuốc lá trong một thời gian dài còn làm giảm tiết nước bọt trong khoang miệng và dẫn đến khô miệng. Khi khoang miệng không đủ độ ẩm cần thiết, các vi khuẩn gây hại sẽ sinh sôi với một tốc độ chóng mặt và làm cho hơi thở có mùi hôi.

Tác dụng phụ của thuốc

Hiện tượng hôi miệng cũng có thể xảy ra do tác dụng phụ của một số loại thuốc như promethazin hydroclorid, cetirizin, loratadin…. Việc sử dụng các loại thuốc trên trong thời gian dài hoặc dùng quá liều, thuốc sẽ hạn chế một số receptor tới não, làm giảm tiết dịch ở cơ thể, điển hình là nước bọt.

Khi lượng nước bọt bị thiếu, các acid trong khoang miệng tiết ra không đủ làm cho miệng có cảm giác bị khô. Vi khuẩn gây hại sẽ hoạt động một cách mạnh mẽ và khiến khoang miệng có mùi hôi.

Một số loại thuốc gây khô miệng

Một số loại thuốc gây khô miệng

2. Hôi miệng kinh niên ảnh hưởng như thế nào

Hôi miệng có sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hơi thở, tinh thần và chất lượng cuộc sống. Bởi hôi miệng đồng nghĩa với việc hơi thở của bạn cũng sẽ có mùi rất khó chịu, gây ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý.

Thực tế, hầu hết những người bị hôi miệng đều có chung cảm giác tự ti và ngại tiếp xúc với mọi người xung quanh. Thậm chí, có người còn sợ người khác phát hiện ra mình bị hôi miệng mà hạn chế tối đa việc giao tiếp hàng ngày.

Về lâu dài, tình trạng trên chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống tinh thần, công việc và cả mối quan hệ xã giao. Đặc biệt là những người làm công việc đòi hỏi phải giao tiếp nhiều như MC, ca sĩ, giáo viên, tư vấn viên…

3. Hôi miệng kinh niên có chữa khỏi được không

Thực tế, hôi miệng kinh niên hoàn toàn có thể chữa khỏi. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn cần đến gặp bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân gây hôi miệng và thực hiện theo đúng các hướng dẫn của bác sĩ.

Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ có phương án xử lý phù hợp như làm sạch cao răng, điều trị bệnh lý, dùng thuốc tăng cường tiết nước bọt như pilocarpine, cevimeline…

Bên cạnh đó, bạn cần kết hợp với vệ sinh răng miệng cẩn thận, ăn uống khoa học và cai thuốc lá để nâng cao hiệu quả điều trị. Nếu không chăm sóc cẩn thận, hôi miệng rất dễ bị tái phát.

Hôi miệng có thể chữa khỏi

Hôi miệng có thể chữa khỏi

4. Mẹo vặt chữa hôi miệng tại nhà

Để cải thiện tình trạng hôi miệng kinh niên ngay tại nhà, bạn có thể áp dụng một số mẹo dưới đây: sử dụng nước cốt chanh và muối, gừng, mật ong, rau húng và trà xanh.

4.1. Cách trị hôi miệng tận gốc tại nhà bằng nước cốt chanh và muối

Chanh và muối đều là những nguyên liệu rất phổ biến nên bạn có thể dễ dàng tìm kiếm để sử dụng. Trong bảng thành phần của chanh chứa một chất có tên là axit citric với khả năng tiêu diệt vi khuẩn và đẩy lùi mùi hôi miệng hiệu quả.

Muối cũng là một nguyên liệu được biết đến với đặc tính kháng khuẩn và chống viêm mạnh. Khi kết hợp hai nguyên liệu trên lại với nhau, hiệu quả chữa hôi miệng sẽ được nâng cao lên đáng kể.

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị quả chanh tươi và vắt lấy nước cốt.

– Thêm một thìa muối tinh khiết vào bát nước cốt chanh và khuấy đều cho đến khi thu được hỗn hợp chanh muối.

– Cho hỗn hợp vừa pha vào lọ thủy tinh, cất trong tủ lạnh để dùng dần.

– Súc miệng với hỗn hợp chanh muối trong khoảng 30 giây rồi nhổ ra.

4.2. Cách trị hôi miệng sau 1 đêm bằng củ gừng

Gừng có đặc tính cay, nồng với thành phần chính là hợp chất 6-gingerol. Khi tương tác với nước bọt trong khoang miệng, hợp chất trên sẽ liên tục tạo ra enzyme sulfhydryl oxidase. Chúng phá vỡ liên kết và phân hủy các hợp chất lưu huỳnh gây mùi ở trong khoang miệng. Nếu như bạn kiên trì, tình trạng hơi thở có mùi khó chịu sẽ nhanh chóng biến mất.

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị một củ gừng, rửa sạch, thái nhỏ rồi cho vào nước để đun sôi.

– Đun thêm khoảng 10 phút để tinh chất trong gừng có thể tiết ra hết.

– Dùng nước gừng để súc miệng hàng ngày vào buổi sáng, tối và sau bữa ăn.

4.3. Dùng mật ong trị hôi miệng

Để hỗ trợ làm sạch khoang miệng và loại bỏ mùi hôi, bạn cũng có thể sử dụng mật ong tại nhà. Bởi mật ong có chứa hoạt chất kháng sinh tự nhiên hydrogen peroxide và defensin 1 có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, virut, nấm men đang tồn tại trong khoang miệng. Khi vi khuẩn bị loại bỏ, tình trạng hôi miệng chắc chắn sẽ được cải thiện.

Chưa kể, các vitamin và khoáng chất trong mật ong còn tạo điều kiện cho lợi khuẩn phát triển, giúp các niêm mạc miệng đang bị tổn thương mau chóng hồi phục.

Cách thực hiện:

– Thoa đều mật ong lên răng, nướu.

– Dùng lưỡi để đẩy mật ong thấm đều trong khoang miệng.

– Ngậm mật ong trong khoảng 3 – 5 phút rồi súc miệng với nước sạch.

Mẹo chữa hôi miệng bằng mật ong

Mẹo chữa hôi miệng bằng mật ong

4.4. Rau húng chữa hôi miệng tại nhà

Rau húng là một nguyên liệu tự nhiên có mùi thơm hăng nên bạn hoàn toàn có thể sử dụng chúng để át đi mùi hôi trong khoang miệng. Đặc biệt, rau húng cực kỳ lành tính nên không gây kích ứng răng, nướu cũng như niêm mạc miệng.

Cách thực hiện:

– Phơi khô lá rau húng.

– Cho lá húng đã phơi khô vào nồi nước và sắc đến khi thu được nước đặc để sử dụng trong ngày.

– Ngậm nước lá húng trong miệng 5 – 10 phút rồi nhổ bỏ, thực hiện 2 – 3 lần/ngày.

4.5. Mẹo trị hôi miệng từ trà xanh

Bên cạnh những cách mà chúng tôi chia sẻ ở trong phần trên, sử dụng trà xanh cũng là một mẹo mà nhiều người áp dụng để chữa hôi miệng tại nhà và nhận được kết quả tích cực. Bởi bảng thành phần của trà xanh có chứa tới 30% polyphenol với hàm lượng EGCG cao. Đây là một chất chống oxy hóa tự nhiên, có khả năng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn kỵ khí trong khoang miệng.

Không những vậy, trà xanh còn giúp giảm nồng độ acid trong khoang miệng, kiểm soát các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu… Khi sức khỏe răng miệng đã được cải thiện, hơi thở của bạn cũng sẽ trở nên thơm mát hơn.

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị lá trà tươi, rửa sạch và để ráo nước.

– Nhai lá trà xanh trong khoảng 5 – 10 phút cho đến khi chỉ còn bã.

– Nhổ bã trà xanh ra ngoài và súc miệng bằng nước sạch.

5. Làm thế nào để phòng ngừa hôi miệng kinh niên

Để phòng tránh tình trạng hôi miệng xảy ra, bạn cần lưu ý một vài vấn đề dưới đây:

– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ 2 – 3 lần/ngày bằng bàn chải mềm cùng kem đánh răng chuyên dụng.

Vệ sinh lưỡi hàng ngày bởi đây là vị trí trú ngụ của rất nhiều vi khuẩn gây hại.

– Sử dụng chỉ nha khoanước súc miệng để làm sạch mảng bám ở kẽ răng, ngăn chặn vi khuẩn kỵ khí phát triển.

– Uống 2 lít nước/ngày để khoang miệng đủ ẩm.

– Ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ vitamin và dưỡng chất để bảo vệ sức khỏe răng nướu.

– Tránh ăn những thực phẩm gây mùi nồng như hành, tỏi…

– Từ bỏ thói quen hút thuốc lá bằng cách nhai kẹo cao su, sử dụng xịt cai thuốc lá…

– Khám răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để làm sạch cao răng và ngăn chặn các bệnh về răng, nướu.

– Điều trị triệt để các bệnh lý toàn thân như trào ngược dạ dày, viêm họng… theo phác đồ của bác sĩ.

Bỏ thuốc lá giúp phòng trách hôi miệng kinh niên

Bỏ thuốc lá giúp phòng trách hôi miệng

Như vậy, hôi miệng kinh niên ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống tinh thần. Mặc dù các mẹo tại nhà có thể cải thiện tình trạng trên nhưng không thể điều trị dứt điểm. Cách tốt nhất là bạn nên tới gặp bác sĩ để được kiểm tra, xác định chính xác nguyên nhân và chữa trị theo phương án tốt nhất.

Hiển thị nguồn

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108: “Chứng hôi miệng: Một số điền cần biết”
MSD Manuals: “Hơi thở hôi – Rối loạn Nha Khoa”
Cleveland Clinic: “Halitosis (Bad Breath): What It Is, Causes & Treatment”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề bệnh hôi miệng
Bật mí 10 cách chữa hôi miệng tận gốc mà bạn không thể bỏ qua

Bật mí 10 cách chữa hôi miệng tận gốc mà bạn không thể bỏ qua

Hôi miệng là nguyên nhân khiến nhiều người tự ti khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Ở bài viết sau, chúng tôi sẽ chia sẻ những

Ngày 26/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phạm Thị Hạnh
Hơi thở có mùi tanh là bệnh gì? vì sao mùi hồi ngày càng nặng

Hơi thở có mùi tanh là bệnh gì? vì sao mùi hồi ngày càng nặng

Mùi hôi, tanh của hơi thở chính là nguyên nhân khiến cho nhiều người cảm thấy tự ti khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Nếu như

Ngày 22/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Sâu răng hôi miệng do đâu? Cách chữa sâu răng hôi miệng

Sâu răng hôi miệng do đâu? Cách chữa sâu răng hôi miệng

Sâu răng là bệnh lý răng miệng không chỉ gây nên cảm giác đau nhức mà còn để lại mùi hôi khó chịu. Bằng những nguyên liệu có sẵn trong

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Hôi miệng do viêm lợi: Giải pháp khắc phục hiệu quả

Hôi miệng do viêm lợi: Giải pháp khắc phục hiệu quả

Hôi miệng do viêm lợi ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình giao tiếp với mọi người xung quanh và khiến bạn tự ti hơn bao giờ hết. Vậy đâu

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Hỏi đáp: Cao răng nhiều có gây hôi miệng không

Hỏi đáp: Cao răng nhiều có gây hôi miệng không

Cao răng là những mảng cứng, rắn và bám chắc vào thân răng, được vôi hóa bởi hợp chất muối calcium phosphate có trong nước bọt. Chúng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Cách trị hôi miệng cho bé dưới 1 tuổi bố mẹ nên áp dụng

Cách trị hôi miệng cho bé dưới 1 tuổi bố mẹ nên áp dụng

Hôi miệng ở trẻ dưới 1 tuổi thường xảy ra trong thời kỳ ăn dặm hoặc đang mọc răng sữa. Nếu để tình trạng này kéo dài lâu sẽ ảnh hưởng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền