Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Răng như thế nào thì nên niềng, 7 trường hợp phổ biến

Niềng răng là một phương pháp nha khoa thẩm mỹ, giúp cải thiện khớp cắn của hàm răng. Nhờ vậy, chức năng ăn nhai, phát âm… cũng trở nên tốt hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được rõ răng như thế nào thì nên niềng. Ở bài viết sau, chúng tôi sẽ liệt kê chi tiết những trường hợp cần tiến hành nắn chỉnh răng.

1. Niềng răng mang lại lợi ích gì

Phương pháp niềng răng (1) sẽ đem đến cho bạn rất nhiều lợi ích như cải thiện tính thẩm mỹ, ăn nhai tốt hơn, dễ dàng vệ sinh răng miệng, phòng ngừa nhiều bệnh lý răng, nướu, phát âm chuẩn và không phải trồng răng giả.

– Cải thiện tính thẩm mỹ: Một hàm răng sai lệch khớp cắn chắc chắn sẽ khiến cho bạn tự ti. Tuy nhiên, sau khi niềng răng, tình trạng trên sẽ được khắc phục hoàn toàn. Khí cụ niềng sẽ dần thay đổi các răng cho đến khi chúng trở về đúng vị trí trên cung hàm. Nhờ vậy, tính thẩm mỹ của hàm răng sẽ được cải thiện rõ rệt, giúp bạn thêm tự tin khi giao tiếp với mọi người xung quanh.

– Ăn nhai tốt hơn: Một trong những chức năng chính của răng là nhai và nghiền nát thức ăn. Tuy nhiên, chức năng trên sẽ không thể thực hiện được một cách tốt nhất nếu như hàm răng mọc sai lệch. Khi đó, niềng răng chính là giải pháp hoàn hảo để khắc phục tình trạng trên. Răng thẳng hàng, chuẩn khớp cắn sẽ giúp cho lực nhai của hàm răng tốt hơn, giúp nghiền nát thức ăn một cách dễ dàng trước khi đi xuống hệ tiêu hóa.

– Dễ dàng vệ sinh răng miệng: Sau khi chỉnh nha, các răng trên cung hàm sẽ thẳng hàng với nhau. Điều đó giúp cho quá trình vệ sinh răng miệng trở nên thuận lợi hơn. Các cặn thức ăn và mảng bám có thể dễ dàng được loại bỏ ra khỏi kẽ răng.

– Phòng ngừa nhiều bệnh lý răng, nướu: Vệ sinh răng miệng dễ dàng cũng giúp ngăn chặn được sự tích tụ và phát triển của vi khuẩn gây hại trong khoang miệng. Nhờ vậy, bạn có thể tránh được nhiều bệnh lý về răng, nướu như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu, viêm tủy răng…

– Phát âm chuẩn: Về bản chất, giọng nói của chúng ta bị chi phối rất nhiều bởi răng, môi và lưỡi. Nếu như hàm răng của bạn đều đặn, âm thanh phát ra cũng chuẩn và rõ ràng hơn.

– Không phải trồng răng giả: Trong một số trường hợp, niềng răng cũng có thể giúp bạn đóng khoảng trống trên cung hàm do mất răng gây ra mà không cần trồng răng giả thay thế. Ví dụ như trường hợp mất răng số 7 kéo răng khôn thay thế, kéo răng số 8 và số 7 ra trước khi bị mất răng số 6

Niềng răng giúp cải thiện tính thẩm mỹ của hàm răng

Phương pháp niềng răng giúp cải thiện tính thẩm mỹ của toàn bộ hàm răng

2. Răng như thế nào thì nên niềng

Bạn nên tiến hành niềng răng (2) trong những trường hợp sau: răng khấp khểnh, hô, móm, thưa, khớp cắn hở, khớp cắn sâu hoặc kéo khoảng mất răng.

2.1. Răng khấp khểnh

Răng khấp khểnh là tình trạng các răng mọc không đúng vị trí, thậm chí chen chúc nhau ở trên cung hàm. Có trường hợp các răng còn mọc chồng chéo lên nhau, cái thò ra cái thụt vào và làm cho tổng thể hàm răng rất mất thẩm mỹ.

Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng răng khấp khểnh là di truyền, mất răng sữa quá sớm, chấn thương… Khi răng mọc khấp khểnh, chức năng ăn nhai, quá trình vệ sinh răng miệng và khả năng phát âm đều trở nên khó khăn nên cần được khắc phục sớm.

2.2. Răng hô

Răng hô là tình trạng răng ở hàm trên chìa ra bên ngoài khá nhiều so với hàm dưới, khiến cho bạn không thể khép môi được hoặc môi bị nhô ra trước. Hiểu theo cách đơn giản, răng hô chính là một dạng sai lệch khớp cắn, làm mất đi sự tương quan giữa hai hàm.

Tình trạng trên thường xảy ra khi tỉ lệ răng và xương hàm không tương thích, thói quen ngậm ti giả, di truyền… Đặc biệt, răng hô thường đi kèm với cười hở lợi, làm cho hàm răng bị mất thẩm mỹ và diện mạo khuôn mặt thiếu cân đối.

2.3. Răng như thế nào thì nên niềng – Răng móm

Tương tự như răng hô, răng móm cũng là một tình trạng sai lệch khớp cắn khá phổ biến. Điểm khác biệt ở đây là răng cửa hàm dưới bị đưa ra phía trước so với răng cửa hàm trên.

Răng móm có thể xảy ra ngay từ khi rất nhỏ đối với răng sữa. Nếu như không được can thiệp xử lý sớm, tình trạng móm sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi trưởng thành. Điều đó chắc chắn ảnh hưởng rất nhiều đến tính thẩm mỹ, quá trình ăn nhai, phát âm cũng như gây khó khăn cho quá trình điều trị về sau.

Răng như thế nào thì nên niềng

Người răng móm nên tiến hành niềng răng càng sớm càng tốt

2.4. Răng thưa

Răng thưa xảy ra khi các răng mọc liền kề trên cung hàm nhưng không khít sát với nhau. Chúng tạo thành những kẽ hở khá lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho cặn thức ăn giắt lại trong quá trình ăn nhai hàng ngày. Từ đó, vi khuẩn gây hại sẽ có nơi cực kỳ lý tưởng để trú ngụ và phát triển.

Không chỉ vậy, nếu như răng thưa thuộc nhóm răng cửa thì sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến diện mạo của hàm răng. Răng thưa sẽ tạo nên khiếm khuyết của hàm răng, khiến cho bạn mất đi sự tự tin khi giao tiếp, cười đùa… với mọi người xung quanh.

2.5. Khớp cắn hở

Khớp cắn hở xảy ra khi các răng cửa hoặc răng hàm không chạm được vào nhau dù hàm đã đóng lại hoàn toàn. Thậm chí, khi hàm ở trạng thái nghỉ, bạn còn có thể nhìn thấy cả lưỡi ở bên trong.

Tình trạng khớp cắn hở có thể xảy ra do nhiều yếu tố khác nhau nhưng phổ biến nhất là di truyền, thói quen đẩy lưỡi, ngậm núm vú, mút tay… Nếu như không khắc phục sớm, cắn hở có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến răng miệng cũng như chức năng ăn nhai và phát âm.

Niềng răng cho trường hợp khớp cắn hở

Niềng răng cho trường hợp bị khớp cắn hở

2.6. Răng như thế nào thì nên tiến hành niềng – Khớp cắn sâu

Khớp cắn sâu cũng là một dạng sai lệch khớp cắn, gây ra sự mất cân bằng giữa hai cung hàm trên và dưới. Đối với trường hợp trên, răng hàm trên sẽ bao phủ lên răng hàm dưới trên 4mm. Khi đó, răng hàm dưới sẽ bị khuất phía sau hàm trên. Mức độ cắn sâu càng lớn thì việc điều trị sẽ càng trở nên phức tạp.

Không chỉ làm mất đi tính thẩm mỹ và suy giảm chức năng của hàm răng, khớp cắn sâu còn có thể làm tổn thương nướu, tăng nguy cơ mắc viêm nướu, viêm nha chu… Ngoài ra, nếu không điều trị, bạn còn dễ bị loạn năng khớp thái dương hàm, gây đau nhức dai dẳng, cứng khớp…

2.7. Kéo khoảng mất răng

Trong trường hợp bị mất răng, bạn cũng có thể tiến hành chỉnh nha để kéo răng, giúp lấp đầy khoảng trống trên cung hàm. Ví dụ như:

– Mất răng số 7: Niềng răng để kéo răng số 8 thay thế.

– Mất răng số 6: Niềng răng kéo răng số 7 và 8 ra trước để đóng kín khoảng trống.

– Mất răng số 4 hoặc 5: Niềng răng kéo nhóm răng phía trước thay thế để giảm hô.

3. Răng như thế nào thì không niềng được

Phương pháp niềng răng không phù hợp với những trường hợp sau:

– Mắc bệnh viêm nha chu ở mức độ nặng, các mô nâng đỡ xung quanh răng đã bị phá hủy nghiêm trọng.

– Xương hàm, chân răng quá yếu.

– Người mắc bệnh tiểu đường, tim mạch nặng, ung thư… bởi khả năng chống lây nhiễm rất kém nên dễ gây nhiễm trùng nặng.

– Sai lệch khớp cắn hai hàm do cấu trúc xương.

Viêm nha chu nặng không thể chỉnh nha

Viêm nha chu nặng không thể tiến hành chỉnh nha

4. Quy trình niềng răng gồm có các bước nào

Quy trình niềng răng được tiến hành theo các bước như sau:

– Bước 1: Bác sĩ nha khoa kiểm tra răng, nướu một cách tổng quát. Đồng thời, bạn cần chụp X-quang răng để bác sĩ đánh giá chính xác mức độ sai lệch của răng. Căn cứ theo kết quả kiểm tra và chụp phim, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ niềng tối ưu. Riêng với những người mắc bệnh như sâu răng, viêm nướu… bác sĩ cần điều trị trước khi niềng.

– Bước 2: Bác sĩ lấy dấu hàm để lưu hàm trước khi chỉnh nha. Sau đó, bác sĩ đặt thun tách kẽ nhằm tạo khoảng trống giữa hai răng để gắn khâu. Trong trường hợp bạn niềng răng bằng khay trong suốt, dữ liệu dấu hàm sẽ được chuyển tới bộ phận thiết kế để tạo khay niềng phù hợp.

– Bước 3: Bác sĩ gắn khâu, mắc cài lên răng và đi dây cung, buộc chun… Với khay niềng trong suốt, trước khi lắp khay lên hàm, bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ xem khay có bị móp, sắc cạnh… hay không. Sau đó, bác sĩ mới hướng dẫn cách sử dụng khay tại nhà.

– Bước 4: Bạn tới nha khoa định kỳ khoảng 3 – 4 tuần/lần với niềng mắc cài và 1 – 2 tháng/lần với khay trong để bác sĩ thực hiện liệu trình niềng răng.

– Bước 5: Sau khi đeo niềng khoảng 12 – 24 tháng, bạn có thể tháo khí cụ nếu các răng đã tới đúng vị trí. Tuy nhiên, sau đó, bạn vẫn cần đeo hàm duy trì để đảm bảo hiệu quả của ca niềng.

5. Cách chăm sóc khi niềng răng

Trong quá trình niềng răng (3), bạn cần chăm sóc tại nhà cẩn thận để đảm bảo đạt được hiệu quả tốt nhất cũng như ngăn chặn biến chứng nguy hiểm xảy ra. Cụ thể như sau:

– Dùng bàn chải lông mềm và kem đánh răng chuyên dụng để chải răng 2 – 3 lần/ngày.

– Sử dụng thêm bàn chải kẽ và chỉ nha khoa nhằm làm sạch kẽ răng, ngăn chặn vi khuẩn gây hại phát triển.

– Dùng nước súc miệng đều đặn 2 – 3 lần/ngày để tăng hiệu quả vệ sinh răng miệng.

– Ưu tiên ăn những loại thực phẩm ở dạng mềm khi bị đau nhức trong quá trình niềng răng.

– Tránh ăn nhai những thực phẩm cứng, rắn bởi chúng có thể làm hỏng mắc cài, bung tuột dây cung…

– Không nên ăn nhiều đồ ngọt vì chúng có chứa rất nhiều đường, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại phát triển trong khoang miệng.

– Vệ sinh khay niềng cẩn thận hàng ngày để tránh tình trạng vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào khoang miệng.

– Đeo khay niềng đủ 22 giờ/ngày nếu như niềng răng bằng khay trong suốt.

– Tới nha khoa thăm khám răng miệng định kỳ theo đúng liệu trình chỉnh nha của bác sĩ.

– Đến gặp bác sĩ để cắt dây cung thừa, tránh tình trạng chúng làm tổn thương niêm mạc miệng.

Người niềng răng nên sử dụng thêm bàn chải kẽ

Người niềng răng nên sử dụng thêm bàn chải kẽ để làm sạch răng miệng

Với những thông tin mà Nha Khoa Paris đã chia sẻ ở trong phần trên, chắc hẳn các bạn đều đã giải đáp được thắc mắc “răng như thế nào thì nên niềng”. Tóm lại, nếu như bạn gặp phải tình trạng sai lệch khớp cắn thì hãy nhanh chóng tới nha khoa để chỉnh nha sớm, tránh gây ảnh hưởng nhiều tới răng miệng và sức khỏe.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề câu hỏi niềng răng
Sụt cân sau khi niềng răng có sao không, cách khắc phục

Sụt cân sau khi niềng răng có sao không, cách khắc phục

Niềng răng là một kỹ thuật trong nha khoa nhằm nắn chỉnh các răng mọc sai lệch trở về đúng vị trí. Tuy nhiên, rất nhiều người còn lo

Ngày 04/03/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Dây thun niềng răng có tác dụng gì? Các loại dây thun hiện nay

Dây thun niềng răng có tác dụng gì? Các loại dây thun hiện nay

Dây thun niềng răng được sử dụng để tạo lực kéo cần thiết để di chuyển răng và đạt được kết quả niềng răng mong muốn. Vậy dây thun

Ngày 19/02/2024 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Tổng hợp những tác hại của niềng răng mà bạn nên biết

Tổng hợp những tác hại của niềng răng mà bạn nên biết

Niềng răng được xem là một giải pháp nha khoa hoàn hảo để khắc phục tình trạng sai lệch khớp cắn. Tuy nhiên, nếu không được thực hiện

Ngày 15/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phạm Thị Hạnh
Các loại niềng răng phổ biến hiện nay có thể bạn chưa biết

Các loại niềng răng phổ biến hiện nay có thể bạn chưa biết

Niềng răng là giải pháp được rất nhiều người lựa chọn để khắc phục tình trạng răng thưa, mọc chen chúc, hô, móm… Ở bài viết sau, chúng

Ngày 27/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
20 Tuổi niềng răng bao lâu mới xong? Bác sĩ nha khoa tư vấn

20 Tuổi niềng răng bao lâu mới xong? Bác sĩ nha khoa tư vấn

Được giải đáp bởi Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ  – Nha Khoa

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Niềng răng có tốt không? Những lợi ích khi niềng răng

Niềng răng có tốt không? Những lợi ích khi niềng răng

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha phổ biến giúp bạn có hàm răng đẹp, tự tin trong giao tiếp hàng ngày. Quá trình niềng răng tốn nhiều

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh