Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Tư vấn: Có nên nhổ răng khểnh không? | Nha khoa Paris

Răng khểnh là chiếc răng tạo nét duyên và ấn tượng cho người sở hữu. Tuy nhiên, chiếc răng này đôi khi mang lại không ít phiền toái cho người “sử dụng”. Vậy có nên nhổ răng khểnh không? Nhổ răng khểnh có gây đau đớn và nguy hiểm gì không? Nếu bạn đang băn khoăn về vấn đề này, đừng bỏ lỡ nội dung bài viết dưới đây!

1. Có nên nhổ răng khểnh không?

Răng khểnh chính là chiếc răng số 3 (răng nanh) mọc không đúng chỗ, mọc lệch ra phía ngoài. Tùy vào thế mọc của răng, các đường nét trên khuôn mặt từng người thì quyết định có nên nhổ răng khểnh không cũng khác nhau.

1.1 Xét về khả năng gây bệnh lý răng miệng

Với kiểu răng khểnh mọc không đúng chỗ, mọc lệch, mọc xiên vẹo thì bác sĩ luôn khuyên khách hàng nên nhổ bỏ răng khểnh.

Bởi dưới góc nhìn của bác sĩ, những chiếc răng mọc sai hướng như vậy sẽ luôn tiềm ẩn rủi ro gây sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu,….

có nên nhổ răng khểnh không

Hoặc trong một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ cũng sẽ yêu cầu khách hàng buộc phải loại bỏ răng khểnh, ví dụ:

Răng gặp phải các bệnh lý không thể điều trị như sâu răng nặng, viêm tủy,… bởi nếu không nhổ mà để lâu ngày các răng này cũng sẽ tự rụng, thậm chí làm lây lan nhiễm trùng cho các răng khác

Răng mọc sai lệch quá nhiều, gây mất cân đối cung hàm, ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Thậm chí, răng khểnh xuất hiện ở cả 2 bên và trồi lên quá cao còn khiến gương mặt trở nên dữ tướng…

Còn thực tế, dưới góc nhìn của khách hàng, nếu chiếc răng khểnh chưa gây ra bệnh lý gì nguy hiểm thì khách hàng cũng thường “ngại” tới nha khoa xử lý.

Tuy nhiên tốt nhất bạn vẫn nên tới gặp bác sĩ. Sau khi nghe tư vấn về các rủi ro, tỷ lệ gặp bệnh lý răng miệng thì bạn có thể tự cân đối với khả năng xử lý của bản thân tại nhà, sau đó ra quyết định có nên nhổ răng khểnh không.

1.2 Xét về tính thẩm mỹ

Với từng khuôn mặt, từng vóc dáng cơ thể mà chiếc răng khểnh sẽ tạo cho chủ sở hữu những nét duyên dáng hoặc phá tướng khác nhau.

Có những người nếu giữ lại răng khểnh thì trở nên rất đẹp, duyên dáng và đáng yêu. Từ đó họ gặp nhiều may mắn trong cuộc sống, sự nghiệp hay công việc đều có xu hướng phát triển thuận lợi & ít khó khăn.

á hậu huyền my nhổ răng khểnh

Nhưng cũng có những người giữ lại răng khểnh thì trở nên thô kệch, xấu xí. Họ sẽ luôn gặp nhiều trắc trở, bất lợi trong các mối quan hệ làm ăn hay tình cảm.

Một trường hợp thực tế điển hình chính là cô á hậu Huyền My, ngay sau khi đăng quang cô đã thực hiện nhổ bỏ chiếc răng khểnh của mình.

Dù rằng bạn có thể thấy trông cô vẫn rất xinh và duyên dáng nếu có chiếc răng khểnh. Tuy nhiên có thể do cô đã nhận thấy được nhiều bất lợi về sức khỏe mà răng khểnh có thể đem lại nên đã ra quyết định nhổ bỏ.

2. Quy trình nhổ răng khểnh như thế nào?

Nhổ răng khểnh có quy trình gần tương tự với nhổ các răng khác trên cung hàm. Bạn có thể xem chi tiết dưới đây:

Bước 1: Thăm khám, tư vấn

Đầu tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra xem thế mọc của răng khểnh ra sao, có bị lệch lạc quá nhiều hay không.

Tiếp đó sẽ đánh giá tổng quan sự phù hợp của răng khểnh với khuôn mặt khách hàng. Kết hợp với đánh giá tỷ lệ phát sinh bệnh lý nếu giữ răng khểnh rồi tư vấn cho khách hàng có nên nhổ răng khểnh không.

Nếu khách hàng đồng ý nhổ răng khểnh mọc không đúng chỗ, bác sĩ sẽ tư vấn tiếp những dịch vụ cần thiết sau đó như trồng răng hay chỉnh nha.

Bước 2: Gây tê

Sau khi đã hoàn thành các thủ tục cần thiết, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh & vô trùng khu vực xung quanh răng khểnh. Tiếp đó sẽ tiến hành gây tê bằng thuốc chuyên dụng cho khách hàng.

Bước 3: Nới lỏng chân răng

Trước khi nhổ răng, chiếc răng khểnh sẽ được nới lỏng khỏi ổ răng bằng các dụng cụ nha khoa. Việc nới lỏng chân răng rất quan trọng, bước này có tác dụng tách các mạch máu và sợi thần kinh ra khỏi tủy răng, đảm bảo việc nhổ răng an toàn, không chảy nhiều máu và không gây biến chứng.

Nhổ răng khểnh hàm trên

Răng khểnh có phần chân dài nhất trong cung hàm. Do đó, khi thực hiện kỹ thuật này đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề, nhằm tránh những sai sót phát sinh có thể xảy ra.

Bước 4: Nhổ răng

Đây là bước quan trọng nhất, được thực hiện sau khi chân răng đã được làm lỏng. Quá trình “rút” chiếc răng ra rất nhanh, chỉ trong khoảng chưa đầy 1 phút.

Bước 5: Cầm máu & kết thúc dịch vụ

Khi chiếc răng đã được nhổ xong, nha sĩ sẽ đặt một miếng gạc vào ổ huyệt răng nhằm tạo áp lực để cầm máu.

Sau khi hoàn tất quy trình nhổ răng khểnh không đúng chỗ, nha sĩ sẽ kê đơn thuốc và dặn dò bệnh nhân những vấn đề cần lưu ý sau khi nhổ răng.

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

tư vấn bọc răng sứ trả góp

3. Nhổ răng khểnh có đau không?

Giống như nhổ các răng khác, nhổ răng khểnh không quá đau bởi bệnh nhân sẽ được hỗ trợ tiêm thuốc tê và thuốc giảm đau.

Gây tê là thao tác bắt buộc trong thủ thuật nhổ răng. Sau khi loại bỏ răng thành công, nếu cảm giác đau của khách hàng vượt quá ngưỡng chịu đựng, bác sĩ sẽ kê thêm thuốc để khách hàng cảm thấy dễ chịu hơn.

nhổ răng khểnh có đau không

Theo các bác sĩ, tâm lý của khách hàng cũng ảnh hưởng nhiều đến mức độ đau trong khi nhổ răng. Do đó, bạn nên giữ cho mình một tinh thần thoải mái trước khi tiến hành tiểu phẫu.

Để giảm thiểu tối đa cảm giác đau đớn, bệnh nhân cũng cần tuân thủ các nguyên tắc sau khi nhổ răng như: vệ sinh khoang miệng bằng nước muối sinh lý, ăn đồ ăn mềm, không dùng đồ ăn cay nóng,… Làm như vậy, mô nướu sẽ nhanh lành hơn, đồng thời hạn chế hiện tượng nhiễm trùng sau nhổ răng.

4. Nhổ răng khểnh có nguy hiểm không? Có tác hại gì không?

Nhổ răng khểnh được coi là thủ thuật tiểu phẫu đơn giản, không phức tạp và không nguy hiểm. Do răng khểnh ở vị trí dễ tiếp cận, cấu trúc chỉ có 1 chân và không nằm gần các dây thần kinh nên quá trình loại bỏ tương đối an toàn.

nhổ răng khểnh có nguy hiểm không

Tuy nhiên chiếc răng nào trên cung hàm cũng sẽ có vai trò quan trọng nhất định, do vậy sau khi nhổ răng khểnh thì bắt buộc bạn phải trồng lại răng hoặc chỉnh nha

Nếu cứ giữ nguyên khoảng trống do răng khểnh để lại, thực phẩm sẽ dễ mắc kẹt lại và gây sâu răng. Lâu ngày thì xương ở khu vực thiếu răng sẽ dần bị tiêu biến, từ đó làm các răng bên cạnh bị xô lệch.

5. Chi phí nhổ răng khểnh bao nhiêu tiền?

Răng khểnh chỉ có 1 chân, khi nhổ không cần rạch nướu nên chi phí sẽ thấp hơn so với răng khôn hay răng hàm.

Nhổ một răng khểnh thông thường có mức giá dao động 500.000 – 700.000 đồng, tùy vào vị trí mọc và tình trạng răng cụ thể.

Bên cạnh đó, các địa chỉ nha khoa khác nhau mức giá nhổ răng khểnh có thể chênh lệch, căn cứ trên chất lượng dịch vụ, quy trình thăm khám, vật tư y tế cũng như công nghệ nhổ răng,...

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

3.799 lượt đăng ký

6. Vài lưu ý sau khi nhổ răng khểnh

Nhổ răng khểnh là tiểu phẫu đơn giản, không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn cần chú ý một vài điểm như sau:

Khi thuốc tê gần hết tác dụng, bạn cần thuốc giảm đau theo kê đơn của bác sĩ

Thay miếng gạc khi gạc bị ướt nhiều.

Súc miệng nhẹ nhàng tránh làm bong cục máu đông

Tránh các hành động như: hút thuốc, sử dụng lực hít mạnh… giúp vết thương mau lành.

Rửa vết thương bằng nước muối y tế nhẹ nhàng trong tuần đầu tiên.

Ăn thức ăn mềm và lỏng, không dùng ống hút trong 24 – 48 giờ.

Tái khám đúng lịch hẹn để kiểm tra răng miệng và xử lý vấn đề phát sinh nếu có

Trên đây là những thông tin bạn cần biết về vấn đề nhổ răng khểnh. Để được nhổ răng không đau, không biến chứng thì Nha khoa Paris sẽ là điểm đến lý tưởng dành cho bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề nhổ răng khểnh
Răng khểnh trong tướng số là dấu hiệu của người sướng hay khổ?

Răng khểnh trong tướng số là dấu hiệu của người sướng hay khổ?

Răng khểnh trong tướng số có phải là điềm báo cho người có số phận sung sướng hay khổ cực hay không? Nếu muốn sở hữu răng khểnh thì

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Răng khểnh có nên niềng không? Tìm hiểu ngay trước khi quyết định

Răng khểnh có nên niềng không? Tìm hiểu ngay trước khi quyết định

Răng khểnh có nên niềng không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Để có hàm răng đều, khớp cắn chuẩn, cải thiện chức năng ăn nhai

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Răng khểnh là gì? Ý nghĩa của răng khểnh trong phong thủy

Răng khểnh là gì? Ý nghĩa của răng khểnh trong phong thủy

Răng khểnh được xem là nét đẹp tạo nên nụ cười duyên dáng trên gương mặt theo quan niệm của người Á Đông. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Niềng răng khấp khểnh: Bao lâu đạt kết quả mong đợi?

Niềng răng khấp khểnh: Bao lâu đạt kết quả mong đợi?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Có nên mài răng khểnh không? Chi phí bao nhiêu

Có nên mài răng khểnh không? Chi phí bao nhiêu

Không phải tất cả những người có răng khểnh đều tự hào về chiếc răng này bởi chúng gây mất thẩm mỹ và hàng loạt các phiền toái khác cho

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Bọc răng sứ cho răng khấp khểnh có được không? Chi phí là bao nhiêu?

Bọc răng sứ cho răng khấp khểnh có được không? Chi phí là bao nhiêu?

Bọc răng sứ cho răng khấp khểnh sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian so với phương pháp niềng răng. Thông thường, bạn chỉ mất khoảng 2

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map