Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Bé bị rộp trắng trong miệng là bị bệnh gì? Biện pháp ngăn ngừa

Bé bị rộp trắng trong miệng là hiện tượng làm cho rất nhiều cha mẹ cảm thấy lo lắng. Bởi chúng không chỉ khiến bé cảm thấy đau nhức, khó chịu mà còn ảnh hưởng đến quá trình ăn uống hàng ngày. Vậy rộp trắng trong miệng là bị bệnh gì, có gây ảnh hưởng gì hay không?

1. Bé bị rộp trắng trong miệng là bị bệnh gì

Hiện tượng rộp trắng trong miệng khả năng cao là dấu hiệu cảnh báo trẻ đã bị mắc bệnh tưa lưỡi hay còn gọi là nấm miệng. Đây là một dạng bệnh nhiễm khuẩn khá phổ biến ở trẻ nhỏ do nấm Candida gây ra.

Các mảng trắng có thể xuất hiện ở lưỡi hoặc các bộ phận khác trong khoang miệng như má trong, nướu… Thậm chí, nếu không được xử lý sớm, chúng còn có thể lan đến cả amidan và cổ họng.

Mảng rộp trắng trong miệng thường đi kèm với tình trạng đau nhức và mất vị giác. Điều đó khiến cho trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc ăn uống hàng ngày.

Bé bị rộp trắng ở trong miệng

Rộp trắng ở trong miệng của trẻ

2. Nguyên nhân gây ra những vết rộp trắng trong miệng của trẻ

Bé bị rộp trắng ở trong miệng có thể xảy ra do những nguyên nhân sau: nhiễm nấm Candida, suy dinh dưỡng, khô miệng, sử dụng kháng sinh, dùng corticosteroid ở dạng hít, dùng núm vú giả nhưng không vệ sinh thường xuyên hoặc lây nhiễm bệnh từ mẹ.

2.1. Nhiễm nấm Candida

Nguyên nhân trực tiếp gây ra những vết rộp trắng ở trong miệng của trẻ là nấm Candida. Khi xâm nhập vào trong cơ thể, chúng sẽ ký sinh nhiều ở khoang miệng và cổ họng.

Ở điều kiện bình thường, nấm Candida sẽ không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Tuy nhiên, nếu như hệ vi sinh bị mất đi sự cân bằng, nấm sẽ phát triển ngoài tầm kiểm soát. Khi đó, chúng sẽ khiến cho trẻ bị nấm miệng và dẫn đến hình thành các mảng rộp màu trắng trong miệng.

2.2. Suy dinh dưỡng

Với những trẻ bị suy dinh dưỡng, hệ miễn dịch sẽ bị suy yếu đi đáng kể. Tuy nhiên, đây lại là hệ thống bảo vệ cơ thể trước những tác nhân gây hại, trong đó có nấm. Vì vậy, những trẻ bị suy dinh dưỡng sẽ tạo điều kiện cực kỳ thuận lợi cho nấm Candida phát triển nhanh chóng và gây nấm miệng.

Trẻ suy dinh dưỡng dễ bị nấm miệng

Trẻ suy dinh dưỡng dễ bị nấm miệng

2.3. Khô miệng

Khô miệng sẽ làm tăng nguy cơ hình thành mảng bám trên bề mặt răng. Trong khi đó, những mảng bám lại là nơi trú ngụ vô cùng lý tưởng của nấm gây bệnh. Nấm sẽ phát triển với tốc độ chóng mặt, tấn công vào niêm mạc miệng và gây ra những vết rộp.

2.4. Sử dụng kháng sinh

Việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài cũng khiến cho trẻ có nguy cơ bị tưa lưỡi và có mảng rộp trắng ở miệng. Nguyên nhân là do các hoạt chất trong thuốc kháng sinh không chỉ tiêu diệt các hại khuẩn mà còn cả vi khuẩn có lợi trong miệng.

Nếu như trẻ uống quá nhiều thuốc kháng sinh, hệ vi sinh, vi nấm sẽ bị mất đi sự cân bằng. Khi đó, nấm Candida sẽ phát triển quá mức và khiến trẻ bị nhiễm nấm.

2.5. Dùng corticosteroid ở dạng hít

Thuốc corticosteroid ở dạng hít thường được sử dụng để điều trị bệnh hen phế quản. Trong trường hợp trẻ không súc miệng lại bằng nước sau mỗi lần sử dụng, thuốc sẽ bị đọng lại ở trong khoang miệng. Khi đó, thuốc có thể gây kích ứng niêm mạc miệng và dẫn tới tình trạng nhiễm nấm.

2.6. Dùng núm vú giả nhưng không vệ sinh thường xuyên

Cho trẻ ngậm núm vú giả được nhiều mẹ áp dụng để các bé dễ đi vào giấc ngủ hơn. Tuy nhiên, nếu cha mẹ không vệ sinh núm vú giả thường xuyên, nguy cơ bị nhiễm nấm miệng ở trẻ cũng rất cao.

Núm vú giả không được vệ sinh cũng gây nấm miệng

Núm vú giả không được vệ sinh cũng gây nấm miệng

2.7. Lây bệnh từ mẹ

Bên cạnh những nguyên nhân mà chúng tôi chia sẻ ở trong phần trên, trẻ cũng có thể bị rộp trắng trong miệng do lây nhiễm nấm từ mẹ. Khi mẹ bị nhiễm nấm Candida ở núm vú, nếu trẻ bú sữa, nấm sẽ xâm nhập trực tiếp vào trong khoang miệng. Dần dần, chúng sẽ tấn công niêm mạc miệng và gây nấm miệng.

3. Bé bị rộp trắng ở trong miệng có ảnh hưởng gì không

Hiện tượng rộp trắng trong miệng của trẻ do nhiễm nấm thường không gây ra biến chứng nguy hiểm. Nhưng chúng lại làm cho trẻ có cảm giác khó chịu và đau nhức. Điều đó khiến trẻ quấy khóc và chán ăn.

Tuy nhiên, nếu như trẻ gặp phải hiện tượng trên thì các mẹ cũng không cần phải quá lo lắng. Bởi chỉ sau một khoảng thời gian ngắn điều trị, bệnh sẽ khỏi hoàn toàn mà không để lại biến chứng cho cơ thể của trẻ.

Còn đối với trường hợp cha mẹ chủ quan, không điều trị cho trẻ, bệnh nấm miệng chắc chắn sẽ không thể tự khỏi. Khi đó, vi nấm sẽ lan rộng với các bộ phận khác và gây viêm phế quản, viêm phổi… Chính vì vậy, ngay khi phát hiện khoang miệng của trẻ bị rộp trắng, cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ tới gặp bác sĩ để được điều trị sớm.

4. Biện pháp ngăn ngừa rộp trắng trong miệng của trẻ

Để ngăn chặn hiện tượng rộp trắng ở khoang miệng của trẻ, cha mẹ nên:

– Vệ sinh khoang miệng của trẻ sạch sẽ 2 lần/ngày.

– Làm sạch và tiệt trùng bình sữa, núm vú giả của trẻ thường xuyên.

– Cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh theo đúng đơn thuốc của bác sĩ.

– Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho trẻ qua chế độ ăn uống hàng ngày.

– Cho trẻ súc miệng sau khi dùng corticosteroid ở dạng hít rồi nhổ ra ngoài.

– Không cho trẻ dùng chung núm vú giả, thìa, bình sữa… với những trẻ khác để tránh nguy cơ lây bệnh.

Trẻ cần được vệ sinh khoang miệng hàng ngày

Trẻ cần được vệ sinh khoang miệng hàng ngày

Mong rằng bài biết trên đây của Nha Khoa Paris đã giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về hiện tượng bé bị rộp trắng trong miệng. Mặc dù đây không phải là một bệnh lý nguy hiểm nhưng các mẹ tuyệt đối không được chủ quan. Bởi thời gian càng lâu thì bệnh càng nghiêm trọng, gây ra những cơn đau nhức dai dẳng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Bé bị rộp trắng trong miệng
Điểm danh top 15 loại thuốc sức nhiệt miệng được tin dùng

Điểm danh top 15 loại thuốc sức nhiệt miệng được tin dùng

Nhiệt miệng không chỉ xuất hiện ở người lớn mà còn gặp ở trẻ em. Có nhiều cách trị nhiệt miệng, trong đó sử dụng các loại thuốc sức

Ngày 19/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Giải đáp: Thuốc bôi nhiệt miệng nuốt có sao không

Giải đáp: Thuốc bôi nhiệt miệng nuốt có sao không

Nhiệt miệng là tình trạng các niêm mạc miệng bị tổn thương, dẫn đến viêm nhiễm, hình thành các vết loét ở trong miệng và kèm theo các

Ngày 06/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Tại sao bị nhiệt miệng liên tục? Cách phòng tránh hiệu quả

Tại sao bị nhiệt miệng liên tục? Cách phòng tránh hiệu quả

Nhiệt miệng là tình trạng phổ biến và dễ gặp ở mọi lứa tuổi. Tại các vùng mô mềm trong miệng như má trong, môi, nướu xuất hiện các vết

Ngày 28/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Giải đáp: Viên uống C sủi bọt có chữa được nhiệt miệng không

Giải đáp: Viên uống C sủi bọt có chữa được nhiệt miệng không

Uống C sủi được nhiều người áp dụng để cải thiện các vết nhiệt miệng ngay tại nhà. Vậy viên uống C sủi bọt có chữa được nhiệt miệng

Ngày 27/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Những cách trị nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả

Những cách trị nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả

Nhiệt miệng là tình trạng xảy ra ở niêm mạc miệng, lưỡi, môi, nướu và có thể xuất hiện ở cả trẻ em và người lớn. Nhiệt miệng ở trẻ sơ

Ngày 22/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày tại nhà – An toàn, hiệu quả

Cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày tại nhà – An toàn, hiệu quả

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thu Hằng – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia niềng răng khay

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam