Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Nên nhổ răng hàm dưới khi nào? Có nguy hiểm không?

Răng hàm dưới có vai trò rất quan trọng trong cung hàm. Chính vì vậy, nhổ răng hàm dưới ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nhai, nghiền nát thức ăn. Thêm vào đó, việc nhổ răng hàm để lại nhiều ảnh hưởng xấu như tiêu xương, tụt nướu, xô lệch răng khác,… Vậy khi nào bắt buộc phải nhổ răng hàm dưới và nhổ răng hàm dưới có nguy hiểm không?

1/ Khi nào bắt buộc phải nhổ răng hàm dưới?

Do nhổ răng hàm dưới gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và gây tác hại xấu đối với sức khỏe răng miệng sau này nên trước khi nhổ, bạn cần phải được bác sĩ thăm khám để đưa ra chỉ định cụ thể.

Nguyên tắc bảo tồn răng hàm là điều đầu tiên mà bất kỳ bác sĩ nào cần làm. Chỉ các trường hợp không thể điều trị để giữ răng thì bác sĩ mới chỉ định nhổ răng hàm dưới.

Theo các chuyên gia, các trường hợp nhổ răng hàm dưới bao gồm:

+ Răng bị sâu răng, viêm tủy răng quá nặng. Vi khuẩn gây viêm nhiễm lan rộng xuống chân răng hàm gây áp xe. Lúc này các phương pháp điều trị để bảo tồn răng không có hiệu quả, nếu giữ răng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh.

+ Nhổ răng hàm dưới là do răng khôn mọc ngầm, mọc lệch

2/ Nhổ răng hàm dưới có nguy hiểm không?

Nhổ răng hàm dưới thực chất là ca tiểu phẫu nhỏ nhằm nhổ bỏ răng hỏng ra khỏi hàm. Nếu không hiểu rõ vấn đề cũng như phương pháp điều trị bạn sẽ lo lắng rằng nhổ răng hàm dưới có nguy hiểm không, có ảnh hưởng không?

Nhổ răng hàm dưới có nguy hiểm không

Nhổ răng hàm dưới có nguy hiểm không

Nhổ răng nguy hiểm hay không phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề của các sĩ, cơ sở vật chất tại cơ sở nha khoa và phương pháp điều trị.

Trước kia, các bác sĩ nhổ răng hàm dưới bằng phương pháp truyền thống, sử dụng dụng cụ nha khoa để cạy nướu làm lung lay răng và dùng kìm nhổ răng ra ngoài. Việc thực hiện các kỹ thuật thủ công rất dễ dẫn tới tình trạng vết thương lớn, nhổ sót chân răng xảy ra các biến chứng khó lường.

Bên cạnh đó, nếu không sử dụng các thiết bị để xác định chân răng, hình dáng răng, các bác sĩ sẽ phải tự đoán tình hình để nhổ răng. Như vậy rất nguy hiểm vì có thể gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh gây biến dạng khuôn mặt dẫn đến các hậu quả xấu khác.

Thế nhưng, với sự phát triển triển của công nghệ, ngày nay ngành nha khoa đi lên một tầm cao mới. Việc nhổ răng hàm dưới có nguy hiểm không, không còn là nỗi lo đối với khách hàng. Vậy phương pháp, công nghệ nhỏ răng không gây nguy hiểm là như thế nào?

3/ Phương pháp nhổ răng hàm dưới không đau, không nguy hiểm

Phương pháp nhổ răng không đau, an toàn, không gây biến chứng bằng công nghệ siêu âm Piezotome đã được ứng dụng tại các nha khoa uy tín tại Việt Nam. Trong đó nha khoa Paris là đơn vị đi đầu mang lại kết quả hoàn hảo cho hàng ngàn ca tiểu phẫu răng hàm dưới.

Nhổ răng hàm dưới công nghệ Piezotome

Nhổ răng hàm dưới công nghệ Piezotome

Phương pháp nhổ răng không gây nguy hiểm này có những điểm vượt trội là:

+ Nhổ răng hàm kết hợp công nghệ gây tê hiện đại: Hiện nay thuốc gây tê luôn được kiểm duyệt với chất lượng tốt nhất. Đồng thời ứng dụng công nghệ gây tê hiện đại đa dạng thuốc gây tê như thuốc bôi, xịt, tiêm phù hợp với mọi đối tượng.

+ Nhổ răng hàm dưới kết hợp công nghệ siêu âm Piezotome: Nhờ việc lợi dụng các sóng siêu âm siêu sắc bén tác dụng vào phần mô cứng, không xâm chiếm đến vùng nướu nên khách hàng không hề thấy đau nhức trong quá trình nhổ răng, giúp vết thương lành nhanh chóng.

Ngoài ra, nhổ răng hàm dưới không hề gặp nguy hiểm khi được đáp ứng các yếu tố sau đây:

+ Nhổ răng trong môi trường vô trùng: Để hạn chế tối đa các tình huống nhiễm trùng răng hàm sau khi nhổ, tất cả các dụng cụ đều được khử khuẩn sạch sẽ.

+ Kỹ thuật nhổ răng chuẩn xác: Kỹ thuật nhổ răng được tiến hành theo đúng quy trình, kỹ thuật thành thạo sẽ đảm bảo nhổ răng không đau, vết thương nhành lành đồng thời không gặp biến chứng nguy hiểm.

+ Kết hợp chế độ ăn uống sau nhổ răng: Để răng hàm không gặp biến chứng và nhanh liền vết thương bạn nên có một chế độ ăn khoa học, tránh ăn đồ quá cứng, quá nóng và quá lạnh,… Kết hợp súc miệng bằng dung dịch nước muối để vệ sinh răng miệng tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề nhổ răng hàm
Nhổ răng hàm: Trường hợp nào cần nhổ và lưu ý quan trọng

Nhổ răng hàm: Trường hợp nào cần nhổ và lưu ý quan trọng

Nhổ răng hàm là một ca tiểu phẫu trong nha kha giúp loại bỏ hoàn toàn chiếc răng đang có vấn đề ra khỏi hàm. Đó có thể là những chiếc

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Nhổ răng hàm có nguy hiểm không – 3 Lưu ý khi nhổ răng hàm

Nhổ răng hàm có nguy hiểm không – 3 Lưu ý khi nhổ răng hàm

Nhổ răng hàm hoàn toàn không nguy hiểm gì đối với sức khỏe của bạn nếu như thực hiện tại địa chỉ uy tín. Hơn thế, quá trình thực hiện

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Nhổ răng hàm có ảnh hưởng gì không, 4 biến chứng có thể xảy ra

Nhổ răng hàm có ảnh hưởng gì không, 4 biến chứng có thể xảy ra

Nhổ răng hàm có ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của hàm và gây suy giảm nhất định đến sức khỏe răng miệng, đây chính là lời khẳng định

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Nhổ răng hàm không trồng lại có sao không: 7 tác hại cần biết

Nhổ răng hàm không trồng lại có sao không: 7 tác hại cần biết

Nhổ răng hàm không trồng lại sẽ khiến chức năng ăn nhai bị suy giảm, xương hàm tiêu biến, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng… Do

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Tổng hợp các cách nhổ răng hàm bị sâu mà bạn không thể bỏ qua

Tổng hợp các cách nhổ răng hàm bị sâu mà bạn không thể bỏ qua

Để nhổ đi răng hàm bị sâu nặng, bạn có thể dùng chỉ, nước muối ấm hoặc tự nhổ bằng tay. Tuy nhiên, những cách nhổ răng hàm bị sâu tại

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Góc giải đáp: Trẻ 15 tuổi nhổ răng hàm có mọc lại không

Góc giải đáp: Trẻ 15 tuổi nhổ răng hàm có mọc lại không

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Lê Quốc Huy – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia trồng răng Implant,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang