Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Nhổ răng bao lâu tiêu xương, biện pháp phòng tránh hiệu quả

Nhổ răng thường được chỉ định trong trường hợp răng bị viêm nhiễm nặng, gãy vỡ lớn chỉ còn chân răng… Sau khi nhổ răng, nếu không có biện pháp khắc phục phù hợp, xương hàm sẽ bị tiêu biến. Vậy nhổ răng bao lâu tiêu xương? Làm thế nào để ngăn chặn?

1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu xương sau khi nhổ răng

Xương hàm bị tiêu biến sau khi nhổ răng là do không còn lực nhai tác động hàng ngày như lúc trước. Trong khi đó, đây lại là một yếu tố có vai trò cực kỳ quan trọng đối với việc kích thích vùng xương hàm xung quanh chân răng, sẽ giúp cho xương hàm duy trì được mật độ ổn định.

Chính vì vậy, khi không còn lực nhai tác động, các tế bào xương hàm cũng không còn yếu tố giúp kích thích quá trình sinh trưởng. Dần dần, xương hàm sẽ bị thoái hóa và suy giảm cả về mật độ lẫn chất lượng.

Xương hàm bị tiêu sau khi nhổ răng

Xương hàm bị tiêu sau khi nhổ răng

2. Nhổ răng bao lâu tiêu xương

Chỉ khoảng 3 tháng sau khi nhổ răng, xương hàm đã bắt đầu bị tiêu biến (1). Trong khoảng 1 năm đầu tiên, khoảng 25% xương hàm ở vị trí mất răng đã bị suy giảm.

Ở giai đoạn đầu, quá trình tiêu xương hàm chỉ diễn ra một cách âm thầm, không gây ra đau đớn hay bất kỳ biểu hiện gì nên nhiều người chủ quan. Theo thời gian, mức độ tiêu xương sẽ càng ngày càng trở nên nghiêm trọng. Sau 3 năm, tỷ lệ tiêu xương đã có thể lên đến 45 – 60%. Khi đó, sức khỏe răng miệng chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng rõ rệt.

Tuy nhiên, khoảng thời gian bị tiêu xương sau khi nhổ răng sẽ còn phụ thuộc vào tình trạng của mỗi người. Đối với những người có sức khỏe tốt, thời gian bị tiêu xương sẽ lâu hơn so với người sức khỏe yếu.

Nhổ răng bao lâu thì tiêu xương

Xương hàm bị tiêu sau 3 tháng nhổ răng

3. Dấu hiệu tiêu xương hàm

Hiện tượng tiêu biến xương hàm có những dấu hiệu điển hình sau:

– Cấu trúc gương mặt bị mất đi sự cân đối.

– Má hóp, da nhăn nheo.

– Mô nướu bị sưng tấy và dễ chảy máu.

– Xoang hàm bị hạ thấp.

– Vị trí răng bị mấy bị lõm sâu.

4. Tiêu xương sau khi nhổ răng gây ảnh hưởng như thế nào

Hiện tượng tiêu biến xương hàm sau khi nhổ bỏ răng (2) sẽ gây ra những hệ lụy như: tụt nướu, lệch khớp cắn, suy giảm chức năng ăn nhai và nhanh lão hóa.

4.1. Tụt nướu

Khi mật độ xương hàm bị tiêu biến, thành xương sẽ bị thấp dần không thể nâng đỡ được nướu. Dần dần, bờ nướu sẽ bị tụt xuống và làm lộ ra phần chân răng của răng ở vị trí lân cận.

Điều đó khiến cho các vi khuẩn gây hại ở trong khoang miệng dễ dàng xâm nhập vào sâu bên trong vùng chân răng và dẫn đến các bệnh lý như viêm tủy răng, viêm chân răng, viêm quanh chóp răng…

4.2. Lệch khớp cắn

Khi răng bị mất và xương hàm tiêu biến, các răng ở vị trí liền kề sẽ có xu hướng dịch chuyển tới vị trí mất răng. Từ đó, các răng sẽ mọc lệch lạc, thậm chí chen chúc nhau trên cung hàm và gây ra tình trạng sai khớp cắn.

Lệch khớp cắn do tiêu xương

Lệch khớp cắn do tiêu xương

4.3. Suy giảm chức năng ăn nhai

Sai lệch khớp cắn sau khi bị tiêu xương hàm chắc chắn sẽ làm cho chức năng ăn nhai bị suy giảm đi rõ rệt. Bởi khi hai hàm răng không có sự tương quan với nhau, lực nhai của hàm cũng bị suy yếu.

Hoạt động ăn nhai gặp nhiều khó khăn khiến thức ăn không được nghiền nát kỹ trước khi đi xuống hệ tiêu hóa. Điều đó sẽ gây áp lực lên bao tử, dạ dày, đường ruột và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng…

4.4. Nhanh lão hóa

Khi mật độ xương hàm bị tiêu biến, phần dây chằng và cơ mặt cũng sẽ có xu hướng hóp lại vào phía bên trong. Từ đó dẫn đến kết quả má hóp, da nhăn nheo. Thậm chí, khuôn mặt của bạn còn bị mất thẩm mỹ, trông già hơn nhiều so với bạn bè cùng trang lứa.

5. Bị tiêu xương hàm có trồng răng được hay không

Thực tế, những người bị tiêu xương hàm hoàn toàn có thể phục hình răng bằng phương pháp cấy ghép Implant để khôi phục tính thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai.

Tuy nhiên, để trụ Implant có thể tương thích tốt thì xương hàm cần phải đáp ứng được cả về mật độ lẫn chất lượng xương. Do đó, với trường hợp tiêu xương hàm, bác sĩ sẽ cần ghép xương, nâng xoang để cải thiện xương hàm trước khi tiến hành cấy ghép trụ.

Sau khi thực hiện thủ thuật trên, trụ Implant sẽ liên kết tốt với xương hàm, đảm bảo kết quả phục hình răng.

Tiêu xương vẫn có thể trồng răng

Tiêu xương vẫn có thể trồng răng

6. Biện pháp ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm sau khi nhổ răng

Biện pháp duy nhất có thể ngăn chặn tình trạng tiêu biến xương hàm sau khi nhổ răng là trồng răng Implant. Trụ Implant được làm từ titanium nên sẽ nhanh chóng liên kết chặt chẽ với các mô trong xương hàm.

Khi đó, trụ sẽ có vai trò thay thế cho chân răng bị mất và truyền tải lực nhai hàng ngày cho xương hàm. Nhờ vậy, mật độ của xương hàm vẫn được duy trì sau khi nhổ bỏ răng.

Hơn nữa, so với hàm giả tháo lắp và bắc cầu răng sứ, trồng răng Implant được bác sĩ đánh giá cao hơn hẳn về khả năng khôi phục ăn nhai và độ bền. Do đó, đây luôn là phương pháp trồng răng được các bác sĩ nha khoa khuyến cáo nên áp dụng sau khi nhổ răng.

Với những thông tin ở bài viết trên, vấn đề “nhổ răng bao lâu tiêu xương” đã có lời giải đáp chi tiết. Tóm lại, sau khi nhổ răng, bạn nên trồng răng Implant càng sớm càng tốt để tránh ảnh hưởng xấu tới xương hàm cũng như đảm bảo chức năng ăn nhai tốt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Nhổ răng bao lâu tiêu xương
Tổng hợp các cách chữa tiêu xương răng hiệu quả nhất

Tổng hợp các cách chữa tiêu xương răng hiệu quả nhất

có rất nhiều cách chữa tiêu xương răng do sự phát triển vượt bậc của lĩnh vực cải thiển sức khỏe răng miệng cho người bệnh. Mỗi phương

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Tiêu xương có trồng răng được hay không, những lưu ý quan trọng

Tiêu xương có trồng răng được hay không, những lưu ý quan trọng

Tiêu xương hàm là tình trạng xảy ra sau khi bị mất răng vĩnh viễn. Thông thường, chỉ sau khoảng 3 tháng mất răng, mật độ xương hàm đã

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Tiêu xương răng: Nguyên nhân, hậu quả và cách chữa trị hiệu quả

Tiêu xương răng: Nguyên nhân, hậu quả và cách chữa trị hiệu quả

Tiêu xương răng là bệnh lý răng miệng phổ biến xuất phát từ tình trạng mất răng lâu ngày hoặc do quá trình vệ sinh, chăm sóc răng lợi

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Tiêu xương ổ răng và 7 hệ lụy vô cùng nghiêm trọng

Tiêu xương ổ răng và 7 hệ lụy vô cùng nghiêm trọng

Tiêu xương ổ răng là bệnh lý xảy ra khi người bệnh bị mất răng lâu ngày. Tình trạng này đã gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho sức khỏe

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương