Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Sau khi nhổ răng nên làm gì? Những điều cần biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia niềng răng, Implant, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Bà Triệu.

Nhổ răng là phương án thường được các bác sĩ nha khoa chỉ định trong trường hợp răng khôn mọc lệch, răng sâu quá nặng… Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được rõ sau khi nhổ răng nên làm gì để vết thương nhanh chóng hồi phục. Nếu như vệ sinh vết thương sai cách, ăn uống thiếu khoa học, bạn sẽ có nguy cơ cao phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.

1. Sau khi nhổ răng nên làm gì để nhanh hồi phục

Cầm máu ngay sau khi nhổ răng

Sau khi nhổ răng, hiện tượng chảy máu là điều rất khó tránh khỏi. Để cầm máu, bạn có thể áp dụng một số mẹo sau:

– Cố định băng gạc: Sau khi nhổ răng, bác sĩ sẽ đặt bông gòn hoặc miếng gạc vào huyệt ổ răng. Bạn nên cắn chặt chúng khoảng 45 – 60 phút để tạo áp lực lên vị trí của răng vừa nhổ, giúp vết thương nhanh chóng cầm máu.

– Uống thuốc: Để cầm máu cũng như ngăn chặn vết thương bị viêm nhiễm, bạn có thể uống một số loại thuốc như Calci Clorid, Carbazochrom, Acid Tranexamic… theo hướng dẫn của bác sĩ.

– Không tác động đến cục máu đông: Trong khoảng 12 – 24 giờ sau khi nhổ răng, cục máu đông sẽ hình thành để cầm máu và thúc đẩy quá trình liền vết thương. Do đó, bạn nên tránh thực hiện những hành động có thể tác động đến chúng như chải răng quá mạnh, dùng ống hút, thổi kèn…

Vệ sinh ổ răng sau khi nhổ

Vệ sinh sau khi nhổ răng trong ngày đầu tiên

Trong ngày đầu sau khi nhổ bỏ răng, bạn chỉ nên súc miệng nhẹ nhàng bằng nước ấm để vệ sinh khoang miệng. Bạn không được sử dụng nước muối bởi chúng có thể gây đau rát và làm ảnh hưởng đến quá trình hình thành cục máu đông.

Ngoài ra, bạn cũng không nên chải răng vì có thể vô tình tác động đến huyệt ổ răng và gây nên những cơn đau nhức dữ dội.

Vệ sinh vào ngày thứ 2 trở đi

Bắt đầu từ ngày thứ 2, bạn có thể bắt đầu chải răng nhẹ nhàng để làm sạch mảng bám, cặn thức ăn còn sót lại ở trong khoang miệng. Khi đánh răng, bạn hãy đặt bàn chải nghiêng 1 góc 45 độ so với viền nướu và nhẹ nhàng chải theo chiều dọc hoặc đường tròn. Bạn tuyệt đối không được chải răng quá mạnh vì có thể ảnh hưởng trực tiếp tới vết thương.

Sau khi đánh răng, bạn nên súc miệng nhẹ nhàng với nước muối sinh lý để làm sạch hoàn toàn khoang miệng và ngăn chặn vi khuẩn phát triển.

Nghỉ ngơi điều độ

Nghỉ ngơi điều độ cũng là điều rất quan trọng đối với quá trình liền vết thương. Do đó, sau khi nhổ răng, các bác sĩ luôn khuyến cáo bạn nên nghỉ ngơi, đi ngủ sớm, ngủ đúng giờ. Tất nhiên, bạn không cần nghỉ hoàn toàn mà vẫn có thể đi làm. Nhưng bạn chỉ nên làm việc nhẹ, tránh việc nặng bởi có thể gây ảnh hưởng xấu tới vết thương.

Sau khi nhổ răng nên ăn gì

Theo bác sĩ Hải Nam, sau khi nhổ bỏ răng, bạn nên ăn những thực phẩm mềm, mát và nhiều chất đạm, chất sơ:

– Thực phẩm mềm: Cháo, súp, nước ép… rất dễ nuốt và hạn chế vận động của cơ hàm.

– Thực phẩm mát: Sữa chua, sinh tố… giúp giảm bớt những cơn đau nhức ở vết nhổ nhanh chóng.

– Hoa quả, rau xanh: Chúng đều có chứa rất nhiều dưỡng chất, hỗ trợ vết nhổ răng nhanh chóng hồi phục.

– Cá hồi: Cá hồi không chỉ có tính mềm mà còn chứa nhiều protein và chất béo lành mạnh. Chúng sẽ giúp vết thương sau khi nhổ răng nhanh lành lại và ngăn ngừa biến chứng nhiễm trùng.

Giảm đau sau khi nhổ răng

Những cơn đau nhức sau nhổ răng thường sẽ dần thuyên giảm khi bạn áp dụng một số tip sau:

– Chườm lạnh: Bạn cần chuẩn bị một túi chườm hoặc một chiếc khăn sạch rồi bọc đá lạnh vào bên trong. Sau đó, bạn chườm trực tiếp lên phần má bên ngoài vùng răng bị đau nhức. Nhiệt lạnh sẽ làm co mạch máu và giảm hoạt động của các dây thần kinh. Nhờ vậy, cơn đau nhức sau khi nhổ răng cũng dần được giảm bớt.

– Chườm nóng: Hơi nóng sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm tình trạng sưng mặt và xoa dịu cơn đau nhức. Trước tiên, bạn cần chuẩn bị một chiếc khăn, nhúng vào nước nóng và vắt khô. Sau đó, bạn chườm lên phần má bên ngoài trong khoảng 2 – 3 phút.

– Uống thuốc giảm đau: Biện pháp giảm đau nhanh nhất sau khi nhổ răng là uống một số loại thuốc như Acetaminophen, Benzocain… Mỗi loại thuốc sẽ có cách sử dụng khác nhau. Để đảm bảo hiệu quả tốt nhất, bạn cần uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

– Ăn thực phẩm mềm: Các loại thực phẩm mềm như cháo, súp… không đòi hỏi quá nhiều lực nhai. Do đó, chúng sẽ giúp giảm bớt đi những cơn đau nhức ở huyệt ổ răng trong quá trình ăn nhai hàng ngày.

Người mới nhổ răng không nên ăn thực phẩm gì

Theo bác sĩ nha khoa Nguyễn Hải Nam, chế độ ăn uống hàng ngày là yếu tố tác động rất lớn tới thời gian hồi phục của huyệt ổ răng. Dưới đây là danh sách những loại thực phẩm mà bạn cần tránh sử dụng:

– Thực phẩm cứng, dai: Mía, sườn sụn, hoa quả cứng… làm cho cơ hàm của bạn phải hoạt động nhiều và có thể vô tình tác động vào vết nhổ. Điều đó chắc chắn sẽ khiến cơn đau nhức ngày càng nghiêm trọng hơn.

– Thực phẩm vụn: Bánh quy, khoai chiên… Mảnh vụn từ thức ăn sẽ dễ dàng rơi vào trong huyệt ổ răng và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

– Đồ cay, nóng: Mỳ cay, ớt, mù tạt… Chúng sẽ khiến cho vết thương bị kích ứng, viêm nhiễm và gây đau nhức kéo dài.

– Đồ có chứa chất kích thích: Bia, rượu… Chất kích thích làm cho vết nhổ răng dễ bị viêm nhiễm và kéo dài thời gian hồi phục.

– Thực phẩm chua, ngọt: Các loại đồ ngọt thường chứa rất nhiều đường, làm tăng nguy cơ vi khuẩn gây hại phát triển trong khoang miệng. Còn những loại thực phẩm chua lại gây ra tình trạng viêm nhiễm và kích ứng vết thương. Do đó, đây cũng là những nhóm thực phẩm bạn cần kiêng sau khi nhổ răng.

Tái khám đúng hẹn

Thông thường, khoảng 1 – 2 tuần sau khi nhổ răng, đặc biệt là với răng khôn, bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám để kiểm tra mức độ hồi phục của vết nhổ răng. Bạn nên tới nha khoa khám theo đúng lịch mà bác sĩ đã hẹn. Nếu như có bất kỳ vấn đề bất thường gì xảy ra, bác sĩ sẽ xử lý sớm để ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm.

Chườm đá giảm đau

Chườm đá sau khi nhổ răng

2. Những vấn đề khác cần lưu ý sau khi nhổ răng khôn

Bên cạnh những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ ở trong phần trên, sau khi nhổ răng, bạn vẫn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

Tới gặp bác sĩ nếu như có bất kỳ vấn đề nào xảy ra ở huyệt ổ răng như đau nhức dai dẳng, có ổ mủ, chảy máu kéo dài…

Không chơi những môn thể thao yêu cầu vận động mạnh như bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ…

Không khạc nhổ mạnh.

Không đẩy lưỡi, dùng tay hoặc sử dụng bất kỳ vật gì chậm vào vết thương.

Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để khoang miệng luôn ẩm ướt, ngăn chặn vi khuẩn phát triển.

Uống 2 lít nước mỗi ngày sau khi nhổ răng

Uống 2 lít nước mỗi ngày sau khi nhổ răng

3. Những phản ứng có thể xảy ra sau khi nhổ răng và cách xử lý

3.1. Đau nhức

Do quá trình nhổ răng xâm lấn trực tiếp tới xương ổ răng, dây chằng, mô nướu… nên tình trạng đau nhức là điều không thể tránh khỏi. Thông thường, cơn đau có mức độ nhiều nhất vào ngày đầu tiên sau khi nhổ răng. Sau khoảng 2 – 3 ngày, hiện tượng đau nhức và khó chịu sẽ dần thuyên giảm.

Cách xử lý: Chườm đá, uống thuốc giảm đau…

3.2. Sưng tấy

Hiện tượng sưng tấy là phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với sự xâm lấn trong quá trình nhổ răng. Sự đàn hồi của các mô nướu quanh răng kết hợp với sung huyết động mạch khiến cho các mạch máu phình to hơn.

Mức độ xâm lấn khi nhổ răng càng nhiều thì tình trạng sưng tấy càng nghiêm trọng, thậm chí còn biểu hiện ở ngoài má. Tuy nhiên, hiện tượng trên cũng chỉ kéo dài nhiều nhất trong khoảng 4 ngày nên bạn không cần lo lắng.

Cách xử lý: Chườm lạnh, chườm nóng, ăn uống khoa học…

3.3. Chảy máu

Theo bác sĩ Nam, bất kỳ chiếc răng nào trên cung hàm bị nhổ bỏ đều gây ra tình trạng chảy máu. Mức độ và thời gian chảy máu của nhóm răng hàm thường nhiều hơn răng cửa, răng nanh… do có nhiều chân.

Máu tại huyệt ổ răng có thể được cầm trong khoảng 30 – 60 phút hoặc lâu hơn, tùy vào cơ địa của từng người. Tuy nhiên, trong vòng 24 giờ đầu, vết nhổ vẫn có thể bị rỉ máu nhưng cũng không quá nghiêm trong.

Cách xử lý: Cắn chặt bông gòn, uống thuốc…

3.4. Sốt

Đối với những người có thể trạng không tốt, cơ thể thường có triệu chứng sốt do những tác động trong quá trình nhổ răng. Thân nhiệt thường không cao và nhanh chóng cắt sốt nên bạn cũng không cần quá lo lắng.

Tuy nhiên, sốt cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ bạn đang gặp phải biến chứng sau khi nhổ răng như nhiễm trùng, thủng xoang hàm…

Cách xử lý: Chườm ấm, uống nhiều nước, uống thuốc hạ sốt theo đơn của bác sĩ… Nếu như sốt kéo dài nhiều ngày, bạn nên nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được xử lý.

3.5. Xuất hiện lỗ hổng sau nhổ răng

Do chân răng nằm sâu phía dưới nướu nên tai vị trí nhổ bỏ răng sẽ xuất hiện một lỗ hổng. Thông thường, sau 1 – 2 tuần, các mô lợi đã bắt đầu có dấu hiệu lành lại. Nhưng phải sau 2 – 4 tháng, lỗ hổng sau khi nhổ răng mới được lấp đầy hoàn toàn.

Cách xử lý: Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng, tránh đồ ăn có nhiều mảnh vụn, kiêng hút thuốc lá…

Lỗ hổng sau nhổ răng

Lỗ hổng sau nhổ răng

3.6. Viêm ổ răng khô

Đây là một biến chứng thường gặp sau khi nhổ răng, xảy ra khi cục máu đông không được hình thành hoặc bị vỡ quá sớm. Các dấu hiệu điển hình của viêm ổ răng khô là đau nhức dữ dội trong nhiều ngày, miệng có mùi tanh, xương hàm tại vị trí nhổ răng bị lộ ra ngoài…

Cách xử lý: Tới gặp bác sĩ để rửa sạch ổ răng. Sau đó, bác sĩ sẽ lấp ổ răng bằng gel thuốc và kê thuốc giảm đau.

3.7. Nhiễm trùng

Nhiễm trùng là một trong những biến chứng rất nguy hiểm sau khi nhổ răng. Nguyên nhân thường do vệ sinh không đúng cách, hút thuốc lá, môi trường nhổ răng không đảm bảo vô khuẩn…

Một số dấu hiệu của biến chứng nhiễm trùng gồm có: đau nhức không thuyên giảm, sốt, xuất hiện ổ mủ, hơi thở có mùi hôi, cháu máu kéo dài…

Cách xử lý: Bác sĩ làm sạch vùng nhiễm trùng và kê thuốc kháng viêm.

Chắc hẳn các bạn đều đã giải đáp được thắc mắc “Sau khi nhổ răng nên làm gì”. Hy vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên sẽ giúp bạn chăm sóc vết thương đúng cách, ngăn chặn biến chứng nguy hiểm.

Hiển thị nguồn

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec: “Hướng dẫn chăm sóc răng sau khi nhổ”
Bệnh viện Đa khoa Đức Giang: “Chăm sóc sau nhổ răng khôn”
Trang Kiến Thức Nha Khoa: “Mới Nhổ Răng Làm Sao Cho Bớt Đau?”
Saint Luke’s: “After a Tooth Extraction: Caring for Your Mouth”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề câu hỏi nhổ răng
Sau nhổ răng bao lâu thì cấy răng Implant là phù hợp nhất

Sau nhổ răng bao lâu thì cấy răng Implant là phù hợp nhất

Cấy răng Implant là phương pháp phục hình lại răng hiện đại nhất. Chiếc răng đã mất sẽ được thay thế bằng trụ răng Implant, với độ bền

Ngày 26/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
7 Rủi ro khi nhổ răng mà bạn không thể bỏ qua

7 Rủi ro khi nhổ răng mà bạn không thể bỏ qua

Bạn có thể gặp phải những rủi ro khi nhổ răng như: chảy máu kéo dài, đau nhức khi cử động hàm, nướu phục hồi chậm, nhiễm trùng, tổn

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Giải đáp: Huyết áp cao có nhổ răng được không

Giải đáp: Huyết áp cao có nhổ răng được không

Nhổ răng là một thủ thuật được bác sĩ chỉ định trong trường hợp viêm nha chu nặng, răng khôn mọc lệch, mọc ngầm… Vậy người bị huyết áp

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Giải đáp: Tại sao sau nhổ răng không được ngậm nước muối

Giải đáp: Tại sao sau nhổ răng không được ngậm nước muối

Các bác sĩ nha khoa luôn khuyến cáo không nên ngậm nước muối sau khi nhổ răng bởi nước muối có tính sát khuẩn cao và có thể loại bỏ các

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Nhổ răng số 6 có mọc lại không? Hậu quả khi mất răng số 6

Nhổ răng số 6 có mọc lại không? Hậu quả khi mất răng số 6

Răng số 6 hay còn gọi là răng cấm, đảm nhận chức năng chính trong hoạt động nhai nghiền thức ăn. Do đó việc nhổ răng số 6 sẽ ảnh hưởng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Nhổ răng sâu mất bao nhiêu phút – Chi phí nhổ răng sâu

Nhổ răng sâu mất bao nhiêu phút – Chi phí nhổ răng sâu

Thời gian nhổ răng sâu thường dao động khoảng 10 – 30 phút/răng. Tuy nhiên, nhổ răng sâu mất bao nhiêu phút còn tùy thuộc vào vị

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải