Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Nhổ răng số 6 có mọc lại không? Hậu quả khi mất răng số 6

Răng số 6 hay còn gọi là răng cấm, đảm nhận chức năng chính trong hoạt động nhai nghiền thức ăn. Do đó việc nhổ răng số 6 sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và toàn thân. Vậy sau khi nhổ răng số 6 có mọc lại không? Trường hợp nào nên nhổ? Nha Khoa Paris sẽ giải đáp chi tiết ở bài viết dưới đây.

1. Nhổ răng số 6 có mọc lại không

Răng số 6 không mọc lại, đây là răng hàm vĩnh viễn lớn nhất và chỉ mọc 1 lần duy nhất trong đời. Chiếc răng này không có giai đoạn thay răng như các răng khác. Đồng thời, khi nhổ răng số 6 sẽ không thể mọc lại được và có thể gây nhiều hậu quả khó lường.

Trong trường hợp phải nhổ răng số 6 vào lúc 7 – 8 tuổi thì răng số 7 có thể mọc vào vị trí răng 6 để đóng kín cung hàm. Nhưng sau độ tuổi này thì răng 7 đã cố định vị trí, nên khi nhổ răng số 6 sẽ bị trống hoàn toàn.

Nhổ răng số 6 có mọc lại không

Nhổ răng số 6 không thể mọc lại được

2. Khi nào cần nhổ răng số 6

Mặc dù răng 6 có vai trò quan trọng trên cung hàm, tuy nhiên răng mọc ở vị trí khá khuất, khó để vệ sinh nên nguy cơ bị sâu răng là rất lớn.

Thông thường, với răng số 6 bị sâu thì bác sĩ sẽ ưu tiên biện pháp bảo tồn răng tối đa. Răng sâu ở giai đoạn mới chớm thì có thể điều trị bằng việc lấy tủy răng hoặc hàn răng. Ngược lại, nếu sâu quá nghiêm trọng thì bắt buộc phải nhổ răng, tránh vi khuẩn lan rộng sang các răng kế cận hoặc mô nướu gây viêm nhiễm.

Những trường hợp phải nhổ răng 6 bao gồm:

– Răng số 6 bị tổn thương, vỡ mẻ nặng, xâm lấn nghiêm trọng tới cấu trúc răng. Răng không còn giữ được vai trò ăn nhai

– Răng số 6 bị sâu nặng, có nguy cơ lây sang các răng khỏe mạnh bên cạnh

– Tình trạng răng mọc lệch, mọc ngầm, chen chúc làm mất thẩm mỹ, không đảm bảo được chức năng ăn nhai

– Răng bị viêm nhiễm quá mức

– Sâu răng nghiêm trọng ảnh hưởng đến tủy răng, chết tủy

– Răng số 6 bị viêm nha chu nặng, có thể đối mặt với mất răng hàng loạt

Răng số 6 bị sâu nặng cần phải nhổ bỏ

Răng số 6 bị sâu nặng cần phải nhổ bỏ

3. Nhổ răng số 6 có ảnh hưởng gì

Răng cấm bị mất ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, tính thẩm mỹ của hàm răng và gương mặt. Nếu không có biện pháp khắc phục sẽ gây nên hậu quả nghiêm trọng và bệnh lý về răng miệng như viêm nhiễm quanh răng, tiêu xương hàm,…

3.1. Lực nhai giảm sút

Do răng số 6 có vai trò quan trọng trên cung hàm, đảm nhận chức ăn nhai chính. Nên khi mất răng cấm sẽ làm lực nhai giảm sút. Lực nhai giảm khiến thức ăn không được nghiền nát trước khi nuốt, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng, dễ gây các vấn đề về đường tiêu hóa.

3.2. Hàm bị xô lệch

Bởi răng số 6 là răng vĩnh viễn mọc sớm nhất nên khi bị mất đi thường làm hàm bị xô lệch. Hàm răng có xu hướng dồn xuống do không có trụ ở bên dưới. Hơn nữa, sự phân bố lực nhai đến các răng khác cũng ra gây lệch hàm không mong muốn.

3.3. Ảnh hưởng đến các răng khác

Răng số 6 bị mất cũng khiến các răng bên cạnh dễ mắc viêm lợi, viêm nha chu. Hơn nữa, quá trình chăm sóc răng miệng cũng khó khăn hơn, vi khuẩn phát triển gây hôi miệng và các nhiều bệnh lý khác.

3.4. Tiêu xương hàm

Khi răng cấm bị mất đi quá trình tiêu xương hàm ở vùng này sẽ xảy ra sau khoảng 3 tháng mất răng. Khi tình trạng tiêu xương trở nên nặng hơn, các răng kế cạnh bị kéo tụt khiến gương mặt mất cân đối, gây lão hóa sớm.

Răng số 6 bị mất gây tiêu xương hàm

Răng số 6 bị mất gây tiêu xương hàm

3.5. Viêm nhiễm quanh răng

Trong quá trình ăn nhai, thức ăn sẽ tiếp xúc với mô nướu ở vị trí mất răng và các tác động khác khi đánh răng sẽ tạo nhiều tổn thương cho mô nướu gây viêm nhiễm.

4. Chăm sóc sau khi nhổ răng số 6

Thông thường, sau khi nhổ răng số 6, bạn sẽ mất từ 5 – 7 ngày để vết thương lành lại. Thực hiện những lưu ý sau đây sẽ giúp bạn hồi phục nhanh hơn:

– Chườm đá áp vào vùng má ngoài răng bị nhổ để giảm sưng trong khoảng 10 phút

– Cắn bông gạc để tránh chảy máu, thay bông 30 – 45 phút/lần đến khi máu ngừng chảy

– Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ để chống viêm, giảm đau khi cần thiết

– Không hút thuốc lá, uống rượu bia, chất kích thích ngay cả khi không nhổ răng để bảo vệ răng miệng

– Nghỉ ngơi và thư giãn trong 24 giờ đầu, hạn chế làm việc phải vận động nhiều

– Đánh răng nhẹ nhàng, tránh chạm vào vết thương để không gây xuất huyết

– Hạn chế ăn đồ ăn quá cứng, dai, lạnh hoặc nóng để bảo vệ răng và nướu

– Nên sử dụng những thực phẩm mềm, dễ nhai và dễ nuốt

5. Các biện pháp phục hình lại răng số 6

Sau khi nhổ răng số 6, người bệnh cũng cần lựa chọn các phương pháp trồng răng thay thế để đảm bảo chức năng nhai và tính thẩm mỹ cho gương mặt. Hiện nay có 2 phương pháp phục hình răng đã mất là cấy ghép Implant và cầu răng sứ.

5.1. Làm cầu răng sứ

Đây là phương pháp mài nhỏ hai răng số 5 và 7 rồi gắn cầu răng sứ lên trên, dùng keo dán chuyên dụng để cố định lại. Tuy nhiên phương pháp này yêu cầu răng số 5 và 7 cần chắc khỏe để làm phần trụ đỡ.

Cầu răng sứ giúp phục hình răng nhanh chóng, giá thành phù hợp cho nhiều đối tượng và chỉ cần 2 – 3 ngày là đã hoàn thiện.

Tuy nhiên vì cần 2 mài răng nên dễ khiến chân răng thật bị tổn thương. Hơn nữa, phương pháp làm cầu răng sứ không thể tránh được tình trạng tiêu xương hàm.

5.2. Trồng răng Implant

Các bác sĩ đều khuyến khích trồng răng Implant giúp phục hồi thân và chân răng toàn diện, không xâm lấn tới răng kế cận, mang lại hiệu quả ăn nhai tốt, tuổi thọ bền vững trọn đời.

Khác với phương pháp làm cầu răng sứ, cấy ghép Implant sử dụng trụ Implant thay thế cho chân răng thật, tạo lực tác động lên xương hàm, kích thích tế bào xương phát triển.

Một chiếc răng Implant hoàn chỉnh sẽ gồm 3 phần là khớp nối abutment, trụ Implant, mão răng sứ.

Để thực hiện trồng răng Implant cho răng số 6, bác sĩ sẽ thăm khám, chụp phim CT 3D và lên phác đồ điều trị. Sau khi bạn đồng ý với phác đồ của bác sĩ sẽ được gây tê và đặt trụ Implant vào xương hàm tại vị trí răng số 6. Quy trình cấy ghép Implant diễn ra chỉ trong 30 – 45 phút.

Trồng răng Implant

Trồng răng Implant

Bài viết đã giải đáp cho bạn thắc mắc nhổ răng số 6 có mọc lại không. Răng số 6 sẽ không mọc lại trong bất cứ hoàn cảnh nào. Do đó bạn cần vệ sinh răng miệng đúng cách để hạn chế bị mất răng, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

Hiển thị nguồn

Alo Bacsi: “Nhổ răng số 6 có mọc lại không?

Nhà thuốc Long Châu: “Giải đáp: Nhổ răng số 6 có đau không? Cần lưu ý gì?”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề câu hỏi nhổ răng
Sau nhổ răng bao lâu thì cấy răng Implant là phù hợp nhất

Sau nhổ răng bao lâu thì cấy răng Implant là phù hợp nhất

Cấy răng Implant là phương pháp phục hình lại răng hiện đại nhất. Chiếc răng đã mất sẽ được thay thế bằng trụ răng Implant, với độ bền

Ngày 26/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Nhổ răng số 6 bao lâu thì lành, hết chảy máu và ăn uống bình thường?

Nhổ răng số 6 bao lâu thì lành, hết chảy máu và ăn uống bình thường?

Nhổ răng số 6 bao lâu thì lành, hết chảy máu và thời gian trồng lại răng sẽ phụ thuộc lớn vào người bệnh và tay nghề của bác sĩ. Tuy

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Lỗ hổng sau khi nhổ răng có nguy hiểm không?

Lỗ hổng sau khi nhổ răng có nguy hiểm không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền
Giải đáp thắc mắc: 13 tuổi nhổ răng có mọc lại không

Giải đáp thắc mắc: 13 tuổi nhổ răng có mọc lại không

Nhổ răng là giải đáp được các bác sĩ nha khoa chỉ định thực hiện trong trường hợp răng bị tổn thương nặng hoặc thay răng vĩnh viễn. Vậy

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Nhổ răng số 6 có đau không? Làm gì để bớt đau?

Nhổ răng số 6 có đau không? Làm gì để bớt đau?

Răng số 6 nằm ở vị trí đặc biệt và đóng vai trò quan trọng nhất trong bộ răng hàm. Vậy nhổ răng số 6 có đau không? Cách để giảm đau

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Sau khi nhổ răng nên làm gì? Những điều cần biết

Sau khi nhổ răng nên làm gì? Những điều cần biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia niềng răng,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam