Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Thực đơn 7 ngày cho người niềng răng tốt cho sức khỏe

Khi niềng răng, bạn phải gắn các khí cụ lên răng, gây sự vướng víu và khó chịu. Trong thời gian đầu, bạn sẽ gặp nhiều vấn đề trong ăn uống và vệ sinh răng miệng. Nếu không cẩn thận rất dễ làm rơi mắc cài, dây cung và tổn thương đến sức khỏe. Bài viết sau sẽ chia sẻ tới bạn thực đơn 7 ngày cho người niềng răng, hỗ trợ quá trình chỉnh nha hiệu quả hơn.

1. Thói quen ăn uống có ảnh hưởng gì đến người niềng răng?

Răng sẽ trở nên yếu hơn khi niềng răng do hệ thống khí cụ tạo lực để dịch chuyển răng về đúng vị trí mong muốn. Hơn nữa, các mắc cài, dây cung gắn chặt vào bề mặt răng khiến bạn thấy đau và vướng víu, khó ăn uống.

Khi niềng răng, nếu bạn có chế độ ăn uống đúng cách, sẽ giúp hạn chế được việc bung, gãy mắc cài. Điều này còn giúp bạn rút ngắn thời gian niềng và mang lại hiệu quả chỉnh nha tốt nhất.

Hơn nữa, tuân thủ thực đơn cho người niềng răng tốt còn tăng cường sức khỏe răng miệng và đảm bảo đủ dưỡng chất cho cơ thể. Qua đó, giảm đau nhức và vệ sinh răng miệng dễ dàng hơn.

Chị N.L.C (25 tuổi, Ba Đình, Hà Nội) – một khách hàng niềng răng tại Nha khoa Paris cũng lo lắng về vấn đề ăn uống khi niềng răng. Nhưng sau khi được các bác sĩ tư vấn, chị đã luôn tuân thủ chế độ ăn cho người niềng răng phù hợp và có hiệu quả niềng răng tốt. Chị cho biết: “Em chỉ ăn những thức ăn mềm, hạn chế đồ cứng. Còn vệ sinh răng miệng thì 1 ngày em đánh răng nhiều lần hơn. Bình thường thì em chỉ đánh răng 2 lần 1 ngày thì bây giờ mỗi lần ăn xong em lại đánh răng, nên tăng lên 3 – 4 lần.”

Thói quen ăn uống cho người niềng răng

Thói quen ăn uống cho người niềng răng

2. Nguyên tắc dinh dưỡng cho người niềng răng

Thực tế việc xây dựng thực đơn cho người niềng răng sẽ dễ dàng hơn nếu bạn lưu ý những nguyên tắc sau:

Các thực phẩm khi niềng răng nên ăn:

– Thực phẩm chế biến từ sữa như phô mai, bơ, sữa chua,…

– Trứng.

– Các loại bánh mỳ, bánh ngọt.

– Súp, bún, phở, cháo, rau củ hầm.

– Trái cây mềm như bơ, chuối hoặc ép lấy nước.

– Các loại thịt viên, thịt băm, hải sản hầm mềm.

Để có hiệu quả niềng răng tốt nhất, những thực phẩm nên tránh ăn:

– Thực phẩm cứng như ổi, kẹo cứng, xương, sườn, mía,…

– Đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh như kem, đá bào, lẩu, mì tôm,…

– Thực phẩm bám dính như kẹo cao su, kẹo dẻo,…

– Đồ ăn nhiều đường như chè, kẹo, bánh,…

– Thực phẩm có màu ảnh hưởng đến răng.

– Đồ uống có ga.

Dinh dưỡng cho người niềng răng

Dinh dưỡng cho người niềng răng

3. Thực đơn cho người niềng răng

3.1. Thực đơn đầu tiên

Thực đơn đầu tiên cho người niềng răng bao gồm: súp gà, sữa chua và chuối.

Súp gà có dạng lỏng, mềm nên sẽ dễ dàng ăn nhai, hàm răng không cần dùng lực nhiều. Cùng với 2 món ăn khác là sữa chua và chuối mềm ngọt sẽ giúp bạn ngon miệng và bổ sung nhiều năng lượng cho cơ thể.

Súp gà có cách chế biến đơn giản nhưng đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng và hạn chế tác động đến răng miệng trong quá trình nhai.

Chuẩn bị:

Bạn cần chuẩn bị thịt gà, ngô, các loại nấm, bột năng, rau mùi và gia vị.

Cách chế biến:

– Sơ chế các nguyên liệu, luộc thịt gà rồi xé thành sợi nhỏ.

– Các nguyên liệu còn lại cắt thành hạt lựu rồi cho vào đun với nước luộc gà.

– Pha loãng bột năng vào một bát nhỏ rồi đổ vào nồi súp đến khi có độ đặc mong muốn.

– Giảm lửa nhỏ và nêm nếm cho vừa ăn.

– Cho thịt gà đã xé sợi, rau mùi và tiêu vào.

– Tắt bếp rồi thưởng thức.

Súp gà

Súp gà

3.2. Thực đơn thứ 2

Thực đơn thứ 2 gồm trứng hấp thịt băm và yến chưng.

Trứng hấp thịt

Trứng hấp thịt là món ăn quen thuộc với nhiều gia đình Việt. Nguyên liệu đơn giản, cách làm nhanh chóng, thành phẩm lại vô cùng ngon miệng.

Nguyên liệu cần có:

– Thịt lợn nạc băm: 200gr

– Trứng gà: 2 quả

– Hành tây: 1/5 củ

– Tôm khô: 50gr

– Hành lá: 10gr

– Gia vị: muối, ớt, tiêu, đường, dầu ăn, bột ngọt.

Cách chế biến:

– Hòa 2 quả trứng gà với nước lọc và gia vị tiêu, muối vừa đủ.

– Cho thịt lợn băm, tôm khô, hành tây vào hỗn hợp trên.

– Thêm gia vị như bột ngọt và đường để tăng hương vị.

– Sau đó cho hỗn hợp trứng và thịt vào nồi hấp khoảng 15 phút.

– Trang trí thêm hành lá rồi thưởng thức thôi.

Yến chưng

Yến sào chứa hàm lượng Protein, axit amin cao và hơn 30 loại vitamin tốt cho cơ thể. Đây là vị thuốc bồi bổ khi cơ thể khi suy nhược, người mới khỏi bệnh để giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

– Yến sào

– Táo đỏ 50gr

– Đường phèn

– Gừng gọt vỏ thái sợi

Cách thực hiện:

– Táo đỏ hấp cách thủy cho mềm khoảng 20 phút.

– Chưng yến với đường phèn trong 25 – 30 phút.

– Khoảng 5 phút trước khi xong hãy cho táo đỏ và gừng thái sợi vào.

– Tắt bếp và thưởng thức thôi.

thực đơn 7 ngày cho người niềng răng

Yến chưng thơm ngon

3.3. Thực đơn thứ 3

Thực đơn tiếp theo đó là cháo khoai lang đậu xanh và đu đủ chín. Cháo được nấu chín kỹ cùng với khoai lang ngọt, rất bổ dưỡng sẽ kích thích vị giác của bạn.

Ngoài ra thì không thể thiếu món tráng miệng được. Bạn có thể tráng miệng với đu đủ mềm ngọt sau bữa ăn để giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa.

Nguyên liệu:

– Khoai lang

– Đậu xanh

– 1 miếng thịt gà

– Muối

– Gạo tẻ

Cách thực hiện:

– Luộc thịt gà rồi lấy ra xé nhỏ, lọc lại nước dùng để nấu cháo.

– Cho thịt gà, đậu xanh, khoai lang xắt hạt lựu và gạo tẻ vào nồi nước dùng nấu nhừ.

– Khi cháo chín nhừ, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn.

thực đơn 7 ngày cho người niềng răng

Cháo khoai lang đậu xanh bổ dưỡng

3.4. Thực đơn thứ 4

Thực đơn hôm nay gồm có cháo thịt bằm rau củ và bánh bông lan cam. Vị đậm đà của thịt bằm cùng hạt cháo mềm sẽ mang đến món ăn cực kỳ hấp dẫn. Hơn thế nữa, món ăn còn có cà rốt, nấm rơm, khoai tây giúp hương vị của món cháo được trọn vị hơn.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

– Gạo tẻ 150gr

– Bí đỏ 600gr gọt vỏ, bỏ hạt và cùi

– Thịt lợn xa 300gr

– Ngô 200gr

– Nấm hương 200gr

– Dầu mè

– Hành tím

– Tỏi

– Muối, đường, hạt tiêu xay, hạt nêm, hành lá

Cách thực hiện:

– Thịt lợn ướp với một ít dầu mè, tiêu, hành tím và hành lá băm nhuyễn.

– Gạo ngâm với nước rồi đem đi rang vàng ở lửa nhỏ. Sau đó, nấu cháo với 1500ml nước lọc.

– Bí đỏ cắt nhỏ, ngô tách hạt và luộc trong 10 phút.

– Nấm hương rửa sạch, để ráo và cắt sợt. Xào nấm với 1/2 lượng phần thịt băm đã ướp.

– Khi cháo đã chín mềm, cho bí đỏ xay nhuyễn và hạt ngô luộc vào. Khi hỗn hợp cháo sôi trở lại, cho phần thịt băm còn lại nấu chín trong 5 phút.

– Tắt bếp, thêm phần nấm hương xào thịt và hành lá.

Ngoài món chính, món tráng miệng cũng rất đặc sắc là món bánh bông lan cam. Bánh bông lan xốp cùng vị ngọt, hương thơm của cam cũng giúp cảm nhận của người dùng được trọn vẹn hơn.

Cháo thịt bằm rau củ cho thực đơn ngày thứ 4

Cháo thịt bằm rau củ cho thực đơn ngày thứ 4

3.5. Thực đơn thứ 5

Thực đơn 7 ngày có thêm một món cháo nữa giúp bạn thay đổi khẩu vị đó là cháo tôm nấm rơm và tráng miệng bằng bánh flan phô mai. Đây là phiên bản cháo dễ làm, đảm bảo bổ sung các dưỡng chất, vitamin cho cơ thể.

Bánh flan phô mai là món bánh đã không còn xa lạ. Bánh có độ mềm mịn, hương vị thơm ngon, béo ngậy kích thích vị giác.

Chuẩn bị nguyên liệu:

– Gạo tẻ 50gr

– Tôm 100gr

– Nấm rơm 100gr

– 1 bìa đậu hũ chiên

– 2 củ hành khô

– Hành lá

– Gia vị

Cách làm:

– Gạo vo sạch, cho vào nồi ninh nhừ với 350ml nước lọc.

– Hành khô băm nhuyễn chia thành 2 phần.

– Tôm rửa sạch, bỏ đầu, băm nhuyễn rồi ướp cùng với hành khô, tiêu và 1 thìa nước mắm trong 30 phút.

– Nấm rơm cắt đôi, ngâm với nước muối rồi vớt ra để ráo nước. Đậu hũ cắt thành miếng nhỏ.

– Cho hành khô còn lại phi thơm với dầu ăn, cho tôm vào cùng với nấm, xào chín.

– Đợi cháo nhừ rồi cho nấm cùng tôm vào, đảo đều. Nêm nếm lại gia vị.

– Cháo chín, cho đậu hũ vào và hành lá trên cho đẹp mắt.

Cháo tôm nấm rơm

Cháo tôm nấm rơm

3.6. Thực đơn thứ 6

Có 4 món ăn trong thực đơn ngày thứ 6 đó là cơm mềm, trứng hấp mật ong, canh rau củ thịt viên và thanh long. Dù chỉ là 4 món ăn cơ bản nhưng cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho người niềng răng.

Món trứng hấp thịt mềm mịn, đậm vị cùng canh củ thịt viên nóng hổi, khi ăn kèm với cơm mềm sẽ rất tuyệt vời. Thanh long ngọt dịu sẽ là món ăn tráng miệng cho bữa ăn. Vì các món ăn đều được nấu mềm nên độ dai và cứng hầu như sẽ không có. Do vậy, bạn có thể thoải mái thưởng thức bữa ăn này.

Nguyên liệu:

– 1 quả trứng gà.

– 1 thìa mật ong nguyên chất.

– 1 thìa sữa đặc.

Cách thực hiện:

– Đập trứng gà cho vào bát nhỏ, cho thêm 1 thìa mật ong và 1 thìa sữa đặc vào.

– Cho bát vào nồi hấp cách thủy trong khoảng 15 – 20 phút.

– Thưởng thức khi còn nóng.

Trứng hấp mật ong

Trứng hấp mật ong

3.7. Thực đơn thứ 7

Cuối cùng, thực đơn thứ 7 chính là món thịt kho tàu, cơm mềm, canh bí thịt bằm.

Cơm được nấu mềm ăn với thịt kho tàu sẽ mang đến bữa ăn thật thơm ngon. Thịt kho tàu cực kỳ đậm vị và mềm, nên bạn không cần quá lo lắng. Hơn nữa, món canh bị thịt bằm có vị ngọt thanh, mát của bí, thanh đạm nhưng rất bắt vị cho người niềng răng.

Nấu thịt kho tàu:

Chuẩn bị nguyên liệu:

– 300gr thịt lợn ba chỉ làm sạch, thái miếng vuông to

– Trứng gà hoặc vịt tùy thích

– Hành khô, tỏi, ớt, hành lá, dầu ăn

– Nước dừa tươi

– Gói gia vị thịt kho tàu

Cách thực hiện:

– Ướp thịt với gói gia vị thịt kho tàu trong 30 phút để gia vị ngấm đều.

– Cho nồi lên bếp, phi thơm hành khô và tỏi rồi cho thịt lợn vào đảo đến khi săn lại.

– Khi thịt đã hơi ngả màu, cho nước dừa tươi vào. Đổ nước ngập thịt để thịt chín đều, tránh bị khô. Cho lửa nhỏ, đun khoảng 1 tiếng đến khi thịt mềm.

– Trước khi tắt bếp, cho trứng gà vào trong khoảng 15 phút.

– Cho thịt kho cùng trứng ra đĩa, trang trí lên một chút hành lá và thưởng thức.

Canh bí thịt bằm:

Nguyên liệu:

– Bí xanh 400gr
– Thịt nạc 150gr
– 1 củ hành tím
– Hành lá
– Mắm, tiêu, muối, bột nêm

Cách thực hiện:

– Thịt lợn rửa sạch với nước muối loãng, dùng khăn giấy thấm cho ráo thịt rồi cho vào máy xay.

– Bí xanh gọt vỏ, bỏ ruột rồi rửa sạch. Nạo bí thành lát mỏng tùy ý.

– Phi thơm hành tím rồi cho thịt băm cùng 1 thìa nước mắm, bột nêm vào. Thịt săn thì thêm nước vào.

– Thả bí xanh vào, nêm nếm cho vừa miệng. Bí chín mềm thì tắt bếp.

– Múc canh ra bát, trang trí thêm hành lá và thưởng thức.

Thịt kho tàu

Thịt kho tàu

4. Lưu ý cần nhớ trong quá trình niềng răng

Những lưu ý quan trọng sau đây trong quá trình niềng răng sẽ giúp bạn bảo vệ sức khoẻ và có kết quả chỉnh nha tốt hơn:

– Không được dùng răng để cắn hoặc mở nắp chai vì sẽ làm hư hỏng khí cụ, làm răng bị tổn thương và sai lệch khỏi vị trí mong muốn.

– Ăn chậm rãi, nhai thức ăn kỹ và cắt nhỏ thức ăn để tránh các bệnh lý về đường tiêu hoá.

– Dùng bàn chải lông chải mềm và vệ sinh răng miệng ít nhất 3 – 4 lần một ngày, khi thức dậy, trước lúc đi ngủ, sau mỗi lần ăn uống để làm sạch các kẽ răng.

– Dùng kem đánh răngnước súc miệng có chứa Fluoride giúp răng chắc khỏe trong quá trình niềng răng.

– Khám nha khoa định kỳ theo lịch chỉ định của bác sĩ.

Bài viết trên đã chia sẻ tới bạn thực đơn 7 ngày cho người niềng răng. Hy vọng mang đến nhiều sự lựa chọn thơm ngon, bổ dưỡng cho bữa ăn hàng ngày của bạn.

Hiển thị nguồn

Báo Đồng Khởi: “Gợi ý thực đơn cho người niềng răng phù hợp và bổ dưỡng”

Sức khỏe 123: “GỢI Ý THỰC ĐƠN CẢ NGÀY CHO NGƯỜI NIỀNG RĂNG”

Nhà thuốc Long Châu: “Gợi ý thực đơn những món ăn mềm cho người niềng răng”

Orthodontic Associates: “Cooking for Braces”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề câu hỏi niềng răng
Sụt cân sau khi niềng răng có sao không, cách khắc phục

Sụt cân sau khi niềng răng có sao không, cách khắc phục

Niềng răng là một kỹ thuật trong nha khoa nhằm nắn chỉnh các răng mọc sai lệch trở về đúng vị trí. Tuy nhiên, rất nhiều người còn lo

Ngày 04/03/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Dây thun niềng răng có tác dụng gì? Các loại dây thun hiện nay

Dây thun niềng răng có tác dụng gì? Các loại dây thun hiện nay

Dây thun niềng răng được sử dụng để tạo lực kéo cần thiết để di chuyển răng và đạt được kết quả niềng răng mong muốn. Vậy dây thun

Ngày 19/02/2024 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Răng như thế nào thì nên niềng, 7 trường hợp phổ biến

Răng như thế nào thì nên niềng, 7 trường hợp phổ biến

Niềng răng là một phương pháp nha khoa thẩm mỹ, giúp cải thiện khớp cắn của hàm răng. Nhờ vậy, chức năng ăn nhai, phát âm… cũng trở nên

Ngày 16/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang
Tổng hợp những tác hại của niềng răng mà bạn nên biết

Tổng hợp những tác hại của niềng răng mà bạn nên biết

Niềng răng được xem là một giải pháp nha khoa hoàn hảo để khắc phục tình trạng sai lệch khớp cắn. Tuy nhiên, nếu không được thực hiện

Ngày 15/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phạm Thị Hạnh
Các loại niềng răng phổ biến hiện nay có thể bạn chưa biết

Các loại niềng răng phổ biến hiện nay có thể bạn chưa biết

Niềng răng là giải pháp được rất nhiều người lựa chọn để khắc phục tình trạng răng thưa, mọc chen chúc, hô, móm… Ở bài viết sau, chúng

Ngày 27/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Cách chăm sóc răng sau khi tháo niềng – 5 điều cần chú ý

Cách chăm sóc răng sau khi tháo niềng – 5 điều cần chú ý

Đối với cách chăm sóc răng sau khi tháo niềng cần tập trung vào vệ sinh răng miệng, hạn chế thói quen xấu, đeo hàm duy trì, ăn uống đầy

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam