Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Giải đáp thắc mắc: Bà bầu bị đau răng sâu phải làm sao

Đau răng sâu chắc chắn sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày và cả sức khỏe của mẹ bầu. Tuy nhiên, bà bầu lại không thể điều trị sâu răng tùy tiện bởi có thể tác động xấu tới sự phát triển của thai nhi. Vậy bà bầu bị đau răng sâu phải làm sao để chữa trị? Vấn đề trên sẽ được giải đáp chi tiết ở trong bài viết dưới đây.

1. Bà bầu bị đau răng sâu có nguy hiểm hay không

Đau răng sâu ở bà bầu (1) nếu không được xử lý sớm có thể dẫn đến những hệ lụy nguy hiểm như ăn uống khó khăn, viêm tủy răng, tạo nang xương hàm, tăng nguy cơ sinh non và tiền sản giật.

1.1. Ăn uống khó khăn

Triệu chứng điển hình của bệnh lý sâu răng là đau nhức dữ dội. Cơn đau thường xuất hiện nhiều trong quá trình ăn nhai hàng ngày. Điều đó khiến cho mẹ bầu gặp nhiều khó khăn khi ăn uống.

Trong khi đó, cơ thể của mẹ khi mang thai cần phải được bổ sung rất nhiều dưỡng chất để hỗ trợ cho sự phát triển của trẻ. Nếu mẹ ăn uống khó khăn, cơ thể sẽ bị thiếu chất, dẫn tới sinh bé bị nhẹ cân và sức đề kháng kém.

Đau răng sâu khiến bà bầu ăn uống khó khăn

Đau răng sâu khiến bà bầu gặp nhiều khó khăn trong quá trinh ăn uống

1.2. Viêm tủy răng

Tình trạng đau răng sâu xảy ra khi vi khuẩn gây bệnh đã phá vỡ một phần cấu trúc răng, tạo ra lỗ sâu ở trên răng. Thông qua những lỗ sâu đó, vi khuẩn có thể dễ dàng đi vào phần mô tủy ở sâu bên trong, gây viêm nhiễm và dẫn đến hoại tử tủy.

Sau khi tủy răng đã bị hoại tử, vi khuẩn sẽ tiếp tục đi qua lỗ chóp răng để có thể xâm nhập vào tổ chức quanh chóp. Khi các mô quanh chóp răng bị viêm, ngoài những cơn đau nhức dữ dội, mẹ bầu còn có thể gặp phải những triệu chứng toàn thân như sốt, nổi hạch, có ổ áp xe… gây nguy hiểm tới sức khỏe.

1.3. Tạo nang xương hàm

Trong trường hợp răng sâu dẫn đến viêm quanh chóp răng, quá trình viêm sẽ kích thích sự phá hủy mô của các tế bào biểu mô Malassez còn sót lại ở dây chằng quanh răng. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành nang.

Theo thời gian, các nang răng có thể phát triển, chèn ép, phá hủy cấu trúc xương. Khi đó, xương hàm sẽ rất mỏng và dễ bị nứt, gãy.

1.4. Tăng nguy cơ sinh non

Các vi khuẩn gây bệnh sâu răng ở trong khoang miệng có thể xâm nhập vào đường máu và di chuyển tới tử cung. Khi đó, vi khuẩn sẽ kích thích sản xuất chất prostaglandin chống lại nhiễm trùng. Chất trên có thể gây co thắt tử cung, dẫn đến sinh non, nguy hiểm tới tính mạng của cả mẹ và bé.

Sâu răng làm tăng nguy cơ sinh non

Sâu răng không được điều trị sớm sẽ làm tăng nguy cơ sinh non

1.5. Tiền sản giật

Những bà bầu đau răng sâu sẽ có nguy cơ cao bị tiền sản giật. Đây là một biến chứng vô cùng nguy hiểm của thai kỳ với biểu hiện huyết áp cao, dễ gây tổn thương tới các cơ quan khác trong cơ thể, điển hình là gan, thận.

Ở một số thai phụ, tiền sản giật tiến triển một cách âm thầm, không có bất kỳ dấu hiệu nào. Nếu nặng có thể dẫn tới sản giật – một tai biến sản khoa nghiêm trọng gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé. Thậm chí, đây còn là lý do gây ra tử vong trong trường hợp không được phát hiện và điều trị kịp thời.

2. Bà bầu bị đau răng sâu phải làm sao để chữa trị

Để cải thiện tình trạng đau nhức răng sâu, mẹ bầu có thể áp dụng mẹo tại nhà hoặc các biện pháp chuyên sâu tại nha khoa.

2.1. Áp dụng các biện pháp tại nhà

Bà bầu có thể áp dụng những mẹo sau để giảm bớt những cơn đau nhức răng sâu tại nhà: súc miệng bằng nước muối, sử dụng lá ổi non, bạc hà, chườm lạnh và gừng.

– Súc miệng bằng nước muối: Muối có đặc tính sát trùng và kháng khuẩn tự nhiên. Do đó, muối có thể loại bỏ vi khuẩn gây sâu răng (2), giúp cơn đau nhức dần giảm bớt. Mỗi ngày, bạn nên súc miệng bằng nước muối khoảng 2 – 3 lần, mỗi lần khoảng 60 giây để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

– Lá ổi non: Trong lá ổi có chứa astringents với công dụng kháng viêm và kháng khuẩn mạnh mẽ. Mẹ bầu hãy chuẩn bị 5 – 6 lá ổi sạch, giã với muối và trộn đều với nước. Sau đó, dùng tăm bông sạch thấm vào hỗn hợp và thoa trực tiếp lên răng sâu. Nếu kiên trì, cơn đau sẽ có sự cải thiện đáng kể.

– Bạc hà: Hợp chất menthol trong bạc hà có đặc tính gây tê tự nhiên nên cũng giúp giảm đau nhức răng rất tốt. Bà bầu hãy chuẩn bị một ít lá bạc hà khô, cho vào cốc nước sôi khoảng 20 – 30 phút rồi dùng để súc miệng hàng ngày.

– Chườm lạnh: Khi bị đau răng sâu (3), mẹ bầu hãy bọc một vài viên đá lạnh vào túi chườm chuyên dụng rồi xoa nhẹ nhàng lên vùng má bên ngoài tại vị trí đau răng khoảng 10 phút. Hơi lạnh sẽ ức chế hoạt động của dây thần kinh đến não và giảm đau nhức răng.

– Gừng: Trong gừng chứa tecpen, oleoresin, zingibain… với công dụng chống viêm và kháng khuẩn cao. Chúng sẽ giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh lý sâu răng, trong đó điển hình là đau nhức răng. Mẹ bầu chỉ cần chuẩn bị gừng tươi và cạo sạch. Sau khi gừng tươi đã được giã nát thì đắp trực tiếp lên vùng răng bị đau trong 10 – 15 phút. Nếu như áp dụng đúng cách và kiên trì, cơn đau sẽ giảm đi rõ rệt.

Bà bầu bị đau răng sâu thì phải làm sao

Gừng có khả năng giảm đau nhức răng sâu cho bà bầu tại nhà

2.2. Chữa trị đau răng sâu tại nha khoa

Trên thực tế, các mẹo tại nhà chỉ hỗ trợ cải thiện triệu chứng đau nhức do sâu răng chứ không thể điều trị dứt điểm bệnh lý. Do đó, sau một thời gian, cơn đau sẽ tiếp tục quay trở lại.

Để cơn đau răng sâu biến mất hoàn toàn, mẹ bầu cần phải tới cơ sở nha khoa uy tín. Các bác sĩ sẽ kiểm tra răng miệng, làm sạch toàn bộ khoang sâu. Sau đó, bác sĩ tiến hành hàn trám hoặc bọc răng sứ để đảm bảo chức năng cơ bản của hàm răng.

3. Những lưu ý để ngăn ngừa bệnh lý sâu răng trong thai kỳ

Để ngăn chặn bệnh lý sâu răng (4) trong thời kỳ mang thai, các mẹ bầu cần phải lưu ý những vấn đề dưới đây:

– Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe răng miệng như canxi, vitamin D, vitamin D…

– Tránh ăn nhiều đồ ngọt như bánh, kẹo ngọt, bắp rang bơ… Bởi hàm lượng đường trong đó rất cao, tạo điều kiện thuận lợi cho mảng bám và cao răng hình thành.

– Chải răng ít nhất 2 lần/ngày trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy vào buổi sáng.

– Sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để loại bỏ toàn bộ cặn thức ăn, mảng bám ở kẽ răng.

– Dùng nước súc miệng 2 – 3 lần/ngày nhằm ngăn chặn vi khuẩn có hại phát triển trong khoang miệng.

Vệ sinh lưỡi hàng ngày bởi đây là nơi trú ngụ của rất nhiều vi khuẩn gây hại.

– Sử dụng kem đánh răng có chứa hàm lượng Fluoride để men răng thêm chắc khỏe.

– Khám răng miệng tại nha khoa định kỳ 6 tháng/lần, các bác sĩ sẽ làm sạch cao răng và kiểm tra răng miệng tổng quát.

– Không nên đánh răng ngay sau khi ăn mà cần đợi ít nhất 30 phút để tránh làm ảnh hưởng xấu tới men răng.

Gừng nên vệ sinh lưỡi hàng ngày để ngăn vi khuẩn phát triển

Gừng nên vệ sinh lưỡi hàng ngày để ngăn vi khuẩn phát triển

Bài viết trên đây là toàn bộ các thông tin chi tiết liên quan tới vấn đề “bà bầu bị đau răng sâu phải làm sao” mà Nha Khoa Paris muốn chia sẻ tới các bạn. Nhìn chung, đau nhức răng sâu không được điều trị sớm có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Do đó, ngay khi phát hiện những cơn đau răng sâu xuất hiện, mẹ bầu nên tới nha khoa càng sớm càng tốt để bác sĩ khám và có phương án điều trị kịp thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Bà bầu bị đau răng
Bà bầu bị đau răng sâu do đâu? Cách chữa trị AN TOÀN nhất?

Bà bầu bị đau răng sâu do đâu? Cách chữa trị AN TOÀN nhất?

Bà bầu bị đau răng sâu là hiện tượng phổ biến và cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe mẹ và bé!

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Giải đáp: Bà bầu có nên lấy cao răng không?

Giải đáp: Bà bầu có nên lấy cao răng không?

Được giải đáp bởi Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ –

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang
Top 10 thuốc đặc trị sâu răng cho bà bầu được tin dùng

Top 10 thuốc đặc trị sâu răng cho bà bầu được tin dùng

Hiện nay trên thị trường có nhiều thuốc trị sâu răng, tuy nhiên với phụ nữ mang thai nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải