Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Răng bị gãy còn chân răng ảnh hưởng thế nào, cách khắc phục

Răng bị gãy còn chân răng có thể xảy ra do lực tác động mạnh khi tai nạn giao thông, tai nạn lao động, va chạm mạnh trong quá trình chơi thể thao… Tình trạng trên không chỉ gây ra những cơn đau nhức dữ dội mà còn ảnh hưởng nhiều tới răng miệng cũng như sức khỏe toàn thân. Vậy phải làm như thế nào để có thể khắc phục hoàn toàn, tránh những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe?

1. Răng bị gãy còn chân răng gây ảnh hưởng như thế nào

Răng bị gãy chỉ còn chân răng sẽ gây ra những hệ lụy sau: mất thẩm mỹ hàm răng, ăn nhai kém, mắc bệnh lý viêm tủy răng, viêm chóp răng, ảnh hưởng đến các răng ở vị trí lân cận và phá hủy xương hàm.

1.1. Mất thẩm mỹ

Một hàm răng chỉ đẹp khi tất cả các răng trên cung hàm đều và khỏe mạnh. Răng bị gãy chỉ còn phần chân răng chắc chắn sẽ tạo ra một khoảng trống trên cung hàm, khiến cho hàm răng bị mất đi sự liền mạch.

Đặc biệt, nếu răng bị gãy thuộc nhóm răng nanh hoặc răng cửa thì rất dễ bị lộ ra bên ngoài khi bạn cười hoặc nói chuyện. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của toàn bộ khuôn mặt mà còn khiến cho nụ cười trở nên thiếu sức sống và kém duyên.

Răng bị gãy chỉ còn chân răng gây mất thẩm mỹ

Răng bị gãy chỉ còn chân răng gây mất thẩm mỹ

1.2. Ăn nhai kém

Răng là bộ phận đầu tiên tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn của cơ thể, với nhiệm vụ nghiền nát thức ăn trước khi chúng đi xuống hệ tiêu hóa. Chính vì vậy, nếu như răng bị gãy nghiêm trọng, chỉ còn lại phần chân răng thì chức năng ăn nhai chắc chắn cũng bị suy giảm nghiêm trọng.

Gãy răng sẽ kéo theo những cơn đau nhức, khó chịu. Cơn đau còn trở nên nghiêm trọng hơn trong quá trình ăn nhai do răng cần sử dụng lực để cắn, xé và nghiền nát thức ăn.

Vì vậy, khi bị gãy răng, bạn buộc phải hạn chế tối đa việc nhai để tránh cảm giác đau nhức. Tuy nhiên, thức ăn không được nghiền nát kỹ cũng khiến cho các cơ quan trong hệ tiêu hóa phải hoạt động nhiều hơn để đảm bảo quá trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và chất dinh dưỡng. Về lâu dài, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc phải các bệnh lý như viêm loét dạ dày, viêm đại tràng…

Bên cạnh đó, việc ăn uống khó khăn diễn ra trong khoảng thời gian dài sẽ dẫn tới mệt mỏi và chán ăn. Cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết là nguyên nhân gây suy nhược và suy giảm hệ miễn dịch.

Gãy răng làm suy giảm chức năng ăn nhai

Gãy răng làm suy giảm chức năng ăn nhai

1.3. Viêm tủy răng

Tình trạng gãy răng chỉ còn chân răng không được xử lý sớm sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh lý viêm tủy răng. Bởi khi răng bị gãy lớn sẽ làm lộ các mô tủy bên trong ra ngoài. Đây là một bộ phận nằm sâu bên trong cấu trúc của răng, chứa nhiều dây thần kinh và mạch máu quan trọng.

Nếu tủy răng bị lộ ra ngoài, các vi khuẩn gây hại trong khoang miệng sẽ dễ dàng tấn công vào sâu bên trong và gây viêm nhiễm. Bệnh viêm tủy răng gây ra các triệu chứng như cơn đau tự phát kéo dài, răng bị ê buốt khi ăn uống, sốt, hạch bạch huyết sưng to, đắng miệng… Bệnh càng nặng thì các triệu chứng trên càng trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều tới sinh học hàng ngày.

1.4. Viêm chóp răng

Trong trường hợp bệnh lý viêm tủy ở răng bị gãy không được xử lý sớm, tủy răng sẽ bị hoại tử. Khi đó, vi khuẩn gây bệnh sẽ tiếp tục xâm nhập vào sâu hơn và qua lỗ chóp răng để tấn công vào các tổ chức quanh chóp gồm dây chằng quanh răng và xương ổ răng.

Vi khuẩn sẽ giải phóng hàng loại các chất độc tính như nội/ngoại độc tố của vi khuẩn, enzym tiêu Protein, Arylsulfatase, Prostaglandin… và gây viêm ra bệnh lý viêm chóp răng.

Khi bị bệnh lý trên, bạn sẽ gặp phải các triệu chứng như đau nhức dữ dội, niêm mạc ngách lợi bị sưng nề, đau đầu, sốt… Viêm chóp răng là một bệnh lý liên quan đến răng, nướu nguy hiểm. Nếu như không điều trị sớm, bệnh sẽ gây ra biến chứng áp xe tại chỗ và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.

1.5. Ảnh hưởng răng lân cận

Như những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ ở trong phần trên, gãy răng chỉ còn chân răng không được xử lý sớm là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý viêm nhiễm như viêm tủy răng, viêm chóp răng… Tình trạng viêm nhiễm xảy ra lâu ngày, không được điều trị sẽ khiến cho ổ nhiễm trùng tiếp tục lan rộng tới các răng ở vị trí lân cận. Nếu các răng bị viêm nhiễm ở mức độ nghiêm trọng, bạn còn có nguy cơ mất răng toàn hàm.

Mất răng toàn hàm do viêm nhiễm ở răng bị gãy lan rộng

Mất răng toàn hàm do viêm nhiễm ở răng bị gãy lan rộng

1.6. Phá hủy xương hàm

Bên cạnh những hệ lụy mà chúng tôi đã chia sẻ ở trong phần trên, gãy răng chỉ còn chân răng cũng có thể phá hủy cấu trúc xương hàm. Nguyên nhân là do quá trình viêm chóp răng tại những răng bị gãy sẽ dẫn tới sự hoại tử, phá hủy những tế bào biểu mô Malassez còn sót lại tại các dây chằng xung quanh răng. Dần dần, các nang chân răng sẽ hình thành bên trong xương hàm.

Các nang răng sẽ đè ép trực tiếp vào xương hàm và giải phóng ra các độc tố gây tiêu xương. Theo thời gian, các nang răng sẽ tiếp tục phát triển về kích thước. Chúng sẽ tạo thành các hốc lớn ở trong xương hàm. Những hốc đó chủ yếu chỉ chứa nước chứ không có xương. Do đó, cấu trúc xương hàm đã bị phá hủy. Mật độ xương không đủ khiến cho xương hàm càng ngày càng mỏng dần và dễ bị gãy, vỡ.

2. Răng bị gãy còn chân răng phải làm sao

Phương pháp hiệu quả nhất để khắc phục tình trạng gãy răng chỉ còn lại phần chân răng là tới cơ sở nha khoa để nhổ bỏ chân răng và phục hình răng giả thay thế. Các bác sĩ nha khoa sẽ sử dụng máy nhổ răng siêu âm để tách các mô nướu, dây chằng nha chu và nhổ bỏ chân răng ra khỏi xương hàm.

Sau đó, bạn sẽ trồng răng giả thay thế bằng một trong ba phương pháp là hàm giả tháo lắp, làm cầu răng sứ và trồng răng Implant.

– Hàm giả tháo lắp: Hàm giả tháo lắp là phương pháp phục hình răng truyền thống. Một hàm giả có hai phần chính là phần khung được làm bằng nhựa hoặc kim loại và răng giả gắn liền bên trên. Hàm giả được làm từ chất liệu an toàn với răng miệng. Ngoài ra, hàm tháo lắp rất tiện lợi nên có thể dễ dàng vệ sinh. Tuy nhiên, độ bền của hàm tháo lắp không cao, chỉ sau khoảng 3 – 5 năm là bạn đã phải thay mới.

– Làm cầu răng sứ: Đây là phương pháp trồng răng giả chỉ phù hợp với trường hợp hai răng bên cạnh răng bị mất còn khỏe mạnh. Các bác sĩ sẽ mài bớt hai răng để làm trụ nâng đỡ cầu răng bên trên. Sau khi hoàn tất, khoảng trống mất răng sẽ được lấp đầy. Chức năng ăn nhai của hàm răng được khôi phục khoảng 70%. Tuy nhiên, sau khoảng 7 – 10 năm, trụ cầu sẽ ngày một suy yếu, không đảm bảo được khả năng ăn nhai.

– Trồng răng Implant: Trong 3 phương pháp trồng răng, cấy ghép răng Implant được xem là phương pháp toàn diện nhất. Một răng Implant sẽ bao gồm 3 bộ phận chính là trụ Implant, khớp nối abutment và răng giả gắn bên trên. Trong đó, trụ Implant được cấy trực tiếp vào xương hàm, giúp ngăn chặn tình trạng tiêu xương. Sau khi trồng răng, chức năng ăn nhai được khôi phục tới 99%. Đặc biệt, nếu như bạn chăm sóc răng miệng tốt, trụ Implant còn có thể tồn tại được vĩnh viễn.

Trồng răng Implant là phương pháp phục hình răng toàn diện

Trồng răng Implant là phương pháp phục hình răng toàn diện

Tóm lại, răng bị gãy còn chân răng gây ra rất nhiều hệ lụy đối với với sức khỏe. Do đó, nếu như gặp phải tình trạng trên, bạn nên nhanh chóng tới cơ sở nha khoa uy tín để các bác sĩ kiểm tra và xử lý sớm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề chân răng
Lợi ở chân răng bị rách: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục

Lợi ở chân răng bị rách: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục

Lợi ở chân răng bị rách thường kèm theo những cơn đau nhức dai dẳng nên chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt hàng ngày. Vậy

Ngày 05/03/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Bác sĩ tư vấn cách chữa tụt lợi hiệu quả, không tái phát

Bác sĩ tư vấn cách chữa tụt lợi hiệu quả, không tái phát

Cách chữa tụt lợi an toàn, hiệu quả đang là vấn đề khiến bạn đau đầu? Tình trạng này kéo dài không chỉ khiến hàm răng không ngừng ê

Ngày 19/02/2024 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Cách chữa viêm lợi viêm chân răng an toàn và hiệu quả

Cách chữa viêm lợi viêm chân răng an toàn và hiệu quả

Viêm lợi, viêm chân răng là tình trạng răng miệng mà ai cũng có thể mắc phải, với những biểu hiện như sưng đỏ, chảy máu chân răng. Nếu

Ngày 16/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Tổng hợp 10 cách trị mủ chân răng tại nhà cực kỳ hiệu quả

Tổng hợp 10 cách trị mủ chân răng tại nhà cực kỳ hiệu quả

Mủ chân răng không phải là tình trạng quá hiếm gặp. Người mắc bệnh lý này sẽ có ổ mủ tại chân răng, gây đau nhức răng và thường chảy

Ngày 08/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Ngứa chân răng: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Ngứa chân răng: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Implant, bọc răng sứ 

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Nang chân răng là gì, dấu hiệu và cách điều trị bệnh lý dứt điểm

Nang chân răng là gì, dấu hiệu và cách điều trị bệnh lý dứt điểm

Nang chân răng là một bệnh lý về răng miệng khá phổ biến. Nếu như không được điều trị, các khối nang sẽ càng ngày càng phát triển về

Ngày 20/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh