Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Niềng răng có đau không? Biện pháp giảm đau khi niềng răng

Niềng răng là giải pháp hoàn hảo dành cho những người bị hô, móm, khớp cắn hở, khớp cắn sâu,… Vậy niềng răng có đau không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tất cả các thông tin liên quan vấn đề trên và tư vấn cách chăm sóc răng miệng hiệu quả để quá trình niềng diễn ra suôn sẻ.

Niềng răng được rất nhiều khách hàng lựa chọn với mong muốn có được hàm răng đều, đẹp. Tuy nhiên, cũng có nhiều người lo sợ khi niềng răng sẽ đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng tới hoạt động hằng ngày. Vậy niềng răng có đau không? Có những biện pháp giảm đau nào hiệu quả? Hãy cùng Nha khoa Paris tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết sau.

1. Quy trình niềng răng

Quy trình niềng răng chuẩn sẽ diễn ra với các bước như sau (1):

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Đầu tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng miệng của khách hàng. Sau đó chụp phim X quang để xác định sai lệch răng. Nếu có bệnh lý răng miệng thì cần điều trị triệt để rồi mới tiến hành niềng răng. Đồng thời bác sĩ sẽ tư vấn cho khách hàng phương pháp niềng răng phù hợp và đưa ra mức giá chi tiết.

Bước 2: Lên phác đồ điều trị

Dựa trên kết quả chụp X quang, bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị hiện đại để lên phác đồ điều trị với từng giai đoạn cụ thể.

Một số trường hợp cần phải nhổ răng để tạo khoảng trống cho răng khác dịch chuyển. Sau đó, bác sĩ sẽ lấy dấu răng và chuẩn bị thiết kế mắc cài hoặc khay niềng.

Bước 3: Gắn mắc cài

Sau khi khí cụ được thiết kế xong, bác sĩ sẽ gắn cố định mắc cài lên bề mặt của răng, gắn band niềng, đi dây cung và buộc chun.

Bước 4: Kiểm tra định kỳ

Trong quá trình niềng răng, khách hàng cần phải đến nha khoa thăm khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Mục đích của thăm khám định kỳ là làm sạch răng miệng, kiểm tra tiến độ dịch chuyển của răng, điều chỉnh lực siết, giao bộ khay niềng mới,…

Bước 5: Đeo hàm duy trì

Khi răng đã dịch chuyển về đúng vị trí trên cung hàm, bác sĩ sẽ chỉ định tháo khí cụ niềng răng. Tuy nhiên, khách hàng vẫn cần tiếp tục đeo hàm duy trì một khoảng thời gian để đảm bảo răng cố định, không chạy về vị trí cũ.

niềng răng có đau không

Quy trình niềng răng

2. Niềng răng có đau không

Theo bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm, niềng răng có gây đau nhức và khó chịu. Cảm giác đau do khí cụ siết răng nhằm giúp các răng mọc lệch trở về đúng vị trí chuẩn. Sự di chuyển của răng sẽ ảnh hưởng đến xương ổ răng, dây chằng nha chu, nướu,… nên cảm giác đau là điều không thể tránh khỏi (2).

Mức độ đau nhức ở mỗi người sẽ có sự khác nhau nhưng vẫn ở trong ngưỡng có thể chịu đựng được.

Cơn đau nhức cũng không xuất hiện ở toàn bộ quá trình niềng răng, chỉ đau trong một số giai đoạn nhất định như mới gắn mới cài, đặt chun tách kẽ, siết răng,… Nếu như biết cách chăm sóc răng miệng cẩn thận theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, cơn đau sẽ nhanh thuyên giảm.

niềng răng có đau không

Cảm giác đau nhức khi niềng răng

3. Đau khi niềng răng: Điều này có phổ biến không?

Cảm giác đau nhức là tình trạng phổ biến trong quá trình niềng răng, do lực tác động từ dây cung và mắc cài lên răng. Mức độ đau nhức sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như:

– Cơ địa của mỗi người:

Mỗi người có mức độ nhạy cảm khác nhau. Người có cơ địa dễ bị dị ứng hoặc viêm nhiễm sẽ thấy đau nhức hơn khi niềng răng.

– Phương pháp niềng răng:

Niềng răng mắc cài thường gây đau nhức hơn so với niềng răng trong suốt. Vì mắc cài có thể ma sát lên các mô mềm trong miệng, gây cảm giác khó chịu.

– Tình trạng răng miệng:

Trường hợp răng sai lệch nặng, quy trình niềng phức tạp hoặc cần nhổ răng có thể dẫn đến cảm giác đau nhức nhiều hơn.

– Tay nghề bác sĩ:

Bác sĩ niềng răng có tay nghề cao sẽ biết cách điều chỉnh lực siết dây cung và gắn mắc cài nhẹ nhàng, hạn chế tối đa cảm giác đau nhức cho khách hàng. Bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng sau khi niềng để giảm thiểu nguy cơ đau nhức và biến chứng.

– Chăm sóc răng miệng:

Khách hàng vệ sinh răng miệng tốt khi niềng răng, chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giảm cảm giác đau nhức, ngăn ngừa bệnh lý răng miệng.

4. Cách giảm đau khi niềng răng

Để cảm giác đau nhức khi niềng nhanh chóng thuyên giảm, bạn có thể áp dụng các cách sau: dùng thuốc giảm đau; chườm đá; massage nướu; vệ sinh răng miệng; chăm sóc răng miệng; tránh các thực phẩm dai, cứng, dính và ăn thức ăn mềm, nguội (3).

4.1. Thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau thường được bác sĩ kê sau khi nhổ răng, gắn minivis,… nhằm giảm đau nhanh chóng. Các loại thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến là Ibuprofen, Acetaminophen và Efferalgan.

– Thuốc Ibuprofen: thuốc Ibuprofen thuộc nhóm kháng viêm không steroid có công dụng giảm đau hiệu quả. Các thành phần trong thuốc sẽ ngăn khả năng tổng hợp prostaglandin E2α, từ đó, giảm đau nhức răng hiệu quả. Liều dùng là uống 200 – 400mg mỗi 4 – 6 giờ

– Thuốc Acetaminophen: Acetaminophen là thuốc giảm đau và hạ sốt không có chứa opioid. Thuốc không gây ra các tác dụng phụ đến đường ruột, dạ dày nên rất an toàn. Liều dùng là uống 1 – 2 viên/lần, cách nhau 4 – 6 giờ

– Thuốc Efferalgan: Efferalgan là thuốc được bào chế dưới dạng viên sủi. Thành phần chính của thuốc là Paracetamol với tác dụng giảm đau nhức nhanh chóng. Liều dùng thông thường là 1 – 2 viên Efferalgan 500mg mỗi 4 – 6 giờ

Thuốc Efferalgan có thể dùng giảm đau khi niềng

Thuốc Efferalgan có thể dùng giảm đau trong quá trình niềng răng

4.2. Chườm đá

Chườm đá lạnh giúp làm tê liệt tạm thời các dây thần kinh, ức chế quá trình dẫn truyền tín hiệu đau nhức lên não bộ. Nhờ vậy, cơn đau nhức răng sẽ nhanh chóng được xoa dịu.

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị một túi chườm lạnh y tế

– Cho vài viên đá lạnh vào bên trong túi chườm

– Áp túi chườm lên vùng má bên ngoài vị trí răng đang bị đau nhức và chườm khoảng 10 – 15 phút

– Dừng khoảng 10 phút rồi tiếp tục chườm

– Không nên chườm quá lâu bởi có thể gây ra tình trạng bỏng lạnh, làm tổn thương da

Phương pháp chườm đá lạnh giảm đau khi niềng

Phương pháp chườm đá lạnh giảm đau khi niềng

4.3. Massage nướu

Có thể massage nướu thường xuyên để mạch máu được lưu thông tốt hơn. Khi các mô nướu được thư giãn, cơn đau nhức, khó chịu cũng nhanh chóng được giảm bớt.

Cách thực hiện:

– Rửa tay sạch sẽ để tránh vi khuẩn xâm nhập vào trong khoang miệng

– Dùng ngón tay để massage nướu nhẹ nhàng trong 2 – 3 phút

4.4. Vệ sinh răng miệng

Cách vệ sinh răng miệng khi đeo niềng hàng ngày như sau:

– Chải răng đều đặn 2 – 3 lần/ngày bằng bàn chải mềm và kem đánh răng chuyên dụng

– Sử dụng bàn chải kẽ, chỉ nha khoa hoặc tăm nước để làm sạch cặn thức ăn ở mắc cài, kẽ răng

– Súc miệng 2 – 3 lần hàng ngày giúp làm sạch cặn thức ăn và ngăn vi khuẩn phát triển

– Cạo lưỡi để loại bỏ nơi trú ngụ của nhiều vi khuẩn gây hại

Vệ sinh răng miệng khi niềng răng

Vệ sinh răng miệng khi niềng răng

4.5. Chăm sóc răng miệng

Sau khi đeo khí cụ niềng răng, khách hàng cần chăm sóc răng miệng cẩn thận, cụ thể như sau:

– Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung các thực phẩm có nhiều dưỡng chất như rau xanh, thịt, cá,… để răng, nướu luôn chắc khỏe

– Đến nha khoa tái khám đúng hẹn để bác sĩ làm sạch khoang miệng, điều chỉnh lực siết, giao khay chỉnh nha mới,…

– Không được tự ý tháo khí cụ chỉnh nha cố định khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ

– Nhanh chóng tới phòng khám nha khoa gặp bác sĩ trong trường hợp có những biểu hiện bất thường như đau nhức dai dẳng, chảy máu,…

– Vệ sinh khay niềng cẩn thận trong trường hợp niềng răng tháo lắp

4.6. Tránh các thực phẩm dai, cứng, dính

Những người đang niềng răng nên tránh ăn những loại thực phẩm dai, cứng, dính:

– Thực phẩm cứng: mía, ngô rang, hạt cứng, đá lạnh, ổi,… cần phải có rất nhiều lực nhai từ răng và hàm nên sẽ gây đau nhức dai dẳng, thậm chí bung tuột khí cụ

– Thực phẩm dễ dính: bánh nếp, bánh dày, kẹo dẻo,… rất dễ bám vào khí cụ và khó làm sạch hoàn toàn nên sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng

Người niềng răng nên hạn chế ăn thực phẩm dễ dính

Người niềng răng nên hạn chế ăn thực phẩm dễ dính

4.7. Ăn thức ăn mềm, nguội

Người niềng răng nên ưu tiên các loại thực phẩm được chế biến ở dạng mềm, nguội như cháo, súp, trứng hấp, bún, khoai tây nghiền,… Chúng không đòi hỏi răng, hàm phải dùng nhiều lực nên sẽ giảm bớt được phần nào mức độ đau nhức trong quá trình ăn nhai.

5. Thời gian cần thiết để thích nghi

Bạn sẽ thích nghi với quá trình niềng răng trong khoảng 1 – 2 tuần sau khi gắn khí cụ lên răng.

Khi đã quen với lực siết, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi ăn nhai và không còn cảm giác vướng víu khi vệ sinh răng miệng. Răng miệng được vệ sinh kỹ lưỡng sẽ giảm nguy cơ mắc các vấn đề về răng miệng trong quá trình điều trị niềng răng.

6. Câu hỏi thường gặp về niềng răng

Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về niềng răng được Nha khoa Paris giải đáp chi tiết:

6.1. Tại sao niềng răng lại bị đau?

Niềng răng gây đau do có lực tác động từ khí cụ niềng răng, chúng sẽ dịch chuyển răng về vị trí đúng trên cung hàm. Đặc biệt là trong những ngày đầu sau khi gắn mắc cài hoặc sau khi siết răng, cảm giác đau rõ rệt hơn.

Một số trường hợp mắc cài và dây cung có thể cọ xát vào nướu và mô mềm trong miệng, gây sưng tấy, đau nhức.

6.2. Niềng răng trong bao lâu thì hết đau?

Cơn đau nhức sẽ kéo dài khoảng 1 – 2 tuần sau khi gắn dây cung, mắc cài,… lên răng. Khi răng, nướu đã thích nghi với lực siết thì mức độ đau sẽ giảm dần và biến mất (4).

Ở các giai đoạn khác trong quá trình niềng răng, cơn đau nhức sẽ kéo dài trong khoảng thời gian sau:

– Đặt chun tách kẽ: đau từ 4 – 7 ngày

– Nhổ răng: đau từ 3 – 5 ngày

– Chỉnh lực siết khí cụ định kỳ: đau từ 3 – 5 ngày

Cơn đau nhức khi niềng răng sẽ giảm dần theo thời gian

Cơn đau nhức khi niềng răng sẽ giảm dần theo thời gian

6.3. Thời gian niềng răng nhanh nhất là bao lâu?

Thời gian niềng răng nhanh nhất có thể từ 6 – 12 tháng với các trường hợp sau đây:

– Niềng răng cho trẻ em trong độ tuổi từ 12 – 15 tuổi thường nhanh hơn người lớn do xương hàm chưa phát triển hoàn thiện

– Răng lệch lạc ít, khớp cắn ít sai lệch

– Răng hô, vẩu, thưa ở mức độ không quá nghiêm trọng

– Trường hợp không cần nhổ răng sẽ giúp rút ngắn thời gian niềng răng do không mất thời gian chờ đợi vết thương nhổ răng lành lại

6.4. Những người không nên niềng răng

Những trường hợp không nên niềng răng là:

– Người mắc bệnh nha chu quá nặng, xương răng bị tiêu và phần lợi không còn nơi để bám víu

– Tình trạng răng và xương hàm quá yếu

– Người đã trồng Implant hoặc bọc răng sứ

– Trường hợp mắc bệnh lý toàn thân như động kinh, tim mạch nặng, tâm thần, bệnh tiểu đường, bệnh ác tính như ung thư máu,…

6.5. Niềng răng hàm dưới có đau không

Niềng răng hàm dưới có gây cảm giác đau nhức. Mức độ đau có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp niềng răng, tình trạng răng miệng và cơ địa mỗi người.

Giai đoạn đầu sau khi gắn mắc cài thường là giai đoạn đau nhức nhất do răng và nướu chưa quen với lực siết của khí cụ. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ giảm dần và biến mất hoàn toàn sau khoảng 1 tuần. Sau mỗi lần siết niềng răng, bạn cũng có thể cảm thấy đau nhức nhẹ trong vài ngày, nhưng cảm giác này sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

6.6. Tháo niềng răng có đau không

Quá trình tháo niềng diễn ra nhanh chóng và không gây đau đớn. Bác sĩ sẽ gỡ bỏ mắc cài, dây cung, vít cắm ra khỏi răng và không tác động đến răng hoặc các bộ phận khác trong khoang miệng.

Quá trình tháo niềng sẽ sử dụng dụng cụ chuyên dụng nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm, không gây ra bất cứ thương tổn nào. Sau khi đã tháo mắc cài và dây cung ra, bạn sẽ được vệ sinh răng để loại bỏ mảng bám trên răng.

6.7. Giai đoạn xấu nhất khi niềng răng

Giai đoạn xấu nhất khi niềng răng là 3 tháng đầu tiên đeo niềng. Khi đó, răng chưa đều cùng với mắc cài sẽ gây cảm giác cộm, cấn. Một số trường hợp có thể gặp phải tình trạng hóp má, thậm chí là hóp thái dương.

Trường hợp niềng răng hô hoặc móm cần phải nhổ răng khi cười sẽ thấy các khoảng trống giữa răng, gây mất thẩm mỹ.

7. Nha khoa Paris – địa chỉ niềng răng không đau

Nha Khoa Paris là chuỗi nha khoa hoạt động theo tiêu chuẩn Pháp đầu tiên ở Việt Nam. Đơn vị luôn lọt vào top địa chỉ niềng răng không đau, an toàn hàng đầu bởi những thế mạnh nổi bật như sau:

– Bác sĩ chuyên môn cao:

Đội ngũ bác sĩ tốt nghiệp từ các trường đại học uy tín trong và ngoài nước. Tất cả các bác sĩ đang làm việc tại nha khoa đều có chứng chỉ do Bộ/Sở Y tế cấp.

– Nhiều cơ sở khắp cả nước:

Nha Khoa Paris hiện có tổng cộng 15 chi nhánh tại nhiều tỉnh thành lớn trên toàn quốc. Tất cả các cơ sở đều được trang bị đầy đủ hệ thống máy móc và dụng cụ tiên tiến. Đây chính là những cánh tay hỗ trợ đắc lực cho bác sĩ trong quá trình thăm khám, lên phác đồ điều trị.

– Công nghệ niềng răng hiện đại:

Nha Khoa Paris đang áp dụng nhiều công nghệ niềng răng như 3D SPEED, 4D AI SAFE, 5D INVI,… giúp đảm bảo hiệu quả chỉnh nha và hạn chế nhổ răng, bảo tồn răng thật tối đa.

– Phòng khám vô trùng:

Nha Khoa Paris có hệ thống phòng vô trùng đạt tiêu chuẩn chất lượng của Bộ Y tế. Không chỉ vậy, các dụng cụ, thiết bị nha khoa còn luôn được khử khuẩn tuyệt đối nên đảm bảo an toàn cho khách hàng, tránh tình trạng lây nhiễm chéo.

Khách hàng niềng răng tại Nha khoa Paris

Khách hàng niềng răng tại Nha khoa Paris

Nha khoa Paris đã giải đáp thắc mắc của khách hàng về niềng răng có đau không. Bạn cần lựa chọn địa chỉ niềng răng uy tín với đội ngũ bác sĩ giỏi và thiết bị hiện đại để giảm đau nhức và ngăn chặn được nhiều biến chứng nguy hiểm.

Hiển thị nguồn

Hello Bác sĩ
https://hellobacsi.com/suc-khoe-rang-mieng/chinh-nha/quy-trinh-nieng-rang/
Medicalnewstoday
https://www.medicalnewstoday.com/articles/327201
Nhà thuốc Long Châu
https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/10-cach-giam-dau-khi-nieng-rang-hieu-qua-62053.html
Oakbrookortho
https://www.oakbrookortho.com/blog/how-long-do-braces-hurt/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề niềng răng
Niềng răng có tác dụng gì? Lưu ý cần biết trước khi niềng răng

Niềng răng có tác dụng gì? Lưu ý cần biết trước khi niềng răng

Niềng răng là phương pháp phổ biến trong nha khoa, giúp nắn chỉnh các sai lệch của xương hàm và răng. Ngày càng có nhiều người lựa chọn

Ngày 11/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Niềng răng bằng silicon có tốt không – Cách sử dụng tối ưu

Niềng răng bằng silicon có tốt không – Cách sử dụng tối ưu

Niềng răng silicon điều hướng răng mọc sai lệch trở về đúng vị trí trên cung hàm và ngăn ngừa tình trạng sai lệch khớp cắn, đồng thời

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Niềng răng không nên ăn gì: 5 món cần tránh trong thực đơn

Niềng răng không nên ăn gì: 5 món cần tránh trong thực đơn

Đồ quá cứng, dai; đồ quá nóng, quá lạnh; món nhiều đường; đồ ăn giòn, nhiều vụn và dễ dính là những thực phẩm bạn không nên ăn khi đang

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Niềng răng hô có đau không? Bí quyết giảm đau nhanh

Niềng răng hô có đau không? Bí quyết giảm đau nhanh

Được giải đáp bởi Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Niềng răng giá rẻ có tốt không? Chi phí rẻ nhất là bao nhiêu?

Niềng răng giá rẻ có tốt không? Chi phí rẻ nhất là bao nhiêu?

Với nhu cầu thẩm mỹ nha khoa ngày càng cao thì phương pháp niềng răng đã không còn quá xa lạ. Tuy nhiên, vì tiếc tiền mà nhiều người đã

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Niềng răng mọc lệch mất thời gian bao lâu? Giá có đắt không?

Niềng răng mọc lệch mất thời gian bao lâu? Giá có đắt không?

Niềng răng mọc lệch là phương pháp nắn chỉnh các xương răng mọc lệch, mọc sai vị trí bằng các khí cụ chỉnh nha như dây cung, mắc cài,

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh