Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Răng khôn mọc ở đâu? Những ảnh hưởng khi mọc răng khôn

Răng khôn thường mọc ở độ tuổi trưởng thành. Khi mọc răng khôn sẽ gây nhiều cảm giác đau nhức, khó chịu và nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy răng khôn mọc ở đâu và có cần phải nhổ bỏ không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Nha khoa Paris.

1. Răng khôn mọc ở đâu

Răng khôn mọc ở vị trí sau cung răng hàm, kế cận với răng số 7.  Răng khôn thường mọc ở giai đoạn từ 17 đến 25 tuổi, khi xương hàm và các răng khác đã ổn định nên thường xảy ra tình trạng mọc ngang, mọc lệch, mọc ngầm,… gây đau nhức và khó chịu.Người trưởng thành có tổng cộng 4 răng khôn.Người chỉ mọc 1, 2, 3 hoặc thậm chí không mọc răng khôn.

2. Dấu hiệu nhận biết răng khôn đang mọc

Khi mọc răng khôn sẽ xuất hiện những dấu hiệu rõ rệt. Bạn hãy chú ý những thay đổi dưới đây để hạn chế ảnh hưởng tới sức khỏe (1):

– Nướu bị sưng tấy, đỏ và đau kéo dài ảnh hưởng tới cuộc sống, ăn uống và giao tiếp

– Vùng nướu ở vị trí răng khôn sưng nhẹ, cơn đau tăng lên khi chải răng hoặc ăn nhai chạm vào

– Sưng đau má, cản trở chức năng ăn nhai

– Xuất hiện cơn sốt nhẹ nhưng không kéo dài và sẽ kết thúc khi răng mọc lên hết

– Cơ thể mệt mỏi, giảm cảm giác thèm ăn, chán ăn

– Xuất hiện mủ, hơi thở có mùi

– Đau hàm, cứng khớp và khó mở miệng

Dấu hiệu nhận biết mọc răng khôn

Dấu hiệu nhận biết mọc răng khôn

3. Các vị trí răng khôn mọc trên cung hàm răng

Các vị trí răng khôn thường mọc trên cung hàm là: răng khôn mọc thẳng; răng khôn mọc ngầm, mọc lệch và răng khôn không mọc.

3.1. Răng khôn mọc thẳng

Răng khôn mọc thẳng là tình trạng mọc theo đúng vị trí trên cung hàm, không gây xâm lấn hay ảnh hưởng đến các răng khác trên cung hàm, đảm bảo chức năng ăn nhai bình thường.

Răng khôn mọc thẳng vẫn có thể gây đau nhức lợi vì quá trình mọc làm cho lợi bị rách.  bị sốt nhẹ hoặc nổi hạch. Tình trạng sẽ khỏi khi răng mọc lên hoàn toàn và không đáng lo ngại.

3.2. Răng khôn mọc ngầm, mọc lệch

Răng khôn mọc ngầm hoặc mọc lệch là một vấn đề phổ biến ở nhiều người trưởng thành. Răng sẽ nằm dưới lớp nướu, không thể nhìn thấy bằng mắt thường hoặc mọc nghiêng hoặc đâm vào răng khác, gây cảm giác đau đớn và kích ứng với mô nướu xung quanh.  Cơn đau xuất hiện 2 – 3 lần mỗi tháng trong vài tháng liên tiếp. Khi răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, cần tới nha khoa kiểm tra càng sớm càng tốt để ngăn chặn các biến chứng xảy ra (2).

răng khôn mọc ở đâu

Răng khôn mọc ngầm, mọc lệch

3.3. Răng khôn không mọc

Răng khôn không mọc do kích thước hàm hạn chế, không đủ không gian để răng mọc lên. Tình trạng có thể gây đau đớn, viêm nhiễm và tăng nguy cơ mắc quai bị. Mặc dù răng khôn không mọc nhưng vẫn cần được theo dõi và xử lý đúng cách.

4. Những tác hại khi răng khôn gây ra

Mọc răng khôn có thể gây nhiều vấn đề răng miệng như: viêm nhiễm răng miệng, các mô mềm xung quanh bị tổn thương, hôi miệng, sâu răng và ảnh hưởng tới dây thần kinh (3).

4.1. Viêm nhiễm răng miệng

Răng khôn mọc ngầm, mọc lệch và thói quen vệ sinh răng miệng sai cách khiến vi khuẩn tích tụ bên trong túi nướu gây viêm nhiễm răng miệng. Viêm nhiễm làm vùng nướu xung quanh răng sưng to, chảy máu chân răng, gây cảm giác đau nhức, sưng nề, xuất hiện mủ.

4.2. Các mô mềm xung quanh bị tổn thương

Khi răng khôn mọc lên có thể gây ra các tổn thương cho mô mềm như biểu mô niêm mạc vòm miệng, nướu, lớp ngoài của xương hàm và cả chân răng kế cận. Các mô mềm sẽ làm rách, thủng nướu, đứt các mạch máu và dây chằng xung quanh răng, cũng như đau nhức và sưng nề.

Răng khôn làm tổn thương các mô mềm

Răng khôn làm tổn thương các mô mềm

4.3. Hôi miệng, sâu răng

Răng khôn mọc sẽ phá hủy các mô nướu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào sâu trong xương răng. Gây ra mùi hôi miệng khó chịu. Vị trí khó răng khôn trong cùng khó vệ sinh làm tăng nguy cơ sâu răng.

4.4. Ảnh hưởng tới dây thần kinh

Chân răng khôn mọc lệch hoặc mọc ngầm sẽ ảnh hưởng đến các dây thần kinh trong vùng xương hàm. Các triệu chứng phù, đỏ quanh mắt, đau mặt một bên, tê liệt tạm thời, mất vị giác, thậm chí là biến dạng khuôn mặt.

5. Có nên tiến hành nhổ răng khôn không

Nên nhổ răng khôn khi răng mọc không đúng vị trí, răng mọc ngầm, mọc lệch, gây đau nhức, làm tăng nguy cơ viêm nướu, sâu răng. Nhổ răng khôn sớm sẽ bảo vệ răng và nướu xung quanh, tránh nguy cơ biến chứng sau này. Cụ thể các trường hợp cần nhổ răng khôn là (4):

– Răng khôn mọc ngầm, mọc lệch gây triệu chứng đau nhức, sưng tấy, nhiễm trùng kéo dài

– Răng khôn mọc chèn vào chân răng bên cạnh, khiến hàm răng bị xô lệch

– Răng khôn có hình dạng bất thường hoặc tạo thành một khe nhỏ với răng số 7 dễ khiến thức ăn bám dính lại hình thành ổ vi khuẩn

– Răng khôn bị sâu, viêm chân răng, viêm nha chu, viêm tủy,…

– Nhổ răng khôn để niềng răng

– Răng khôn mọc thẳng nhưng không có răng đối diện tương ứng, cần nhổ bỏ sớm để tránh gây loét nướu, sâu răng và ảnh hưởng mô nha chu răng bên cạnh

– Răng khôn quá to, quá nhỏ hoặc quá dài gây chèn ép các răng khác

Nhổ răng khôn sớm ngăn chặn bệnh lý

Nhổ răng khôn sớm ngăn chặn bệnh lý

6. Thời điểm nào tốt nhất để nhổ răng khôn

Thời điểm tốt nhất để nhổ răng khôn là từ 18 – 25 tuổi, khi chân răng hình thành được 2/3, nhổ răng khôn sẽ không đau. Ngoài 35 tuổi, nhổ răng khôn sẽ gặp nhiều khó khăn do xương đã cứng và đặc hơn, quá trình lành thương kéo dài lâu hơn.

Hy vọng qua bài viết đã giúp bạn hiểu rõ răng khôn mọc ở đâu. Mọc răng khôn luôn là nỗi ám ảnh không của riêng ai. Bạn cần thăm khám răng miệng thường xuyên để kịp thời ngăn chặn biến chứng tới răng miệng. Nếu bạn có thêm thắc mắc hãy liên hệ với Nha khoa Paris qua hotline 1900 6900.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *