Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Dấu hiệu mọc răng khôn hàm trên và những lưu ý quan trọng

Mọc răng khôn là nỗi ám ảnh của nhiều người hiện nay. Khi răng khôn mọc sẽ kèm theo các triệu chứng như đau nhức, nướu sưng tấy đỏ, đau đầu, thậm chí là há miệng cũng khó khăn. Vậy làm sao để biết được mọc răng khôn hàm trên? Bài viết sau sẽ giúp bạn nhận biết chính xác và chủ động trong quá trình điều trị.

1. Dấu hiệu khi mọc răng khôn hàm trên

Khi mọc răng khôn (1) bạn sẽ cảm nhận được những triệu chứng bất thường. Sau đây là những dấu hiệu cụ thể:

– Đau nhức răng: răng đau nhức là biểu hiện đầu tiên mà răng khôn hàm trên gây ra khi chúng bắt đầu mọc. Răng khôn nhú lên, có nghĩa rằng phần nướu bị tách ra để tạo không gian cho răng phát triển, hình thành cơn đau kéo dài

– Nướu sưng đỏ, cứng khớp: răng khôn mọc làm liên kết của nướu bị phá vỡ. Qua đó gây sưng tấy nướu. Răng càng phát triển thì phần nướu càng sưng to. Khi nướu bị tổn thương nhiều, bạn có thể quan sát dễ dàng bằng mắt thường

– Sốt cao: cơ thể bị sốt, nhiệt độ tăng cao là triệu chứng phổ biến khi răng khôn mọc lên. Nguyên nhân xuất phát từ tổn thương mô mềm phát sinh trong quá trình mọc răng

– Sưng má: trong nhiều trường hợp, do không đủ không gian trên cung hàm nên răng khôn mọc lệch khỏi trục, gây tổn thương tới 2 bên má. Qua đó dẫn tới đau sưng má hoặc nặng hơn là hình thành ổ mủ, áp xe

– Xuất hiện mủ: mọc răng khôn xuất hiện ổ mủ là trường hợp nguy hiểm. Đó là lúc răng khôn bị áp xe do kẹt một phần ở dưới làm dắt thức ăn và tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, gây viêm nhiễm. Khi ấn vào vị trí mọc răng bạn sẽ thấy có mủ trắng, có máu kèm theo cảm giác đau nhức. Khi đó bạn cần tới bệnh viện, nha khoa uy tín để được bác sĩ điều trị kịp thời

Dấu hiệu khi mọc răng khôn ở hàm trên

Dấu hiệu khi mọc răng khôn hàm trên

2. Trường hợp mọc răng khôn ở hàm trên cần phải nhổ bỏ

Không phải mọi trường hợp mọc răng khôn đều buộc phải nhổ bỏ. Tuy nhiên, với một số tình trạng răng khôn sau đây bác sĩ sẽ chỉ định nhổ để đảm bảo an toàn cho răng miệng cũng như sức khỏe cơ thể:

2.1. Răng khôn mọc lệch

Vị trí răng khôn mọc và phát triển trong giai đoạn từ 17 – 25 tuổi. Đây là thời điểm xương hàm đã hình thành ổn định. Do đó, răng khôn hàm trên mọc sẽ cần một khoảng trống để nhô lên. Trong trường hợp không có đủ vị trí trên cung hàm, răng khôn thường có xu hướng mọc chen chúc và lệch hẳn khỏi hướng trục. Do đó gây hiện tượng răng mọc lệch (2), đâm vào vị trí xung quanh gây tổn thương lên toàn bộ cấu trúc răng.

Hơn nữa, trường hợp răng khôn mọc lệch ra má còn tạo ra cảm giác đau nhức, ê buốt khó chịu. Về lâu dài, nếu không có biện pháp xử lý, có thể gây nhiều biến chứng như sâu răng, sưng tấy vùng lợi, hôi miệng, viêm nhiễm, loét má trong,…

Răng khôn hàm trên mọc lệch

Răng khôn hàm trên mọc lệch

2.2. Sâu răng khôn

Răng khôn nằm trong cùng của hàm nên khó khăn trong quá trình vệ sinh răng miệng. Đồng thời, chúng nằm sát má nên thường bị khuất, gần như không thể thấy và xác định vệ sinh sạch chưa. Hơn nữa, vệ sinh không kỹ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nguy hiểm như:

– Ảnh hưởng cấu trúc răng: mọc răng khôn bị sâu là báo động nguy hiểm tới sức khỏe răng. Từ vị trí răng khôn hàm trên bị sâu, vi khuẩn sẽ mài mòn lớp men bảo vệ và xâm nhập vào trong, phá hủy cấu trúc răng

– Tác động đến cơ quan khác: có sự liên quan giữa răng khôn bị sâu với các hệ thống cơ quan khác như tim mạch, dạ dày, đường máu,… Răng sâu hình thành viêm nhiễm, từ các vết thương tổn, vi khuẩn di chuyển tới các hệ thống trong cơ thể và phát triển thành bệnh lý. Vì thế, trường hợp sâu răng khôn thường phải đối mặt với nhiễm trùng máu, đau dạ dày,…

– Ảnh hưởng sức khỏe cơ thể: răng sâu ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Việc phải chịu đựng những cơn đau nhức, ê buốt sẽ làm mất tập trung, rối loạn giấc ngủ, giảm sút tinh thần, thường thấy khó chịu, bực bội. Những điều này làm suy giảm sức khỏe nghiêm trọng, ảnh hưởng tinh thần và chất lượng cuộc sống

Vì những biến chứng nguy hiểm trên mà bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng khôn nếu chúng bị sâu. Đồng thời, cần nhổ bỏ càng sớm càng tốt để hạn chế nguy cơ chuyển biến xấu.

2.3. Nhiễm trùng răng khôn

Răng khôn bị nhiễm trùng (3) không phải tình trạng hiếm gặp. Nhiễm trùng khi mọc răng khôn thường do vi khuẩn hình thành từ việc vệ sinh không sạch sẽ. Vi khuẩn phát triển gây cảm giác sưng đau, nhiễm trùng tại chỗ và tiến triển thành bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, viêm nhiễm nướu, lợi trùm răng khôn, có túi mủ quanh chân răng,…

Nếu răng khôn nhiễm trùng hoặc tái phát nhiều thì việc nhổ bỏ là rất cần thiết.

2.4. Nhổ răng khôn để chỉnh nha

Trong một số trường hợp, răng khôn hàm trên không có vấn đề liên quan đến nhiễm trùng, sâu hoặc mọc lệch nhưng vẫn nhổ bỏ để thực hiện điều trị nha khoa.

Ví dụ như trường hợp mọc răng khôn nhưng muốn niềng răng. Khi này, sẽ cần có không gian trên hàm để các răng khác dịch chuyển thoải mái. Bác sĩ sẽ khuyến cáo nhổ răng khôn bởi không ảnh hưởng về thẩm mỹ và chức năng của toàn hàm. Nhổ bỏ răng khôn trước khi niềng sẽ hạn chế bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.

Ngoài ra, trường hợp răng khôn gây đau nhức, khó chịu hoặc làm tổn thương tới mô mềm trong khoang miệng cũng cần nhổ bỏ để không phải chịu đựng những cơn đau hàng ngày.

Cần nhổ răng khôn để chỉnh nha

Cần nhổ răng khôn để chỉnh nha

3. Nhổ răng khôn ở hàm trên có đau không

Lĩnh vực nha khoa ngày càng phát triển, quy trình nhổ răng khôn cũng được ứng dụng công nghệ đại nên sẽ giảm tối đa cảm giác đau nhức, ê buốt. Hơn nữa thời gian thực hiện nhanh chóng, thời gian liền vết thương cũng nhanh hơn biện pháp nhổ răng khôn truyền thống. Trước khi nhổ răng khôn, bác sĩ sẽ gây tê nên sẽ không thấy đau nhức trong quá trình thực hiện.

Quy trình nhổ răng được thực hiện bởi dụng cụ chuyên dụng, đảm bảo chính xác cao, tránh tổn thương đến mô mềm. Sau khi nhổ răng, bạn có thể dùng thuốc giảm đau theo đơn, kết hợp chế độ ăn uống thích hợp sẽ nhanh chóng ăn bình thường lại như trước.

Ngoài ra, để đảm bảo sự an toàn trong và sau khi nhổ răng, bạn nên lựa chọn nha khoa uy tín, có cơ sở vật chất hiện đại, bác sĩ giàu kinh nghiệm, tránh để lại biến chứng.

4. Chăm sóc sau khi nhổ răng khôn ở hàm trên

Sau khi nhổ răng khôn, bạn cần có thời gian để phục hồi. Vì thế nên xây dựng chế độ chăm sóc răng miệng thích hợp, hạn chế tác động vào vùng răng mới nhổ. Các mẹo sau đây sẽ giúp quá trình phục hồi nhanh chóng:

– Chế độ ăn uống: sau nhổ răng, bạn nên sử dụng các thực phẩm mềm và dễ nuốt như súp, cháo, canh, sữa,… để không ảnh hưởng tới vết thương. Hơn nữa là bổ sung thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin, không sử dụng đồ ăn cứng, đồ cay nóng và các loại nước có cồn, có gas và chất kích thích

– Chế độ nghỉ ngơi: dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh hoạt động mạnh có thể tác động đến vùng răng khôn mới nhổ. Khi ngủ cần kê cao gối và tránh nằm nghiêng, giúp hạn chế áp lực đến vùng tổn thương sau nhổ răng

– Vệ sinh răng miệng: đánh răng thường xuyên, nhẹ nhàng và tránh dùng nước sát khuẩn. Sau khi ăn cần súc miệng để loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa có thể sản sinh vi khuẩn

– Chọn sản phẩm hỗ trợ làm sạch: chuẩn bị bộ sản phẩm bao gồm bàn chải, nước súc miệng, kem đánh răng, chỉ nha khoa,… để làm sạch tối ưu. Chọn sản phẩm an toàn và hạn chế tác động xấu tới răng miệng

Ăn thực phẩm mềm sau khi nhổ răng

Ăn thực phẩm mềm sau khi nhổ răng

Thông qua bài viết, hy vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về vấn đề mọc răng khôn hàm trên. Nếu bạn đang tìm địa chỉ cơ sở nha khoa uy tín để thực hiện nhổ răng khôn, liên hệ với Nha khoa Paris để được hỗ trợ và giải đáp nhanh nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề mọc răng khôn
Vì sao Mọc răng khôn không đau? Những lưu ý cần biết

Vì sao Mọc răng khôn không đau? Những lưu ý cần biết

Mọc răng khôn gây ra nhiều phiền toái, ngoài việc có những cơn đau dai dẳng, ảnh hưởng đến sinh hoạt, ăn uống. Chúng còn tiềm ẩn nguy

Ngày 01/03/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Răng khôn mọc đúng và những thông tin bạn cần biết

Răng khôn mọc đúng và những thông tin bạn cần biết

Răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng khi xương hàm và các răng khác đã phát triển toàn diện. Răng khôn mọc đúng vị trí nếu xương hàm

Ngày 08/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Răng khôn mọc trong bao lâu, cách chăm sóc khi mọc răng khôn

Răng khôn mọc trong bao lâu, cách chăm sóc khi mọc răng khôn

Răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm, thường đi kèm với cảm giác đau nhức, gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. Vậy

Ngày 01/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Mọc răng khôn có đau không? Khi nào cần phải nhổ bỏ răng khôn

Mọc răng khôn có đau không? Khi nào cần phải nhổ bỏ răng khôn

Mọc răng khôn có đau không là thắc mắc chung của rất nhiều người. Trên thực tế thì tình trạng đau nhức sẽ tùy thuộc vào cơ địa và cấu

Ngày 04/01/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Mọc răng khôn đau mấy ngày – 4 cách giảm đau nhức hiệu quả

Mọc răng khôn đau mấy ngày – 4 cách giảm đau nhức hiệu quả

Mọc răng khôn đau mấy ngày là lo lắng của các khách hàng đang bị chiếc răng này “chào hỏi”. Cảm giác đau do răng khôn gây ra được gọi

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Nguyên nhân mọc răng khôn là gì? 10 dấu hiệu nhận biết răng sắp mọc

Nguyên nhân mọc răng khôn là gì? 10 dấu hiệu nhận biết răng sắp mọc

Nguyên nhân mọc răng khôn là gì tại sao chúng chỉ mọc khi đến tuổi trưởng thành và khi nào nên nhổ bỏ? Những kiến thức về răng khôn sẽ

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công