Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Răng sâu có mủ: Nhận biết, Cách điều trị và Phòng ngừa

Răng sâu có mủ hình thành chủ yếu do không điều trị bệnh lý sâu răng kịp thời. Vậy cụ thể bệnh lý này là gì, có nguy hiểm không, cách chữa trị ra sao? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết hữu ích ngay sau đây.

1. Tình trạng răng sâu có mủ là gì

Sâu răng có mủ là biểu hiện của bệnh lý sâu răng khi vi khuẩn đã xâm nhập vào sâu trong lớp ngà răng và tiến đến tủy răng. Khi răng bị nhiễm trùng, cơ thể cố gắng chống lại bằng cách tạo ra mủ. Tình trạng này có thể gây đau đớn, sưng đỏ và nhạy cảm.

Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng nhiễm trùng có thể lây lan sang các mô và cấu trúc khác xung quanh răng. Khi đó, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm nha chu, viêm nhiễm xương hàm thậm chí ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn và tác động đến sức đề kháng của cơ thể.

2. Cách nhận biết tình trạng răng sâu có mủ

Bạn có thể nhận biết tình trạng sâu răng mưng mủ thông qua những dấu hiệu như đau nhức răng, xuất hiện dịch mủ, hơi thở có mùi hôi, răng lung lay, xuất hiện hạch ở cổ, bên dưới hàm hoặc sốt cao, mệt mỏi. Cụ thể:

– Đau nhức răng kéo dài lan ra khắp hàm, ảnh hưởng đến tai và cổ.

– Vùng má quanh khu vực răng bị viêm sưng to.

– Nướu sưng đỏ, đau nhức, thậm chí chảy máu.

– Xuất hiện dịch mủ bất thường trong lỗ sâu hoặc quanh nướu.

– Răng ngả màu vàng hoặc sẫm màu.

– Răng lung lay, cảm thấy không chắc chắn khi ăn nhai.

– Hơi thở có mùi hôi.

– Miệng cảm nhận thấy vị tanh.

– Xuất hiện hạch cứng ở cổ hoặc dưới hàm.

– Có cảm giác nóng rát quanh răng.

– Sốt cao, mệt mỏi.

3. Nguyên nhân gây răng sâu có mủ

Răng sâu có mủ thường do vi khuẩn có hại trong khoang miệng (thường là Streptococcus mutans) phá hủy men răng khiến răng bị sâu, lâu ngày gây ra mưng mủ. Ngoài ra, tình trạng này còn xảy ra do không điều trị sâu răng kịp thời, vệ sinh răng miệng kém, thói quen ăn uống thực phẩm chứa nhiều đường, thiếu flour, yếu tố di truyền, khô miệng.

– Không điều trị sâu răng kịp thời: Bệnh lý sâu răng không được can thiệp sớm sẽ dần trở nặng. Khi đó, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào tủy, gây ra nhiễm trùng và hình thành các túi mủ ở chân răng đồng thời gây đau nhức, hôi miệng và chảy máu chân răng.

– Lây truyền vi khuẩn: Streptococcus mutans và các loại vi khuẩn khác có thể lây truyền từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc gần hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân hay đồ ăn, đồ uống, từ đó làm tăng nguy cơ bị sâu răng.

– Vệ sinh răng miệng kém: Khoang miệng không đảm bảo vệ sinh sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, tấn công lên lớp men răng, ngà răng và lan sâu vào tủy, từ đó gây ra mưng mủ.

– Thói quen ăn uống thực phẩm chứa nhiều đường: Đồ ăn, đồ uống chứa nhiều đường sẽ thúc đẩy hoạt động của vi khuẩn gây hại trong khoang miệng, góp phần không nhỏ vào quá trình hình thành lỗ sâu có mủ.

– Thiếu Fluor: Fluoride có tác dụng củng cố men răng, giảm nguy cơ sâu răng. Thiếu Fluoride sẽ khiến răng dễ bị sâu hơn.

– Yếu tố di truyền: Các yếu tố như men răng, hình dạng, độ nông sâu của rãnh răng có thể được di truyền từ cha mẹ và ảnh hưởng đến khả năng bị sâu răng.

– Khô miệng: Việc giảm lượng nước bọt trong khoang miệng sẽ tạo điều kiện phân hủy đường tạo axit để bào mòn men răng. Tình trạng khô miệng thường xuất phát từ thói quen thở bằng miệng khi ngủ hay do tác dụng phụ của một số loại thuốc.

4. Hình ảnh răng sâu có mủ

Quan sát những hình ảnh răng sâu có mủ dưới đây để nhận biết và kịp thời điều trị.

Răng sâu bị mưng mủ

Răng sâu bị mưng mủ

Răng hàm sâu có mủ

Răng hàm sâu có mủ

Lỗ sâu nhỏ mưng mủ

Lỗ sâu nhỏ mưng mủ

Túi mủ vùng chân răng sâu

Túi mủ vùng chân răng sâu

5. Răng sâu có mủ có nguy hiểm không

Răng sâu có mủ là tình trạng vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như tinh thần của người bệnh. Nếu không được chữa trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như viêm nha chu, áp xe răng, viêm nhiễm xương hàm, mất răng, ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn, tổn thương đến vùng lân cận và suy giảm đề kháng.

– Viêm nha chu: Khi sâu răng không được kiểm soát, vi khuẩn sẽ lan rộng và làm tổn thương đến dây chằng, ổ xương, gai lợi và gây ra viêm nha chu.

– Áp xe răng: Khi vi khuẩn sâu răng tấn công đến tủy răng sẽ hình thành áp xe răng, tạo ra các ổ mủ, dịch lạ tại chân và lỗ sâu của răng khiến người bệnh cảm thấy đau nhức dữ dội tại vị trí răng tổn thương.

– Viêm nhiễm xương hàm: Tình trạng nhiễm trùng tại chân răng nếu không được xử lý kịp thời sẽ tiếp tục lây lan đến xương hàm. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy đau nhức, sưng tấy, cứng khớp hàm, gây khó khăn trong việc mở miệng.

– Mất răng: Vi khuẩn ăn sâu vào tủy, chân răng sẽ khiến răng bị lung lay và dẫn tới mất răng.

– Ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn: Nếu không được ngăn chặn kịp thời, tình trạng nhiễm trùng sẽ lan tới hệ tuần hoàn và gây ra những biến chứng cực kỳ nguy hiểm như nhiễm trùng huyết, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng.

– Tổn thương vùng lân cận: Một khi vi khuẩn phát triển quá mức, các răng bên cạnh cũng sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí gây ra tình trạng sâu nhiều răng cùng lúc.

– Suy giảm đề kháng: Nhiễm trùng do sâu răng có thể làm suy giảm hệ miễn dịch. Lúc này, cơ thể dễ bị tấn công bởi các loại vi rút, vi khuẩn khác và dẫn tới hàng loạt bệnh lý nghiêm trọng.

Răng sâu mưng mủ gây áp xe

Răng sâu mưng mủ gây áp xe

6. Cách điều trị răng sâu có mủ tại nha khoa

Bác sĩ sẽ thăm khám nhằm xác định mức độ bệnh và đưa ra phương án điều trị phù hợp với từng tình trạng sâu răng mưng mủ cụ thể.

– Trám răng trong trường hợp lỗ sâu không quá lớn nhưng gây đau và có mủ:

Bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh lỗ sâu để tiêu diệt vi khuẩn gây hại. Sau đó sử dụng loại vật liệu chuyên dụng để trám lên lỗ sâu để ngăn chặn vi khuẩn tấn công và phục hồi chức năng, thẩm mỹ cho răng.

– Trích rạch, dẫn lưu mủ:

Bác sĩ sẽ làm sạch ổ mủ bằng cách dẫn lưu chúng ra ngoài. Nếu không can thiệp, ổ mủ sẽ có nguy cơ cao bị vỡ, làm lây lan nhiễm trùng và gây ra các bệnh lý như viêm nha chu, nhiễm trùng nướu, thậm chí là nhiễm trùng huyết.

– Rút tủy khi vi khuẩn đã ăn sâu vào tủy, gây viêm nhiễm, hoại tử tủy:

Bác sĩ sẽ khoan một lỗ trên bề mặt răng sau đó rút hết dịch tủy bị viêm nhiễm ra ngoài. Cuối cùng, bác sĩ sẽ trám bít khoang tủy để khôi phục kết cấu của răng.

– Bọc sứ sau khi rút tủy để bảo vệ răng tốt hơn:

Răng sau khi chữa tủy thường yếu hơn, dễ bị sứt mẻ, hư hỏng. Việc bọc sứ sẽ làm giảm áp lực lên chân răng, phục hồi tính thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai như bình thường.

Nhổ răng nếu tình trạng sâu răng có mủ đã phá hủy gần như toàn bộ kết cấu răng:

Khi răng đã bị tổn thương nghiêm trọng, không thể phục hồi bằng những phương pháp khác, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ để bảo tồn các cấu trúc răng xung quanh.

7. Thuốc điều trị răng sâu có mủ

Để điều trị sâu răng có mủ, bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc giảm đau, kháng sinh như Franrogyl, Paracetamol, Alaxan, Rodogyl, Acetaminophen, Dorogyne, Naphacogyl.

– Kháng sinh chữa sâu răng có mủ Franrogyl: Đây là loại thuốc kháng sinh được chỉ định dùng trong các trường hợp nhiễm trùng răng miệng như áp xe, viêm nướu, viêm nha chu,… Thuốc có tác dụng giảm đau, diệt khuẩn và hạn chế viêm nhiễm hiệu quả.

– Thuốc giảm đau răng Paracetamol: Thuốc có tác dụng giảm đau nhanh chóng trong những trường hợp sưng đau vừa và nhẹ. Các triệu chứng như nóng sốt do viêm nhiễm cũng có thể được cải thiện bằng loại thuốc này.

– Thuốc điều trị đau nhức do sâu răng Alaxan: Sản phẩm là sự kết hợp giữa Paracetamol và Ibuprofen, mang lại công dụng giảm đau thần tốc, giúp bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.

– Kháng sinh trị sâu răng Rodogyl: Trong thuốc có chứa hoạt chất kháng sinh Metronidazol và Spiramycin giúp diệt khuẩn, giảm đau, hạn chế viêm nhiễm.

– Thuốc chữa sâu răng có mủ Acetaminophen: Đây là loại thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến trong điều trị triệu chứng đau đớn do các bệnh lý về răng miệng.

– Thuốc trị đau răng Dorogyne: Thuốc có khả ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh răng miệng và giảm cơn đau nhanh chóng.

– Thuốc kháng sinh trị sâu răng Naphacogyl: Đây là loại thuốc kháng sinh được chỉ định dùng trong trường hợp bị nhiễm trùng răng miệng cấp và mãn tính. Naphacogyl giúp khắc phục tình trạng đau răng và chống viêm nhiễm hiệu quả.

Thuốc điều trị sâu răng mưng mủ

Thuốc điều trị sâu răng mưng mủ

8. Mẹo dân gian chữa răng sâu có mủ

Bạn có thể khắc phục tình trạng sưng đau do sâu răng có mủ gây ra bằng các mẹo dân gian sử dụng những nguyên liệu quen thuộc như gừng, hoa cúc, muối, lá kinh giới và mật ong.

8.1. Gừng và hoa cúc

Gừng được biết đến là nguyên liệu có tính kháng khuẩn mạnh. Hoa cúc đem lại công dụng thanh nhiệt, giải độc. Bài thuốc kết hợp hai nguyên liệu này sẽ cho tác dụng diệt khuẩn tốt hơn và hạn chế tình trạng viêm nhiễm.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

– 2 – 3 bông hoa cúc.

– 1 củ gừng.

– Tăm bông y tế.

Cách thực hiện:

– Bước 1: Hoa cúc, gừng tươi đem rửa sạch.

– Bước 2: Trộn 2 nguyên liệu lại với nhau, giã nhuyễn rồi lọc lấy nước cốt.

– Bước 3: Dùng tăm bông thấm đẫm nước cốt vừa thu được rồi chấm lên vùng sâu răng có mủ.

– Bước 4: Thực hiện 2 – 3 lần/ngày sẽ đem lại tác dụng giảm đau đáng kể.

8.2. Muối và lá kinh giới

Muối và lá kinh giới đều là các nguyên liệu có khả năng diệt khuẩn mạnh. Kiên trì sử dụng phương pháp sau đây sẽ giúp sát trùng khoang miệng, giảm đau, giảm mủ.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

– 1 nắm rau kinh giới.

– 1 thìa muối trắng.

Cách thực hiện:

– Bước 1: Lá kinh giới đem đi rửa sạch, để ráo.

– Bước 2: Đun sôi lá kinh giới cùng một chút nước lọc và muối trắng.

– Bước 3: Dùng nước lá kinh giới vừa thu được để súc miệng 2 – 3 lần/ngày.

Muối và lá kinh giới

Muối và lá kinh giới

8.3. Mật ong

Từ xa xưa, mật ong đã được biết đến là nguyên liệu có tính kháng khuẩn tự nhiên. Phương pháp dùng mật ong điều trị sâu răng có mủ rất đơn giản nhưng mang lại hiệu quả giảm đau, làm xẹp túi mủ hiệu quả.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

– 1 thìa mật ong.

– Tăm bông y tế.

Cách thực hiện:

– Bước 1: Nhúng tăm bông y tế vào mật ong.

– Bước 2: Chấm mật ong lên vùng sâu răng mưng mủ.

– Bước 3: Chờ khoảng 15 phút rồi súc miệng lại với nước sạch.

9. Lưu ý chăm sóc răng miệng để điều trị và ngăn ngừa răng sâu có mủ

Để ngăn ngừa và điều trị tình trạng sâu răng có mủ, bạn nên lưu ý một số vấn đề trong việc vệ sinh răng miệng, ăn uống hàng ngày như:

– Đánh răng sạch sẽ, đều đặn và thường xuyên ít nhất 2 lần/ngày.

– Dùng bàn chải đánh răng có lông mềm để tránh gây tổn thương vùng nướu.

– Sử dụng thêm chỉ nha khoamáy tăm nước để làm sạch tốt hơn.

– Đừng quên vệ sinh lưỡi và súc miệng bằng sản phẩm chuyên dụng để loại bỏ vi khuẩn gây hại trên khoang miệng.

– Uống đủ nước, tránh để miệng khô, khát nước, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

– Không hút thuốc, hạn chế bia rượu để tránh bị mòn men răng.

– Tăng cường bổ sung hoa quả, rau củ tươi để cải thiện hệ vi sinh trong khoang miệng.

– Đến nha khoa khám răng miệng sau mỗi 6 tháng.

Răng sâu có mủ không phải là tình trạng hiếm gặp và hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng cách điều trị sâu răng từ sớm. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng hàng ngày cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc ngăn ngừa và điều trị tình trạng trên.

Hiển thị nguồn

Medical News Today: “Tooth abscess stages: Symptoms, pictures, and more”
Mayo Clinic: “Tooth abscess – Symptoms & causes”
Cleveland Clinic: “Abscess Tooth: Symptoms, Causes & Treatments”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề răng sâu
Hàn trám răng sâu: Giá bao nhiêu tiền? Có đau không?

Hàn trám răng sâu: Giá bao nhiêu tiền? Có đau không?

Trám răng sâu là phương pháp điều trị hiệu quả giúp thay thế các mô răng bị hư hỏng, bảo vệ và khôi phục hình dáng ban đầu của chúng,

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Đau răng sâu phải làm sao? Bí quyết chữa đau răng sâu tại nhà

Đau răng sâu phải làm sao? Bí quyết chữa đau răng sâu tại nhà

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Implant, bọc răng sứ

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Răng sâu tự lành được không – Giải đáp từ bác sĩ nha khoa

Răng sâu tự lành được không – Giải đáp từ bác sĩ nha khoa

Răng sâu tự lành là điều sẽ không xảy ra. Vì răng khác với những bộ phận khác trên cơ thể, chúng không thể tự phục hồi khi bị tổn

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Góc giải đáp: Răng sâu bị lung lay có nên nhổ không

Góc giải đáp: Răng sâu bị lung lay có nên nhổ không

Răng sâu bị lung lay chỉ nên nhổ bỏ trong trường hợp nghiêm trọng, không thể khắc phục triệt để bằng các phương pháp nha khoa thông

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
10 Cách chữa sâu răng cho người lớn hiệu quả

10 Cách chữa sâu răng cho người lớn hiệu quả

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang