Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Nguyên nhân gây tình trạng sâu răng lồi thịt? Biện pháp điều trị hiệu quả

Răng sâu lồi thịt là tình trạng nhiễm khuẩn răng miệng ở mức độ nghiêm trọng. Bệnh không chỉ gây đau nhức dữ dội mà còn có thể kéo theo nhiều hệ lụy đối với sức khỏe. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng trên và biện pháp xử lý hiệu quả.

1. Răng sâu lồi thịt là như thế nào

Sâu răng lồi thịt là tình trạng bệnh lý sâu răng ở mức độ nặng với sự xuất hiện của áp xe răng. Khi đó, phần tủy răng ở sâu bên trong cũng đã bị vi khuẩn tấn công và gây viêm nhiễm.

Phần nướu tại vị trí răng sâu sẽ xuất hiện cục thịt do niêm mạc bị sưng to. Chúng sẽ gây ra những cơn đau nhức, khó chịu, đặc biệt là khi ăn nhai. Thậm chí, phần thịt lồi còn có bị chảy mủ và gây sốt cao nếu như viêm nhiễm quá nặng.

Răng sâu bị lồi thị

Răng sâu bị lồi thị

2. Nguyên nhân gây tình trạng sâu răng lồi thịt

Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng răng sâu bị lồi thịt là do không điều trị bệnh sâu răng trước đó kịp thời. Khi đó, vi khuẩn gây bệnh sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ và làm cho ổ viêm nhiễm lan rộng.

Chúng sẽ dần tấn công đến phần nướu răng, khiến nướu bị lở loét, hoạt tử và tạo ra lỗ dò. Những lỗ dò ở lợi chính là tổ chức bị nhiễm trùng tích tụ ở các mô xung quanh răng. Khoảng một vài ngày sau khi lỗ dò xuất hiện, vùng niêm mạc xung quanh sẽ bị sưng tấy, có mủ và trồi ra bên ngoài. Về hình dạng, chúng trông khá giống với cục thịt nên được gọi là sâu răng lồi thịt.

Răng sâu bị lồi thịt do bệnh sâu răng không chữa trị sớm

Răng sâu bị lồi thịt do bệnh sâu răng không chữa trị sớm

3. Răng sâu lồi thịt gây ảnh hưởng như thế nào

Răng sâu bị lồi thịt rất nguy hiểm, có thể gây ra tổn thương sàn miệng, nhiễm trùng tủy, ăn nhai khó khăn, ảnh hưởng đến các răng lân cận và thậm chí là mất răng vĩnh viễn.

3.1. Tổn thương sàn miệng

Nếu như không được chữa trị sớm, tình trạng viêm nhiễm ở vị trí răng sâu sẽ càng ngày càng trở nên nghiêm trọng. Khi đó, dịch mủ có thể bị rò rỉ ra bên ngoài, chảy xuống niêm mạc và sàn miệng. Dịch mủ kéo theo rất nhiều vi khuẩn gây bệnh nên sàn miệng sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm trùng.

Hiện tượng trên rất nguy hiểm, có thể gây tắc nghẽn hô hấp và khí quản. Thậm chí, nếu như không được xử lý sớm, ổ mủ có thể lan xuống vùng cổ và cả trung thất.

3.2. Nhiễm trùng tủy

Như chúng tôi đã chia sẻ ở phần trên, sâu răng bị lồi thịt là giai đoạn rất nặng. Cấu trúc răng đã bị vi khuẩn phá hủy nghiêm trọng.

Vi khuẩn có điều kiện thuận lợi để xâm nhập vào phần tủy răng ở sâu bên trong và gây nhiễm trùng, thậm chí là hoại tử tủy. Khi đó, bạn sẽ gặp phải những triệu chứng điển hình như đau nhức răng dữ dội, sốt, sưng hạch bạch huyết…

3.3. Ăn nhai khó khăn

Về bản chất, cục thịt ở vị trí răng sâu là niêm mạc bị viêm và sưng tấy. Chính vì vậy, cảm giác đau nhức và cộm cấn là điều không thể tránh khỏi.

Ngoài ra, lượng axit trong khoang miệng sau khi ăn cũng tăng cao. Điều đó khiến cho cục thịt lồi ở nướu dễ bị loét, chảy máu, gây đau nhức dữ dội. Đây chính là lý do khiến việc ăn uống hàng ngày cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.

Cục thịt lồi ở răng sâu gây đau nhức và dẫn đến ăn nhai khó khăn

Cục thịt lồi ở răng sâu gây đau nhức và dẫn đến ăn nhai khó khăn

3.4. Ảnh hưởng đến răng lân cận

Các ổ viêm nhiễm ở vị trí sâu răng lồi thịt có chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại. Nếu như bạn không loại bỏ sớm, vi khuẩn sẽ nhanh chóng lan sang cả những răng ở vị trí liền kề và gây viêm.

3.5. Mất răng vĩnh viễn

Trong trường hợp tình trạng sâu răng lồi thịt không được điều trị, vi khuẩn gây bệnh sẽ phá hủy cấu trúc răng và cả các mô nướu xung quanh. Răng ngày một suy yếu và dễ bị lung lay. Khi đó, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng vĩnh viễn để tránh gây ảnh hưởng tới các mô lân cận. Tuy nhiên, sau khi nhổ răng, bạn cần phải trồng răng giả thay thế để đảm bảo tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.

4. Biện pháp điều trị bệnh răng sâu lồi thịt

Quá trình điều trị sâu răng bị lồi thịt rất phức tạp, gồm có các bước như sau:

– Bước 1: Bác sĩ nha khoa thăm khám tổng quát tình trạng răng miệng, chụp phim X-quang để xác định chính xác mức độ tổn thương và viêm nhiễm.

– Bước 2: Bác sĩ vệ sinh răng miệng tổng quát để sát khuẩn, đảm bảo hiệu quả điều trị.

– Bước 3: Sau khi khoang miệng đã được làm sạch, bác sĩ sẽ sử dụng các thiết bị cần thiết để rạch niêm mạc bị sưng và hút sạch dịch viêm ra ngoài.

– Bước 4: Để loại bỏ toàn bộ vi khuẩn bên trong răng, bác sĩ sẽ lấy tủy viêm và trám bít ống tủy bằng vật liệu nhân tạo.

– Bước 5: Bác sĩ tiến hành hàn trám răng hoặc bọc sứ để khôi phục tính thẩm mỹ cũng như chức năng cơ bản của hàm răng.

– Bước 6: Bác sĩ hẹn lịch tái khám và hướng dẫn cách chăm sóc tại nhà để mô nướu nhanh hồi phục.

5. Cách phòng tránh sâu răng lồi thịt

Để ngăn chặn tình trạng sâu răng lồi thịt xảy ra, bạn cần điều trị sớm bệnh lý sâu răng ngay khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh như đau nhức răng, bề mặt răng ngả màu, có lỗ sâu trên răng… Biện pháp hiệu quả nhất là đến nha khoa uy tín để bác sĩ loại bỏ hoàn toàn ổ sâu và phục hình răng.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần kết hợp với chăm sóc răng miệng cẩn thận tại nhà. Cụ thể như sau:

– Chải răng 2 – 3 lần/ngày.

– Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch tất cả kẽ răng.

– Dùng nước súc miệng nhằm loại bỏ các vi khuẩn gây hại.

– Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, chất xơ như rau xanh, hoa quả… để răng, nướu thêm chắc khỏe.

– Hạn chế ăn thực phẩm nhiều đường, có tính axit cao bởi sẽ gây hại cho men răng.

Bệnh sâu răng cần được điều trị sớm

Bệnh sâu răng cần được điều trị sớm

Tóm lại, răng sâu lồi thịt xảy ra khi bệnh lý sâu răng đã ở mức độ nghiêm trọng. Khi gặp phải tình trạng trên, bạn tuyệt đối không được chủ quan mà cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để chữa trị, tránh gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề chữa răng sâu
Răng bị sâu có thể đính đá được không? GIẢI ĐÁP từ Bác Sĩ

Răng bị sâu có thể đính đá được không? GIẢI ĐÁP từ Bác Sĩ

1/ Răng bị sâu có thể đính đá được không?2/ Đính đá lên răng có hại gì không tại Nha Khoa Paris? 1/ Răng bị sâu có thể đính đá được

Ngày 29/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Trám răng khôn Nên hay Không? Giá bao nhiêu tiền?

Trám răng khôn Nên hay Không? Giá bao nhiêu tiền?

Răng khôn bị sâu là bệnh lý rất phổ biến do vị trí đặc biệt của chiếc răng này. Vậy khi răng bị sâu thì nên trám hay nhổ. Nếu trám răng

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Sâu răng cửa có trám được không? Giá bao nhiêu là Chính Xác nhất?

Sâu răng cửa có trám được không? Giá bao nhiêu là Chính Xác nhất?

1/ Nguyên nhân sâu răng cửa2/ Sâu răng cửa có ảnh hưởng gì không?Gây mất thẩm mỹ răng hàm mặtStress, mệt mỏi, căng thẳngViêm tổ chức

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Nên làm gì khi răng bị sâu? Cách trị dứt điểm sâu răng

Nên làm gì khi răng bị sâu? Cách trị dứt điểm sâu răng

Sâu răng có thể xảy ở bất kỳ độ tuổi nào nếu không chăm sóc răng miệng đúng cách. Răng sâu đem lại rất nhiều phiền toái, khiến người

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Răng sâu đau nhức: Nguyên nhân và các cách khắc phục hiệu quả

Răng sâu đau nhức: Nguyên nhân và các cách khắc phục hiệu quả

Đau răng là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh lý sâu răng. Hiện tượng răng sâu đau nhức chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng rất

Ngày 22/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Răng sâu tự lành được không – Giải đáp từ bác sĩ nha khoa

Răng sâu tự lành được không – Giải đáp từ bác sĩ nha khoa

Răng sâu tự lành là điều sẽ không xảy ra. Vì răng khác với những bộ phận khác trên cơ thể, chúng không thể tự phục hồi khi bị tổn

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga