Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Sâu răng nên làm gì để tránh tái phát nặng hơn

“Chào bác sĩ. Em có một chiếc răng bị sâu, nó khiến em cảm thấy rất đau đớn và khó khăn trong việc ăn uống. Mỗi khi ăn đồ ăn nóng hay lạnh đều bị ê buốt. Bác sĩ có thể tư vấn cho em sâu răng nên làm gì, để khắc phục tình trạng đau đớn khi bị sâu răng được không ạ. Em cám ơn bác sĩ nhiều!” (Thu Thủy, Bắc Ninh)

1/ Các giai đoạn phát triển của sâu răng

Sâu răng là quá trình vi khuẩn tiếp xúc, xâm nhập, tấn công vào cấu trúc gây ra những tổn thương trên bề mặt răng. Bệnh lý này phát triển qua nhiều giai đoạn. Để biết chính xác sâu răng nên làm gì, trước tiên bạn cần hiểu rõ mình đang sâu răng ở cấp độ nào và có cách xử lý phù hợp.

Cấp độ 1: Đây là giai đoạn chớm sâu, người bệnh rất khó tự phát hiện do vi khuẩn chưa tấn công sâu vào cấu trúc răng nên chưa có dấu hiệu đau nhức, chỉ xuất hiện các đốm màu trắng đục nhỏ trên bề mặt răng.

Cấp độ 2: Ở cấp độ này, vi khuẩn sâu răng sẽ lan tới men răng, ngà răng, khiến răng trở nên nhạy cảm, đặc biệt là khi ăn đồ chua, cay, quá nóng hay quá lạnh.

Sâu răng nên làm gì? Nha khoa Paris

Cần hiểu rõ các giai đoạn phát triển bệnh để biết chính xác sâu răng nên làm gì

Cấp độ 3: Sau một thời gian dài mắc bệnh và không được điều trị kịp thời, vi khuẩn sẽ ngày càng tấn công mạnh hơn đến cấu trúc răng, khiến lỗ sâu ngày một to hơn, chạm đến tủy răng.  Bởi đây là nơi chứa nhiều dây thần kinh có liên hệ mật thiết với hệ thần kinh trung ương nên bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức dữ dội, đau buốt lên tới đỉnh đầu.

Cấp độ 4: Đây là giai đoạn nguy hiểm trong các giai đoạn phát triển của sâu răng. Khi sâu răng gây viêm tủy vẫn không được điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ gặp nhiều biến chứng khác nguy hiểm hơn như áp xe, viêm quanh cuống, viêm xương hàm,… gây mất răng và ảnh hưởng đến cả các răng xung quanh.

Khi bị sâu răng, bạn nên tìm hiểu kỹ mình đang ở giai đoạn nào để biết sâu răng nên làm gì cho phù hợp với tình trạng của mình.

2/ Sâu răng nên làm gì để khắc phục hiệu quả

2.1. Một số biện pháp xử lý sâu răng ngay tại nhà

Nếu chưa có thời gian đến thăm khám, điều trị tại các phòng khám nha khoa, bạn có thể áp dụng nhanh 1 số biện pháp giảm đau, kháng viêm, ngăn chặn sâu răng tiến triển nặng hơn bằng một số nguyên liệu tự nhiên, dễ kiếm ngay tại nhà sau:

Tỏi:

Các nghiên cứu đã chỉ ra trong tỏi có chứa chất kháng sinh tự nhiên allicin, giúp giảm đau, kháng viêm, ngăn ngừa vi khuẩn sâu răng tiến triển. Vì vậy, nếu chưa biết sâu răng nên làm gì, bạn có thể sử dụng nguyên liệu này theo cách như sau:

Sâu răng nên làm gì? Giảm đau răng với tỏi

Sử dụng tỏi là cách chữa sâu răng hiệu quả

Nghiền nát 1 tép tỏi, sau đó trộn cùng 1 chút muối.

Đắp hỗn hợp tỏi + muối thu được lên phần răng bị sâu.

Sau khoảng 5 phút, súc miệng lại sạch sẽ cùng nước sạch.

Thực hiện phương pháp trên 2 lần/ngày, sau khoảng 2 tuần, bạn sẽ thấy tình trạng đau nhức do sâu răng gây nên dần thuyên giảm.

Hoa cúc:

Hoa cúc là vị thuốc đông y nổi tiếng giúp chữa được nhiều bệnh, trong đó có sâu răng. Sử dụng hoa cúc có thể ức chế được vi khuẩn phát triển, từ đó giảm đau do răng bị sâu hữu hiệu, xóa bỏ nỗi lo sâu răng nên làm gì. Bạn chỉ cần ra chợ mua hoa cúc và thực hiện như sau:

Sâu răng nên làm gì? Sử dụng hoa cúc là phương pháp giảm đau hữu hiệu

Sâu răng nên làm gì? Sử dụng hoa cúc là phương pháp giảm đau hữu hiệu

Rửa sạch khoảng 5 bông hoa cúc vàng, sau đó ngắt từng cách hoa.

Đem hoa cúc ngâm cùng khoảng 0,5 lít nước sạch.

Sau khoảng 7-10 ngày, bạn sử dụng rượu hoa cúc thu được để súc miệng 2-3 lần/ngày.

Thực hiện phương pháp trên đều đặn trong khoảng 2 tuần liên tiếp. Hoa cúc sẽ giúp bạn diệt khuẩn và ức chế sự phát triển của sâu răng hiệu quả.

Lá trà xanh:

Trà xanh vốn được biết đến là nguyên liệu kháng khuẩn cực hiệu quả, đồng thời hoạt chất axit tannic, cat-te-sin giúp sức khỏe răng miệng được tăng cường và đảm bảo hơn. Nếu thắc mắc sâu răng nên làm gì với lá trà xanh, bạn có thể thực hiện theo các bước như sau:

Sâu răng nên làm gì? Giảm đau nhức răng với lá trà xanh

Lá trà xanh giúp kháng viêm, ngăn chặn sự tiến triển của vi khuẩn sâu răng

Rứa sạch khoảng 10 – 20 lá trà xanh.

Nhai trực tiếp lá trà xanh khoảng 2-3 phút mỗi lần, nhai kỹ ở phần có răng sâu để lá trà tiết ra các hoạt chất kháng khuẩn, ngăn chặn sự tiến triển của sâu răng hiệu quả.

Thực hiện phương pháp trên đều đặn 2-3 lần mỗi ngày. Bạn sẽ thấy các cơn đau răng giảm dần.

2.2. Chữa sâu răng triệt để tại nha khoa

Một số biện pháp dân gian có thể kháng khuẩn, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn sâu răng và làm giảm đau tạm thời. Tuy nhiên, các phương pháp này có tác dụng rất chậm và buộc bạn phải thực hiện thường xuyên chứ không thể điều trị tận gốc nguyên nhân sâu răng. Chỉ cần ngưng sử dụng, vi khuẩn sẽ tiếp tục phát triển và khiến bệnh nặng hơn.

Vậy sâu răng nên làm gì để điều trị triệt để? Cách tốt nhất là bạn đến phòng khám nha khoa nhanh chóng, tùy vào tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra phương hướng khắc phục phù hợp nhất cho bạn!

Sâu răng cấp độ 1: Lúc này, lỗ sâu chưa hình thành mà men răng mới chỉ xuất hiện những đốm trắng đục. Các bác sĩ sẽ thực hiện tái khoáng, giúp men răng cứng chắc và ngăn chặn vi khuẩn tấn công trở lại.

Sâu răng nên làm gì? Hàn trám răng

Hàn trám răng là phương pháp khắc phục sâu răng nhẹ hiệu quả

Sâu răng cấp độ 2: Khi lỗ sâu răng đã hình thành và gây tổn hại đến mô răng, các bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch phần răng bị sâu, loại bỏ mô răng bệnh và trám bít lại lỗ sâu, bảo vệ răng trước sự tấn công của thức ăn, vi khuẩn, ngăn ngừa sâu răng tái phát hoàn hảo.

Sâu răng cấp độ 3: Khi răng bị sâu mà không được phát hiện, điều trị kịp thời, lỗ sâu sẽ chạm đến tủy gây viêm tủy, chết tủy. Lúc này, bác sĩ sẽ điều trị tủy, loại bỏ hoàn toàn mô răng, tủy bệnh và vệ sinh sạch sẽ lỗ sâu.

Sau khi điều trị tủy và sâu răng nên làm gì? Lúc này, răng sẽ mất đi nguồn dinh dưỡng chính, trở nên giòn, yếu, dễ lung lay, gãy vỡ. Vì vậy, bạn nên thực hiện bọc răng sứ để bảo vệ răng thật. Các bác sĩ sẽ mài bớt 1 phần cùi răng và chụp 1 lớp mão sứ bên ngoài, giúp đảm bảo chức năng ăn nhai tốt cũng như thẩm mỹ cho răng.

Sâu răng nên làm gì? Bọc răng sứ

Bọc răng sứ giúp khắc phục sâu răng hiệu quả tận gốc

Sâu răng cấp độ 4: Nếu sâu răng đã gây viêm nhiễm tủy nặng, tình trạng viêm nhiễm làm ảnh hưởng nhiều đến cấu trúc răng khiến răng lung lay nặng nề, các bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng để tránh ảnh hưởng tới các răng xung quanh. Sau khi nhổ răng, bạn cần trồng răng giả thay thế để đảm bảo chức năng thẩm mỹ, ăn nhai bình thường.

3/ Sâu răng NÊN ăn gì, KIÊNG ăn gì?

Khi bị sâu răng, bên cạnh việc ghi nhớ sâu răng nên làm gì để khắc phục hiệu quả, bạn cũng cần kết hợp áp dụng chế độ dinh dưỡng thích hợp để ngăn chặn sâu răng tiến triển cũng như tái phát.

Sâu răng nên ăn gì?

Các thực phẩm giàu chất đạm như cá, thịt, trứng, các loại pho mát có tác dụng bảo vệ cho răng, giúp men răng chắc khỏe hơn.

Đường xyliton, sorbitol có trong rượu không lên men theo nhiều nghiên cứu là các chất bảo vệ được răng, làm tăng sức đề kháng của răng trước thức ăn, vi khuẩn

Các thực phẩm giàu chất béo bởi chất béo sẽ tạo ra một lớp dầu mỏng che lên răng  làm giảm tác dụng của đường, giúp thức ăn không bị bám vào răng nhiều.

Các thực phẩm giàu canxi như các chế phẩm sữa, vỏ tôm, rau câu, các loại đậu,…

Sâu răng nên ăn gì tốt cho sức khỏe răng miệng?

Sâu răng nên ăn gì tốt cho sức khỏe răng miệng?

Sâu răng kiêng ăn gì?

Đau răng không nên ăn gì cho bớt nhức đau nhức là nỗi niềm chung của những ai mắc phải bệnh lý này. Một số thực thẩm bạn cần tránh xa bao gồm:

Các loại đồ ngọt như kẹo, bánh, mứt,… bởi khi ăn, chúng rất dễ bị nhét vào kẽ răng, khó vệ sinh và trở thành điều kiện lý tưởng để vi khuẩn sâu răng phát triển, tấn công men răng gây sâu răng.

Các thực phẩm quá nóng, lạnh, chua cay sẽ làm gia tăng cảm giác đau nhức khi bị sâu răng, đồng thời gây hại cho men răng, khiến men răng yếu hơn và dễ bị vi khuẩn tấn công hơn.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng 3 lần/ngày kết hợp sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng để làm sạch tối đa, phòng tránh sâu răng cả các răng khác.

Trên đây là những điều bạn cần biết khi băn khoăn sâu răng nên làm gì. Nếu còn bất kỳ điều gì cần được các chuyên gia tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ hotline 1900.6900 hoặc điền form đăng ký dưới đây để nhận được hỗ trợ! Xin cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Bệnh sâu răng
Sâu kẽ răng cửa xảy ra do đâu? Biện pháp chữa trị hiệu quả

Sâu kẽ răng cửa xảy ra do đâu? Biện pháp chữa trị hiệu quả

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nha khoa Lê Quốc Huy – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia trồng răng Implant, bọc

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Cách trị nhức răng có lỗ an toàn | Hiệu quả nhanh tại nhà

Cách trị nhức răng có lỗ an toàn | Hiệu quả nhanh tại nhà

Răng đau nhức có lỗ là dấu hiệu của bệnh lý sâu răng nặng. Nếu để lâu ngày, vi khuẩn bên trong sẽ tấn công nhiều hơn, phần lỗ càng lan

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Mức độ sâu răng nặng, nguy cơ biến chứng và cách khắc phục

Mức độ sâu răng nặng, nguy cơ biến chứng và cách khắc phục

Sâu răng là một bệnh lý về răng miệng rất phổ biến, có thể xảy ra ở cả trẻ em và người trưởng thành. Sâu răng không thể tự khỏi. Nếu

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Các mức độ sâu răng và 4 phương pháp điều trị hiệu quả nhất

Các mức độ sâu răng và 4 phương pháp điều trị hiệu quả nhất

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Implant, bọc răng sứ 

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
4 Tác hại của sâu răng không thể bỏ qua

4 Tác hại của sâu răng không thể bỏ qua

Tác hại của sâu răng có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe người bệnh, nhẹ thì gây hôi miệng, đau đầu, nặng thì làm mất răng vĩnh viễn và

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Sâu răng khi niềng răng xảy ra do đâu – Biện pháp xử lý hiệu quả

Sâu răng khi niềng răng xảy ra do đâu – Biện pháp xử lý hiệu quả

Sâu răng khi niềng răng rất dễ xảy ra khi bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật hoặc chăm sóc răng miệng không cẩn thận. Bệnh lý không chỉ gây

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền