Sâu răng hàm khiến bạn đau nhức, khó chịu trong ăn uống, thậm chí gây nên tình trạng đau đầu, lên cơn sốt cao? Tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu của tình trạng sâu răng để có những cách điều trị phù hợp nhất, theo lời khuyên của các chuyên gia ngay sau đây!
Trước khi tìm hiểu về dấu hiệu và cách điều trị dứt điểm tình trạng sâu răng hàm, hãy cùng chuyên gia lý giải nguyên nhân gây sâu răng hàm nhé.
Sâu răng hàm nguyên nhân do đâu
Có 4 nhân tố chính gây sâu răng hàm là vi khuẩn, tinh bột, thời điểm đánh răng và độ cứng răng của mỗi người. Do đó nguyên nhân gây sâu răng là bởi:
– Ăn nhiều thực phẩm có hại cho men răng làm men răng bị suy yếu. Đối với những người có độ cứng răng yếu rất dễ bị sâu răng.
– Răng hàm nằm sâu bên trong nên rất khó vệ sinh sạch sẽ các mảng bám thức ăn, tinh bột, do đó dễ hình thành vi khuẩn tạo nên lỗ thủng trên răng gọi là lỗ sâu răng.
– Chải răng sai cách, không đúng thời điểm cũng là nguyên nhân gây sâu răng.
Có thể thấy sâu răng hàm có thể xuất phát từ những nguyên nhân rất đơn giản. Vậy khi bị sâu răng sẽ có những biểu hiện như thế nào?
Sâu răng hàm không chỉ gây đau nhức, khó khăn trong ăn uống, mà còn ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống hàng ngày nên cần phải điều trị dứt điểm. Người bệnh cũng cần phải nắm rõ biểu hiện của sâu răng để tìm ra phương pháp điều trị triệt để nhất.
Sâu răng hàm thường biểu hiện qua các giai đoạn sau:
Ở giai đoạn này, răng hàm bị sâu thường rất khó nhận biết vì vi khuẩn gây sâu răng và axit đang ăn mòn từ từ men răng. Ban đầu, răng sẽ hơi ngả vàng, tập trung ở phần chân răng và sát viền nướu.
Dần dần, màu răng sẽ trở nên vàng sậm hơn, xuất hiện những đốm đen li ti tại nơi những mảng bám, vi khuẩn dễ tích tụ nhất như kẽ răng, gây nên tình trạng sâu kẽ răng hàm rất khó quan sát.
Sâu răng hàm thời kỳ đầu xuất hiện những đốm đen li ti
Khoảng 6- 12 tháng đầu, vi khuẩn ăn mòn từ lớp men răng cho đến ngà răng, tạo nên những đốm đen mọc thành từng đám nhưng không hề tạo lỗ trên bề mặt răng.
Sâu răng hàm thời kỳ thứ 2 xuất hiện đốm đen nhiều hơn
Khoảng 2- 4 năm sau, vi khuẩn ăn mòn từ lớp men răng đến ngà răng tạo thành những lỗ hổng, vết sứt mẻ lớn. Bên cạnh đó, ổ sâu răng còn có thể lây lan sang các răng bên cạnh, gây nên tình trạng sâu giữa 2 răng hàm khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn.
Ở giai đoạn cuối, răng hàm bị sâu nặng, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức, ê buốt dữ dội thường xuyên. Đặc biệt, khi sâu răng đến tủy, cơn đau nhức sẽ nhói đến tận óc khiến bệnh nhân cảm thấy rất khó chịu.
Sâu răng hàm thời kỳ cuối sẽ khiến bệnh nhân đau nhức dữ dội.
Sâu răng hàm dưới dễ xảy ra hơn so với răng hàm trên do răng phải chịu tác động lực lớn từ việc ăn nhai. Bệnh lý xảy ra trong giai đoạn này trở nên phức tạp và khó điều trị nhất.
Sâu răng hàm nặng ở giai đoạn cuối rất nguy hiểm, người bệnh ngoài cảm thấy đau nhức dữ dội còn có thể lên cơn sốt cao do ổ viêm nhiễm tấn công buồng tủy răng.
Ngoài ra, bệnh sâu răng hàm nặng còn dẫn đến viêm tủy cấp, áp xe răng, viêm mủ, lở loét nướu răng… ảnh hưởng lớn đến khả năng ăn nhai và sinh hoạt thường ngày.
Nặng hơn, sâu răng hàm còn có thể dẫn đến nguy cơ làm mất răng vĩnh viễn nếu người bệnh chủ quan, lơ là, không điều trị kịp thời.
Nếu răng đã sâu tới mức độ phải nhổ răng mà không trồng lại răng mất còn làm xương răng tiêu biến, khiến hàm hô, móm, lệch hàm, lệch mặt rất thiếu thẩm mỹ.
Sâu răng hàm nguy hiểm tới mức có thể làm mất răng vĩnh viễn.
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý cụ thể của sâu răng hàm, người bệnh có thể áp dụng phương pháp điều trị tại nhà để giảm đau nhức và điều trị triệt để tại phòng khám nha khoa.
Sâu răng hàm trên ở giai đoạn đầu, mức độ nhẹ có thể chữa bằng các nguyên liệu tự nhiên tại nhà như: gừng, tỏi, trà xanh, trà bạc hà… được rất nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả. Phương pháp vừa tiết kiệm thời gian, chi phí vừa thực hiện vô cùng đơn giản tại nhà.
Sâu răng hàm mức độ nhẹ giảm đau nhức tại nhà
Cách thực hiện:
Giã nát hỗn hợp gừng và tỏi sau đó lấy nước chấm vào răng sâu khoảng 15 phút, súc miệng lại bằng nước sạch. Thực hiện mỗi ngày để giảm đau răng nhanh chóng.
Sử dụng nước trà xanh và nước trà bạc hà súc miệng mỗi ngày sẽ giảm đau răng hàm hiệu quả.
Đặc biệt, giảm đau sâu răng bằng hạt tiêu đen và húng quế là cách chữa răng sâu bị lung lay rất hữu hiệu.
Cách thực hiện:
Nghiền nhỏ 1 nắm lá húng quế với hạt tiêu đen, sau đó đắp lên trên vùng răng hàm bị đau từ 3- 5 phút, bạn sẽ thấy cơn đau thuyên giảm rõ rệt sau 3- 5 lần thực hiện.
Sâu răng hàm là biểu hiện cho thấy ổ viêm nhiễm đã lan sâu vào nướu răng và buồng tủy, nên sử dụng rượu cau ngâm để làm se nướu, tiêu diệt ổ vi khuẩn.
Cách thực hiện:
Dùng 200 gram hạt cau tươi hoặc khô ngâm với 1 lít rượu và để trong khoảng 25 – 30 ngày, người bệnh đã có được phương phức chữa sâu răng vừa an toàn và tiết kiệm.
Vì răng hàm chỉ mọc 1 lần duy nhất và có vai trò quan trọng trong việc ăn nhai nên bảo tồn mô răng thật là nguyên tắc nha khoa được đặt lên hàng đầu.
Cho nên, khi răng sâu vào tủy, sâu răng đến tủy nha sĩ sẽ làm sạch tủy, loại bỏ hoàn toàn ổ vi khuẩn gây viêm nhiễm rồi tiến hành trám răng bằng công nghệ Laser Tech.
Đây là công nghệ nha khoa được khách hàng tin tưởng sử dụng nhất hiện nay bởi:
– Chất liệu trám cao cấp, bám chặt vào răng nhờ ánh sáng Laser đảm bảo độ bền cao.
– Tính thẩm mỹ cao, đẹp như răng thật
– Chi phí thấp, hiệu quả cao
Nhổ răng hàm bị sâu nặng kết hợp trồng răng Implant
Nếu người bệnh bị sâu hết răng hàm hoặc răng hàm sâu bị lung lay thì khả năng cao sẽ phải khổ răng và tiến hành trồng răng implant để khôi phục hình thể, chức năng an nhai của răng hàm.
Sâu răng hàm nhổ bỏ + trồng implant khắc phục, tránh biến chứng
Bác sĩ sẽ tiến hành nhổ bỏ răng sâu, sau đó cắm trụ implant và mão sứ để phục hình răng mất hoàn hảo. Được ứng dụng công nghệ trồng răng Implant 4S nên đảm bảo an toàn, ổn định, hiệu quả tuyệt đối. Vì vậy đây được coi là giải pháp an toàn và hiệu quả nhất khi điều trị sâu răng hàm.
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×