Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Răng khôn là răng số mấy – Những trường hợp nên nhổ bỏ

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Lê Quốc Huy – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia trồng răng Implant, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Thái Thịnh.

Răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm và thường gây ra đau nhức, khó chịu trong quá trình phát triển. Vì vậy, chúng chính là nỗi ám ảnh của nhiều người. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải ai cũng biết được chính xác răng khôn là răng số mấy và ý nghĩa của chúng. Những thắc mắc trên sẽ được Nha Khoa Paris chia sẻ trong bài viết sau.

1. Răng khôn là răng số mấy

Răng khôn là răng số 8, có nghĩa là nằm tại vị trí thứ 8 ở trên cung hàm, tính từ răng cửa. Đây là chiếc răng hàm lớn thứ 3, mọc ngay sau 2 răng cối lớn.

Thông thường, răng khôn sẽ mọc ở giai đoạn từ 17 – 25 tuổi. Tuy nhiên, do cấu trúc xương hàm khá nhỏ nên không đủ chỗ cho răng phát triển toàn diện. Đây chính là nguyên nhân khiến cho răng khôn thường có xu hướng mọc ngầm, mọc lệch, thậm chí đâm xiên ngang sang những răng liền kề.

Răng khôn là răng số mấy

Răng khôn là răng số mấy

2. Một người trưởng thành có mấy chiếc răng khôn

Một người trưởng thành thường sẽ có 4 chiếc răng khôn. Răng số 8 sẽ được chia đều cho cả 2 hàm trên và dưới, mỗi hàm 2 răng.

Tuy nhiên, số lượng răng khôn của mỗi người sẽ có sự chênh lệch. Trên thực tế, có người mọc đầy đủ cả 4 răng khôn nhưng cũng có người chỉ có 2 răng hoặc không mọc bất kỳ chiếc răng khôn nào.

3. Mọc răng khôn có ý nghĩa gì

Theo bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy, xét về chức năng ăn nhai, răng khôn không có ý nghĩa quan trọng. Bởi 28 răng còn lại trên cung hàm đã đảm nhận đủ vai trò trong quá trình ăn nhai, từ cắn, xé, nghiền nát thức ăn, đảm bảo quá trình tiêu hóa diễn ra suôn sẻ.

Ý nghĩa của mọc răng khôn còn theo quan điểm và tín ngưỡng của từng người. Theo góc nhìn của tử vi, mọc răng khôn mang ý nghĩa tốt đẹp, báo hiệu cuộc sống của bạn sắp có chuyển biến tích cực. Cả công việc hay chuyện tình duyên đều rất suôn sẻ.

Tuy nhiên, trong nha khoa, bạn chỉ thực sự may mắn nếu như răng khôn mọc thẳng, đúng vị trí trên cung hàm. Bởi những răng khôn mọc ngầm, mọc lệch sẽ làm xô lệch hàm răng, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng. Do đó, đối với các răng số 8 mọc lệch, bác sĩ nha khoa thường khuyến cáo nên nhổ bỏ càng sớm càng tốt.

Răng khôn không có ý nghĩa quan trọng trong quá trình ăn nhai

Răng khôn không có ý nghĩa quan trọng trong quá trình ăn nhai

4. Răng khôn có thể không mọc hay không

Theo bác sĩ Huy, ở một số người, răng khôn có thể không mọc hoặc không phát triển hoàn toàn. Cụ thể, có người không mọc bất kỳ chiếc răng khôn nào hoặc chỉ mọc một vài chiếc răng khôn chứ không mọc đủ cả 4 cái. Hiện tượng trên thường xảy ra do yếu tố di truyền và không gây ảnh hưởng gì nghiêm trọng nên bạn không cần lo lắng.

Bên cạnh đó, trong trường hợp không còn đủ diện tích, răng số 8 cũng không thể nhú lên khỏi bề mặt nướu và nằm ẩn dưới xương hàm. Nếu không nhổ bỏ kịp thời, chúng có thể gây viêm nhiễm và ảnh hưởng xấu tới các bộ phận khác trong khoang miệng.

5. Những triệu chứng mọc răng khôn điển hình

Để có thể dễ dàng nhận biết hiện tượng mọc răng khôn, bạn có thể dựa vào những dấu hiệu sau đây:

– Đau nhức, khó chịu ở khu vực xung quanh răng khôn, thậm chí lan sang cả miệng và khuôn mặt.

– Phần nướu ở vị trí răng khôn bị tấy đỏ.

– Hàm bị nặng nề, gây khó khăn trong quá trình vận động cơ miệng như ăn nhai, cười, nói…

– Sốt, nhức đầu do các mô nướu ở vị trí mọc răng khôn bị viêm nhiễm.

– Cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng do những cơn đau nhức khi mọc răng và cơ thể mệt mỏi.

– Các mô nướu quanh răng bị viêm nhiễm khiến cho vi khuẩn dễ dàng sinh sôi, phát triển và gây ra những mùi hôi khó chịu.

6. Hình ảnh răng khôn trên cung hàm

Sau đây là hình ảnh của răng khôn ở trên cung hàm:

Răng khôn nằm ở vị trí trong cùng ở cung hàm

Răng khôn nằm ở vị trí trong cùng ở cung hàm

Răng khôn mọc lệch

Răng khôn mọc lệch

Răng khôn mọc không đúng vị trí

Răng khôn mọc không đúng vị trí

7. Biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải khi mọc răng khôn

Răng khôn mọc lệch có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: u nang xương hàm, tổn thương răng số 7, dây thần kinh, viêm lợi trùm, viêm họng và nổi hạch ở cổ.

7.1. U nang xương hàm

U nang xương hàm là một trong những biến chứng nguy hiểm của răng khôn mọc sai lệch vị trí hoặc nằm sâu dưới xương hàm. Do không có đủ không gian để phát triển bình thường, chúng rất dễ đâm vào chân răng liền kề, gây tiêu chân răng.

Dần dần, chúng sẽ bị thoái hóa và chuyển thành u nang trong xương hàm, gây ra tình trạng đau nhức, sưng tấy. Theo thời gian, u nang ngày càng phát triển nghiêm trọng và có kích thước lớn hơn. Mặc dù những khối u nang hầu hết đều lành tính nhưng chúng có thể xâm lấn tới xương, răng cũng như các mô xung quanh.

Nguy hiểm hơn, nếu như các khối u nang ở xương hàm không được điều trị đúng cách, chúng có thể làm hỏng chân răng, xương hàm và ảnh hưởng tới dây thần kinh.

7.2. Tổn thương răng số 7

Như những thông tin mà chúng tôi đã đề cập đến ở trong phần trên, răng khôn mọc ngầm, mọc lệch rất dễ đâm vào chân răng số 7. Nếu như áp lực từ răng khôn quá lớn, răng số 7 có thể bị lung lay, gây ra những cơn đau nhức dữ dội. Thậm chí, răng số 7 còn bị xê dịch ra khỏi vị trí ban đầu. Khi đó, hàm răng chắc chắn sẽ trở nên mất thẩm mỹ hơn.

7.3. Tổn thương dây thần kinh

Theo bác sĩ Quốc Huy, xương hàm là một bộ phận có chứa rất nhiều dây thần kinh quan trọng. Vì vậy, răng khôn mọc lệch, mọc ngầm rất dễ tạo áp lực vào các dây thần kinh, gây nên tình trạng tê lưỡi, má, môi… Thậm chí, bạn còn bị loạn cảm giác hoặc mất cảm giác hoàn toàn ở vùng mặt, miệng và răng.

Đây là một trong những biến chứng rất nguy hiểm do răng khôn gây ra, gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt cũng như công việc hàng ngày.

7.4. Viêm lợi trùm

Trong một số trường hợp, lợi che phủ một phần mặt nhai của răng khôn. Tuy nhiên, răng khôn vẫn tiếp tục phát triển, đâm vào lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và gây viêm nhiễm.

Bệnh viêm lợi trùm gây ra tình trạng sưng tấy ở lợi, đau buốt răng, sốt, hôi miệng… Nếu như bệnh lý trên không được xử lý đúng cách sẽ rất dễ gây nhiễm trùng và xuất hiện mủ.

Viêm lợi trùm

Viêm lợi trùm

7.5. Viêm họng

Viêm họng cũng là một biến chứng mà nhiều người gặp phải khi mọc răng khôn. Như đối với trường hợp của chị N.T.T.Q 42 tuổi (Phạm Ngọc Thạch, Đống Đa, Hà Nội), trong giai đoạn mọc răng khôn, phần nướu ở vị trí mọc răng bị viêm nhiễm. Sau đó một thời gian ngắn, chị cảm thấy phần cổ họng bị đau rát. Khi đi khám, bác sĩ chẩn đoán chị bị viêm họng.

Nguyên nhân gây ra viêm họng trong quá trình mọc răng khôn là do vi khuẩn ở phần lợi viêm nhiễm tiếp tục phát triển và xâm nhập vào vùng họng. Một số triệu chứng điển hình của bệnh lý trên là đau họng, khản họng, khó nhai, buồn nôn…

7.6. Nổi hạch ở cổ

Khi phần mô nướu xung quanh răng khôn bị viêm nhiễm, bạn rất dễ gặp phải tình trạng nổi hạch ở cổ. Về bản chất, hạch là các lympho có nhiệm vụ tạo ra dòng bạch cầu. Nếu như cơ thể bị viêm nhiễm, chúng sẽ hoạt động mạnh hơn để sản xuất ra các kháng thể khiến cho hạch sưng to.

Hạch ở cổ do mọc răng khôn có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường hoặc dùng tay để sờ. Khi thấy hạch xuất hiện, bạn nên nhanh chóng xử lý để không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

8. Răng khôn có nên nhổ không

Trong trường hợp răng khôn của bạn gặp phải biến chứng hoặc khó vệ sinh sạch sẽ, bạn nên các bác sĩ nha khoa thường chỉ định nhổ bỏ. Còn nếu như răng khôn mọc thẳng, không gây ảnh hưởng tới các bộ phận khác khoang miệng, bạn hoàn toàn có thể giữ lại mà không cần nhổ bỏ.

8.1. Trường hợp nên nhổ bỏ

Theo bác sĩ Huy, những trường hợp dưới đây nên nhổ bỏ răng khôn càng sớm càng tốt để tránh gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe răng miệng:

Quá trình mọc răng khôn gây đau nhức dữ dội, lan sang cả những bộ phận lân cận.

Các mô mềm ở vị trí xung quanh răng khôn bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại.

Răng khôn mọc ngầm dưới nướu, mọc lệch, mọc xiên ngang và làm tổn thương chân răng liền kề.

Răng khôn tạo với răng số 7 một kẽ hở, khiến cho cặn thức ăn dễ dàng bám lại trong quá trình ăn nhai và khó vệ sinh sạch sẽ.

Răng khôn có hình dạng bất thường hoặc không có răng đối diện ăn khớp, dễ mọc chồi dài ra.

Nhổ răng khôn để tạo khoảng trống cho các răng mọc lệch dễ dàng dịch chuyển trong quá trình chỉnh nha.

Răng khôn mọc ngầm cần nhanh chóng được nhổ bỏ

Răng khôn mọc ngầm cần nhanh chóng được nhổ bỏ

8.2. Trường hợp không cần nhổ răng

Bạn có thể giữ lại răng khôn nếu như:

Răng khôn mọc đúng vị trí, thẳng hàng với những chiếc răng khác trên cung hàm.

Răng khôn hoàn toàn khỏe mạnh, không bị viêm nhiễm, sâu răng…

Không gặp khó khăn khi vệ sinh răng miệng hàng ngày.

Răng số 8 ăn khớp với răng ở hàm đối diện.

9. Thời điểm thích hợp để nhổ răng khôn là lúc nào

Theo bác sĩ nha khoa Quốc Huy, thời điểm lý tưởng để nhổ bỏ răng khôn ra khỏi cung hàm là từ 18 – 25 tuổi, khi chân răng mới chỉ hình thành và chưa bám sâu vào trong xương hàm.

Nếu như bạn nhổ răng khi tuổi đã cao, răng khôn đã phát triển hoàn toàn, xương hàm cứng thì quá trình nhổ sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Thậm chí, bạn còn có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, viêm ổ răng khô, tổn thương dây thần kinh…

Ngoài ra, ngay khi phát hiện răng khôn có dấu hiệu bị viêm nhiễm, sâu… bạn nên nhanh chóng tới các cơ sở nha khoa uy tín để bác sĩ kiểm tra, chụp phim X-quang. Căn cứ theo tình trạng của từng người, bác sĩ sẽ chỉ định thời gian nhổ răng phù hợp nhất.

Chắc hẳn với những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên, các bạn đã giải đáp được rõ câu hỏi “răng khôn là răng số mấy”. Nếu bạn còn thắc mắc nào khác thì hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề câu hỏi nhổ răng khôn
Đau nhức sau khi nhổ răng khôn: Nguyên nhân và cách khắc phục

Đau nhức sau khi nhổ răng khôn: Nguyên nhân và cách khắc phục

Đau nhức sau khi nhổ răng khôn là biểu hiện thường gặp ở nhiều người. Bởi cơ thể vừa chịu tác động do thao tác loại bỏ răng. Tùy vào cơ

Ngày 04/03/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Giải đáp từ chuyên gia: Có bầu nhổ răng khôn được không

Giải đáp từ chuyên gia: Có bầu nhổ răng khôn được không

Mang thai là giai đoạn rất nhạy cảm với phụ nữ về cả tâm sinh lý và sức khỏe. Cùng với đó răng miệng cũng dễ gặp các bệnh lý hơn khi

Ngày 04/03/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Tại sao nhổ răng khôn về bị sưng – Mẹo giảm sưng nhanh chóng

Tại sao nhổ răng khôn về bị sưng – Mẹo giảm sưng nhanh chóng

Nhổ răng khôn về bị sưng xảy ra do quá trình nhổ có sự xâm lấn tới xương ổ răng, mô mềm. Hiện tượng trên thường chỉ xảy ra trong khoảng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Răng khôn có nên nhổ không? Trường hợp nào nên và không nên nhổ

Răng khôn có nên nhổ không? Trường hợp nào nên và không nên nhổ

Răng khôn có nên nhổ không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trường hợp mọc răng khôn gây đau nhức, khó khăn khi vệ sinh răng miệng thì

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thu Hằng
Sau khi nhổ răng khôn kiêng ăn gì và ăn gì nhanh lành, giảm đau

Sau khi nhổ răng khôn kiêng ăn gì và ăn gì nhanh lành, giảm đau

Răng khôn thường được chỉ định nhổ bỏ trong trường hợp mọc lệch, mọc ngầm, mọc xiên ngang… Việc nhổ răng chắc chắn sẽ để lại vết thương

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Không nhổ răng khôn có sao không | Những điều cần lưu ý

Không nhổ răng khôn có sao không | Những điều cần lưu ý

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Phạm Thị Hạnh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia niềng răng, bọc

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phạm Thị Hạnh