Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Tổng hợp 10 cách trị mủ chân răng tại nhà cực kỳ hiệu quả

Mủ chân răng không phải là tình trạng quá hiếm gặp. Người mắc bệnh lý này sẽ có ổ mủ tại chân răng, gây đau nhức răng và thường chảy máu nướu. Nếu không điều trị đúng cách và kịp thời có thể làm xương ổ răng tiêu biến và nguy cơ mất răng. Ngoài các kỹ thuật chuyên môn xử lý ổ viêm tại nha khoa thì các cách trị mủ chân răng tại nhà sau sẽ hữu ích cho bạn.

1. Dấu hiệu của chân răng có mủ

Khi chân răng bị viêm có chứa mủ (1), người bệnh sẽ gặp phải các tình trạng:

– Đau răng do lợi quanh răng bị sưng tấy, có mủ, đỏ, vi khuẩn hoạt động khiến chân răng và thân răng bị tổn thương

– Sốt cao kéo dài do cơ thể bị nhiễm trùng khiến lượng bạch cầu trong máu hoạt động mạnh mẽ hơn

– Cảm giác đau nhức càng tăng lên khi chạm tay vào hoặc ăn nhai

– Cảm nhận có vị đắng do ổ mủ chân răng tạo ra

– Có biểu hiện nổi hạch ở cổ, cảm thấy khó chịu

– Khi các ổ viêm phát triển mạnh có thể làm chân răng chảy máu nghiêm trọng

Dấu hiệu của chân răng có mủ

Dấu hiệu của chân răng có mủ

2. Nguyên nhân gây ra chân răng có mủ

Một số nguyên nhân làm chân răng có mủ bao gồm:

2.1. Viêm nha chu

Người vệ sinh răng miệng không đúng cách, không thường xuyên, khiến thức ăn ứ đọng ở kẽ răng hoặc nằm dưới nướu răng mà không loại bỏ hết, không lấy cao răng, xỉa răng bằng tăm,… là 1 trong những nguyên nhân gây viêm nha chu. Các biểu hiện bao gồm hôi miệng, chảy máu nướu khi đánh răng hoặc chảy máu không rõ nguyên nhân, đỏ, sưng, nướu răng.

Nếu không điều trị sớm viêm nha chu, nướu răng sẽ chảy máu nhiều, ứ đọng thức ăn ở kẽ răng lâu ngày sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây nhiễm trùng nướu ngày một nghiêm trọng hơn. Hệ lụy của tình trạng nhiễm trùng lâu ngày là áp xe nướu răng, bên trong có chứa mủ, nghiêm trọng hơn có thể làm tiêu xương bọc quanh chân răng, tụt lợi làm răng dễ lung lay. Lúc này bạn đã bị viêm quanh răng.

Người bị viêm quanh răng nếu không điều trị sớm sẽ gây mất răng hàng loạt. Khi đó không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng mà còn tính thẩm mỹ, cũng như sức khỏe toàn thể.

2.2. Bệnh lý tủy răng

Chấn thương răng, nhiễm trùng quanh răng hoặc sâu răng có thể ảnh hưởng sang vùng cuống răng, thậm chí lan tới tủy răng, gây nhiễm trùng tủy răng và có thể gây chết tủy. Đây là giai đoạn nghiêm trọng nhất của bệnh và cần được điều trị sớm, không thể trì hoãn.

Cuống răng nhiễm trùng kéo dài sẽ lan rộng sang chân răng, thậm chí sang các răng khác kế cận, làm cho răng dễ lung lay và cách chữa trị duy nhất là nhổ bỏ răng.

Người bị suy giảm miễn dịch có khả năng tiến triển thành nhiễm trùng huyết do vi khuẩn tại ổ nhiễm trùng sẽ di chuyển vào hệ tuần hoàn, đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Sâu răng gây viêm nhiễm

Sâu răng gây viêm nhiễm

2.3. Các nguyên nhân khác

Ngoài 2 nguyên nhân chính trên, chân răng có mủ còn có thể xảy ra bởi các nguyên nhân như:

Viêm khớp thái dương hàm

– Răng mọc lệch

– Tác dụng phụ của thuốc

– Người bệnh tiểu đường

– Do thay đổi nội tiết

– Người suy giảm miễn dịch

3. Cách trị mủ chân răng tại nhà

Ngoài việc lựa chọn thuốc Tây để điều trị viêm lợi có mủ, người bệnh có xu hướng lựa chọn mẹo chữa dân gian tại nhà. Bởi phương pháp này lành tính, an toàn hơn. Tham khảo ngay các cách trị chân răng có mủ tại nhà dưới đây.

3.1. Trị chân răng có mủ tại nhà với gừng

Gừng là nguyên liệu được dùng làm gia vị trong thức ăn hàng ngày, giúp khử mùi hôi tanh và làm dậy mùi cho món ăn. Hơn nữa, gừng có tính ấm nên làm ấm bụng sau khi ăn.

Sử dụng gừng trong điều trị bệnh răng miệng, cụ thể là chân răng có mủ (2) là cách được nhiều người quan tâm. Gừng có chứa chất chống khuẩn, kháng viêm, giúp làm sạch khoang miệng, giảm mùi hôi khó chịu và cải thiện sưng, viêm.

Cách thực hiện:

– Dùng một củ gừng tươi, gọt vỏ rửa sạch và thái lát mỏng

– Vệ sinh răng miệng, sau đó dùng lát gừng đắp lên vùng bị sưng

– Khoảng 5 – 10 phút sau dùng nước ấm để súc miệng lại

– Bạn có thể hãm trà gừng uống để bổ sung thêm dưỡng chất từ bên trong, tăng sức đề kháng

– Lưu ý không đắp lát gừng quá lâu, kiên trì thực hiện hàng ngày, không đắp nhiều lần, chỉ dùng 2 – 3 lần là vừa đủ

cách trị mủ chân răng tại nhà

Trị chân răng có mủ tại nhà với gừng

3.2. Lá kinh giới trị chân răng có mủ

Lá kinh giới từ lâu đã được dùng để làm thuốc trong điều trị nhiều vấn đề về sức khỏe. Trong lá kinh giới có chứa chất giúp kháng viêm, giảm sưng hiệu quả, đặc biệt còn cải thiện tình trạng tích tụ dịch mủ.

Cách thực hiện:

– Hái 1 nắm lá kinh giới, ngâm cùng nước muối pha loãng, sau đó rửa thật sạch

– Cho lá vào ấm, thêm vào 1 chút muối

– Đổ nước vào đun trong 5 phút

– Chờ nước nguội, chắt lấy phần nước

– Sau khi đánh răng lấy nước lá kinh giới để súc miệng

– Áp dụng 2 – 3 lần mỗi ngày

3.3. Dùng tỏi trị viêm nướu có mủ

Tỏi là nguyên liệu để chế biến món ăn, ngoài ra còn là vị thuốc dùng trong hỗ trợ điều trị bệnh ngoài da, bệnh đường tiêu hóa, răng miệng,… Trong tỏi chứa các chất giúp kháng viêm, kháng khuẩn mạnh mẽ.

Cách thực hiện:

– Dùng vài tép tỏi, bóc vỏ và rửa sạch

– Đập dập hoặc nghiền nát

– Vệ sinh răng miệng, đắp tỏi lên vùng nướu sưng

– Giữ lại 5 – 10 phút rồi lấy nước sạch để súc miệng

– Không đắp tỏi quá lâu tránh làm nóng rát nướu đang tổn thương

Dùng tỏi trị viêm nướu có mủ

Dùng tỏi trị viêm nướu có mủ

3.4. Chữa chân răng có mủ bằng dầu tràm trà

Dùng tinh dầu tràm trà là cách trị chân răng có mủ tại nhà được nhiều người áp dụng. Trong tinh dầu chứa các chất giúp kháng khuẩn, loại bỏ mảng bám ở trên răng, nhất là chlorhexidine. Đây cũng là thành phần có trong nhiều loại sản phẩm chăm sóc răng miệng như kem đánh răng, nước súc miệng,…

Cách thực hiện:

– Nhỏ 3 – 4 giọt tinh dầu tràm trà vào cốc có 220ml nước ấm

– Khuấy đều, dùng hỗn hợp để súc miệng 30 giây, nhổ bỏ

– Thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày để cải thiện tình trạng viêm chân răng có mủ

3.5. Trị chân răng có mủ từ hoa cúc

Dùng hoa cúc chữa chân răng có mủ cũng là lựa chọn của nhiều người. Hoa cúc có tính mát, kháng khuẩn, giảm sưng viêm tốt. Ngoài ra, các chất có trong hoa cúc còn có công dụng làm sạch răng miệng, ngăn vi khuẩn phát triển và tấn công sâu hơn.

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị 5 bông hoa cúc còn tươi, ngâm với nước muối loãng cho hết tạp chất, sau đó rửa lại với nước sạch

– Cho hoa vào trong máy xay nhuyễn với một ít nước

– Lọc lấy phần nước cốt, chia thành 2 lần để uống hết trong ngày

– Bạn cũng có thể dùng hoa cúc khô hãm với nước sôi uống

3.6. Chữa chân răng có mủ với lá đinh hương

Lá đinh hương với hàm lượng tinh dầu cao có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn hiệu quả. Mùi hương dễ chịu, cay nhẹ.

Cách thực hiện:

– Dùng khoảng 5g lá đinh hương, rửa sạch, sấy khô và băm nhỏ

– Thấm nước vào miếng bông sạch, sau đó chấm vào lá đinh hương để lá bám trên bông nhiều nhất

– Vệ sinh răng miệng, nhét miếng bông vào vùng bị viêm lợi

– Sau 1 phút thì bỏ miếng bông ra, lấy nước súc miệng hoặc nước muối loãng súc miệng lại

3.7. Sử dụng nước xô thơm

Nước xô thơm dùng trong hỗ trợ điều trị nhiều vấn đề răng miệng, ví dụ như chân răng có mủ. Lá xô thơm có tính kháng khuẩn, giảm mảng bám trên răng, ngăn chặn viêm nhiễm nghiêm trọng hơn.

Cách thực hiện:

– Sử dụng 25g xô thơm tươi, ngâm cùng với nước muối loãng

– Cho lá vào nồi nấu cùng với 300ml nước

– Đun sôi khoảng 5 – 10 phút rồi tắt bếp, chắt lấy nước, để nguội rồi bảo quản sử dụng dần

– Mỗi ngày súc miệng với nước lá xô thơm 2 – 3 lần

3.8. Chữa chân răng có mủ từ mật ong

Từ lâu, mật ong có vai trò thiết yếu trong việc tăng cường sức đề kháng, nhờ khả năng kháng khuẩn, khử trùng. Đồng thời còn giảm viêm, giảm sưng và chứa nhiều chất chống oxy hóa. Do đó mật ong hoàn toàn là lựa chọn đầu tay trong việc chữa chân răng có mủ (3), vừa hiệu quả mà lại an toàn và dễ thực hiện.

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị một cốc nhỏ mật ong

– Dùng tăm bông sạch chấm lượng vừa đủ mật ong rồi thoa vào vị trí chân răng có mủ

– Bạn cũng có thể ngậm mật ong trong tối thiểu 5 phút để đem lại kết quả tương tự

Chữa chân răng có mủ từ mật ong

Chữa chân răng có mủ từ mật ong

3.9. Trị chân răng có mủ bằng lá trầu

Lá trầu có chứa là chavicol, peta-phenol và hợp chất phenolic khác có công dụng kháng khuẩn và kháng nấm. Những hợp chất này giúp giảm sưng viêm và ức chế sự phát triển của vi khuẩn.

Cách thực hiện:

– Cách 1: Rửa sạch và giã nhuyễn lá trầu, sau đó đun với nước rồi để nguội. Dùng dung dịch này để súc miệng 2 lần mỗi ngày, mỗi lần trong 5 – 10 phút

– Cách 2: Giã nhuyễn lá trầu cùng với muối, sau đó ngâm cùng rượu trắng trong 15 phút và lấy nước. Lấy dung dịch này để súc miệng như trên

– Cách 3: Đắp trực tiếp lá trầu đã được rửa sạch và giã nhuyễn vào vùng lợi viêm trong 30 phút

3.10. Súc miệng với tinh dầu sả

Súc miệng với tinh dầu sả giúp đánh bay nhẹ nhàng các mảng bám chân răng. Đặc biệt, tinh dầu sả còn có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn tự nhiên, chống lại tình trạng chân răng có mủ, ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan gây biến chứng nguy hiểm cho răng miệng.

Cách thực hiện:

– Lấy 3 giọt tinh dầu sả pha loãng cùng 250ml nước ấm, khuấy đều

– Lấy dung dịch vừa pha súc miệng liên tục vài lần, mỗi lần trong 30 giây

– Nhổ ra và dùng nước ấm để súc lại miệng cho sạch

– Thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày

Súc miệng với tinh dầu sả

Súc miệng với tinh dầu sả

4. Lưu ý khi trị chân răng có mủ tại nhà

Khi áp dụng mẹo dân gian chữa chân răng có mủ tại nhà, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

– Viêm chân răng đã hình thành dịch mủ, khiến nướu nhạy cảm hơn. Vì thế, việc điều trị cần thận trọng, tránh vỡ ổ mủ khiến vi khuẩn lan rộng

– Dựa vào tình trạng viêm để đưa ra phương án điều trị phù hợp. Nếu viêm nhiễm nặng, bạn cần đến bệnh viện để đảm bảo an toàn

– Điều trị tại nhà mang tính tạm thời, không loại bỏ được hoàn toàn được nguyên nhân gốc rễ gây viêm. Vì thế, bạn cần theo dõi và tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh để việc điều trị đạt hiệu quả tốt

– Phương pháp tại nhà dùng nguyên liệu lành tính, bạn cần kiên trì áp dụng trong thời gian nhất định, không nên quá lạm dụng và nóng vội

– Kết hợp mẹo chữa tại nhà với việc chăm sóc răng miệng đúng cách. Vệ sinh răng hàng ngày, tránh chải răng mạnh làm tổn thương nướu

– Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, ưu tiên thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin, uống nhiều nước,…

Trên đây là các cách trị mủ chân răng tại nhà mà bạn có thể tham khảo và lựa chọn. Cách chữa tại nhà giúp hỗ trợ giảm triệu chứng, ngăn viêm nhiễm lan rộng. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên kết hợp thăm khám để theo dõi tiến độ phục hồi của nướu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề cách trị mủ chân răng tại nhà
Lợi ở chân răng bị rách: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục

Lợi ở chân răng bị rách: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục

Lợi ở chân răng bị rách thường kèm theo những cơn đau nhức dai dẳng nên chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt hàng ngày. Vậy

Ngày 05/03/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Bác sĩ tư vấn cách chữa tụt lợi hiệu quả, không tái phát

Bác sĩ tư vấn cách chữa tụt lợi hiệu quả, không tái phát

Cách chữa tụt lợi an toàn, hiệu quả đang là vấn đề khiến bạn đau đầu? Tình trạng này kéo dài không chỉ khiến hàm răng không ngừng ê

Ngày 19/02/2024 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Cách chữa viêm lợi viêm chân răng an toàn và hiệu quả

Cách chữa viêm lợi viêm chân răng an toàn và hiệu quả

Viêm lợi, viêm chân răng là tình trạng răng miệng mà ai cũng có thể mắc phải, với những biểu hiện như sưng đỏ, chảy máu chân răng. Nếu

Ngày 16/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Răng bị gãy còn chân răng ảnh hưởng thế nào, cách khắc phục

Răng bị gãy còn chân răng ảnh hưởng thế nào, cách khắc phục

Răng bị gãy còn chân răng có thể xảy ra do lực tác động mạnh khi tai nạn giao thông, tai nạn lao động, va chạm mạnh trong quá trình

Ngày 26/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Ngứa chân răng: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Ngứa chân răng: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Implant, bọc răng sứ 

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Nang chân răng là gì, dấu hiệu và cách điều trị bệnh lý dứt điểm

Nang chân răng là gì, dấu hiệu và cách điều trị bệnh lý dứt điểm

Nang chân răng là một bệnh lý về răng miệng khá phổ biến. Nếu như không được điều trị, các khối nang sẽ càng ngày càng phát triển về

Ngày 20/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh